Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Hồng Liên - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Mô vú đặc được phát hiện trên nhũ ảnh. Phụ nữ có mô vú đặc có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn người bình thường. Mô vú đặc cũng khiến việc sàng lọc ung thư vú trở nên khó khăn hơn.
1. Mô vú đặc là gì?
Mô vú bao gồm các tuyến sữa, ống dẫn sữa, mô nâng đỡ (mô vú đặc) và mô mỡ (mô vú không đặc). Quan sát trên nhũ ảnh, phụ nữ có bộ ngực lớn có mô vú đặc dày hơn mô mỡ.
Mô vú đặc được quan sát và phát hiện dựa trên nhũ ảnh. Đó là một phát hiện bình thường hay gặp. Trên hình chụp nhũ ảnh, mô vú không màu, tối và trong suốt. Mô vú đặc xuất hiện dưới dạng một vùng trắng đặc trên nhũ ảnh, khiến cho việc nhìn xuyên qua khó khăn.
Trắc nghiệm: Những lầm tưởng và sự thật về ung thư vú
Ung thư vú có tỷ lệ tử vong cao nhất ở nữ giới khiến họ rất lo sợ bản thân mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, không ít chị em có những hiểu biết thái quá về ung thư vú. Thử sức cùng bài trắc nghiệm sau sẽ giúp bạn loại bỏ được những nghi ngờ không đúng về căn bệnh này.
Bài dịch từ: webmd.com
2. Xác định mô vú đặc bằng cách nào?
Các bác sĩ X-quang phân tích hình ảnh chụp X-quang tuyến vú nhằm xác định tỷ lệ của mô không đặc với mô đặc để kết luận mức độ đặc của vú. Các mức mật độ vú được mô tả bằng cách sử dụng một hệ thống báo cáo kết quả được gọi là Hệ thống dữ liệu và báo cáo hình ảnh vú (BI-RADS). Chúng thường được ghi lại trong báo cáo chụp X-quang tuyến vú bằng cách sử dụng các chữ cái, bao gồm:
- A: Mô vú chứa phần lớn là chất béo: Kết quả này chỉ ra rằng ngực gần như chỉ chứa các mô mỡ. Khoảng 1 trong 10 phụ nữ có kết quả này
- B: Mô vú phân tán rải rác: Kết quả này cho thấy một số khu vực có mô vú được phân tán rải rác, phần lớn các mô vú là không đặc. Khoảng 4 trong 10 phụ nữ có kết quả này
- C: Mật độ không đồng nhất: Chỉ ra rằng có một số vùng mô không đặc, nhưng phần lớn các mô vú là đặc. Khoảng 4 trong 10 phụ nữ có kết quả này
- D: Cực kỳ đặc: Cho thấy gần như tất cả các mô vú đều đặc. Khoảng 1 trong 10 phụ nữ có kết quả này.
Nhìn chung, phụ nữ có bộ ngực được phân loại là không đồng nhất hoặc cực kỳ đặc được coi là có bộ ngực đặc. Khoảng một nửa số phụ nữ trải qua chụp X-quang tuyến vú có mô vú đặc.
3. Nguyên nhân gây ra mô vú đặc
Nguyên nhân một số phụ nữ có nhiều mô vú đặc trong khi những người khác thì không vẫn chưa được làm rõ. Bạn có thể có bộ ngực dày hơn khi:
- Trẻ tuổi: Mô vú có xu hướng trở nên ít dày đặc hơn khi già đi, mặc dù một số phụ nữ có thể có mô vú dày đặc ở mọi lứa tuổi
- Có chỉ số khối lượng cơ thể thấp: Phụ nữ có ít mỡ trong cơ thể có nhiều khả năng có mô vú đặc hơn so với phụ nữ béo phì
- Dùng liệu pháp hormone cho thời kỳ mãn kinh: Phụ nữ dùng liệu pháp hormone kết hợp để làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng mãn kinh có nhiều khả năng có bộ ngực dày hơn các phụ nữ bình thường khác.
4. Tại sao xác định mô vú đặc quan trọng?
Bộ ngực dày ảnh hưởng đến bạn theo hai cách:
- Tăng nguy cơ mắc ung thư vú không được phát hiện khi chụp X-quang tuyến vú, vì mô vú đặc có thể che giấu các căn bệnh ung thư tiềm tàng
- Tăng nguy cơ ung thư vú, mặc dù các bác sĩ không chắc chắn tại sao.
5. Các xét nghiệm sàng lọc ung thư vú
5.1 Chụp X-quang tuyến vú
Hầu hết các tổ chức y tế khuyên phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú nên chụp X-quang tuyến vú thường xuyên bắt đầu ở tuổi 40 và thực hiện lặp lại sàng lọc hàng năm.
Phụ nữ có bộ ngực dày mặc dù không có yếu tố nguy cơ ung thư vú khác, vẫn được coi là có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn mức trung bình. Sàng lọc ung thư vú hàng năm có ý nghĩa quan trọng với những người này.
Mô vú đặc làm cho việc quan sát hình ảnh tuyến vú trở nên khó khăn hơn, vì ung thư và mô vú đặc đều xuất hiện với một màu trắng trên hình chụp nhũ ảnh. Ngực rất dày có nguy cơ mắc ung thư vú nhưng rất khó phát hiện dựa trên nhũ ảnh.
Mặc dù lo ngại về việc phát hiện ung thư ở những người có mô vú đặc, chụp X-quang tuyến vú vẫn là công cụ sàng lọc hiệu quả. Loại hình X-quang tuyến vú phổ biến nhất - chụp nhũ ảnh kỹ thuật số, giúp lưu hình ảnh của bộ ngực dưới dạng tệp kỹ thuật số thay vì phim và cho phép phân tích chi tiết hơn. Kỹ thuật này có hiệu quả hơn trong việc tìm ra ung thư ở mô vú đặc so với công nghệ chụp nhũ ảnh phim cũ.
5.2 Các xét nghiệm khác
Các xét nghiệm bổ sung để sàng lọc ung thư vú có thể bao gồm:
- Chụp X-quang tuyến vú 3 chiều: Sử dụng tia X để thu thập nhiều hình ảnh của vú từ nhiều góc độ. Các hình ảnh được tổng hợp bởi một máy tính để tạo thành hình ảnh 3 chiều của vú. Nhiều trung tâm chụp quang tuyến vú đang chuyển đổi để kết hợp chụp X-quang 3 chiều như một phần của công nghệ chụp X-quang chuẩn
- MRI vú: MRI sử dụng nam châm để tạo ra hình ảnh của vú. MRI không sử dụng bức xạ. MRI vú được khuyến cáo cho những phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú rất cao, chẳng hạn như những người có đột biến gen làm tăng nguy cơ bị ung thư
- Siêu âm vú: Siêu âm sử dụng sóng âm để phân tích mô vú. Siêu âm chẩn đoán thường được sử dụng để rà soát các khu vực đáng lo ngại được phát hiện trên nhũ ảnh
- Chụp MRI vú phân tử: MBI, còn được gọi là hình ảnh gamma đặc trưng cho vú, sử dụng một camera đặc biệt (camera gamma) ghi lại hoạt động của chất đánh dấu phóng xạ. Chất đánh dấu được tiêm vào tĩnh mạch ở cánh tay. Mô bình thường và mô ung thư phản ứng khác nhau với chất đánh dấu, có thể nhìn thấy trong các hình ảnh được tạo ra bởi máy ảnh gamma. MBI được thực hiện mỗi năm ngoài việc chụp X-quang tuyến vú hàng năm.
Thử nghiệm nào cũng có ưu và nhược điểm. Mặc dù mỗi xét nghiệm được chứng minh là tìm thấy nhiều bệnh ung thư vú hơn so với chụp X-quang tuyến vú, nhưng không có xét nghiệm hình ảnh mới nào trong số này được chứng minh là làm giảm nguy cơ tử vong do ung thư vú, như đã được thực hiện với chụp X-quang tuyến vú phim tiêu chuẩn.
Khoa Chẩn đoán hình ảnh của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với máy siêu âm vú 3D và chụp MRI thế hệ mới cùng đội ngũ chuyên gia bác sĩ có kinh nghiệm và kỹ năng tốt. Khách hàng thăm khám định kỳ vui lòng đến trực tiếp hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp cho khách hàng gói tầm soát ung thư vú với các phương pháp siêu âm tuyến vú 2 bên, chụp X-quang tuyến vú để kiểm tra, tầm soát bệnh lý.
Với gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán và phẫu thuật ung thư vú, PGS.TS.BS. Mikael Hartman hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng Ung thư, kiêm Giám đốc Chương trình Ung thư Vú tại Hệ thống Y tế Vinmec sẽ trực tiếp thăm khám và phẫu thuật cho bệnh nhân.
Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.
XEM THÊM:
- 3 biện pháp sàng lọc ung thư vú cho kết quả chính xác cao
- Ung thư vú: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng tránh và điều trị
- Tại sao bạn cần chụp MRI vú?