Nhóm máu B cho và nhận từ nhóm máu nào?

Có nhiều nhóm máu trong dân số bao gồm ABO, Rh, Kidd, Kell,... Quan trọng nhất trong số này là ABO và RhD. Truyền máu không tương thích ABO có thể dẫn đến các phản ứng truyền máu nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong. Vậy nếu bạn có nhóm máu B thì nhóm máu B truyền được cho nhóm máu nào, vì sao?

1. Phân biệt các nhóm máu trong hệ ABO

Nhóm máu ABO là nhóm máu quan trọng nhất trong tất cả các hệ thống nhóm máu. Hệ thống nhóm máu ABO, phân loại máu người dựa trên các đặc tính di truyền của tế bào hồng cầu (hồng cầu) được xác định bởi sự có mặt hay vắng mặt của các kháng nguyên A và B, được mang trên bề mặt của các tế bào hồng cầu. Do đó, những người có thể có nhóm máu A, nhóm B, nhóm O hoặc nhóm máu AB.

  • Nhóm máu A: Bề mặt của hồng cầu chứa kháng nguyên A, và huyết tương có kháng thể kháng B.
  • Nhóm máu B: Bề mặt của hồng cầu chứa kháng nguyên B, và huyết tương có kháng thể kháng A.
  • Nhóm AB: Tế bào hồng cầu có cả kháng nguyên A và B, nhưng huyết tương không chứa kháng thể kháng A hoặc kháng B.
  • Nhóm O: Huyết tương chứa cả kháng thể kháng A và kháng B, nhưng bề mặt của các tế bào hồng cầu không chứa bất kỳ kháng nguyên A hoặc B nào.

Nhóm máu B trong sơ đồ truyền máu của hệ thống nhóm máu ABO
Nhóm máu B trong sơ đồ truyền máu của hệ thống nhóm máu ABO

2. Nhóm máu B nhận được nhóm máu nào?

Nguyên tắc truyền máu là không để kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau trong cơ thể. Do đó, những người có nhóm máu B có thể truyền máu cho những người có cùng nhóm máu B, hoặc cho những người có nhóm máu AB. Những người có máu B cũng có thể nhận truyền máu từ người cho có nhóm máu O.

Nếu ai đó có kháng nguyên nhóm B nhận được tế bào hồng cầu từ người có kháng nguyên nhóm A, cơ thể họ sẽ khởi động phản ứng miễn dịch và từ chối việc truyền máu. Kháng thể kháng A trong huyết tương của người nhận sẽ tấn công và phá hủy các tế bào hồng cầu của người hiến tặng kháng nguyên A.

Khi huyết tương của người nhận tấn công và phá hủy các tế bào của người hiến tặng, máu có thể vón cục hoặc ngưng kết. Điều này có thể dẫn đến cục máu đông, gây tắc nghẽn mạch máu. Nếu chúng bị vỡ, hemoglobin có thể bị rò rỉ ra ngoài và điều này có thể gây độc.

Các tác dụng phụ khác có thể xảy ra nếu truyền sai nhóm máu bao gồm phản ứng dị ứng và phản vệ. Trong một số trường hợp, cơ thể có thể đối phó, nhưng những trường hợp khác có thể nguy hiểm đến tính mạng. Một số phản ứng xảy ra ngay lập tức, trong khi những phản ứng khác có thể mất đến 28 ngày.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe