Đặc tính và các kết cấu của mạch máu sẽ bị phá vỡ nếu các nhóm máu được kết hợp không đúng nhóm tương thích. Cơ thể chúng ta có các nhóm máu chính bao gồm A, B, AB, O. Vì vậy việc nhận định đúng nhóm máu và cho nhận máu đóng vai trò quan trọng trong việc tránh những rủi ro cho nhận sai nhóm máu gây ảnh hưởng tới người nhận. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về các nhóm máu đặc biệt nhóm máu O và những nguyên tắc trong truyền máu với nhóm máu O.
1. Đặc điểm nhóm máu O và nguyên tắc truyền máu
Trong hệ thống nhóm máu hiện nay được phân loại dựa trên nguyên tắc xác định sự có mặt của thành phần kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu. Những kháng nguyên hồng cầu thường mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bởi vì những kháng nguyên này có khả năng giúp hệ miễn dịch phát hiện những kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể hoặc có thể các yếu tố nguy hại xảy ra trong trường hợp máu truyền không tương tích.
Khoa học hiện tại đã phát hiện được khoảng hơn 30 hệ nhóm máu nhưng nhóm ABO và RH(D) được xem như hai nhóm máu vô cùng quan trọng bởi tính chất sinh miễn dịch của nhóm máu này. Nhóm máu O được biết đến như nhóm máu phổ biến trong hệ nhóm máu ABO. Trong dân số Việt Nam theo thống kê ước tính thì nhóm máu O chiếm khoảng 42% dân số, và nhóm máu O+ chiếm phần chủ yếu. Nhóm máu O có thể cho được nhóm máu nào trong hệ nhóm máu? Do đặc tính của nhóm máu O không có kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu vì thế nhóm O có thể truyền cho những người thuộc cả bốn nhóm máu trong hệ máu ABO và không có bất kỳ phản ứng nào xảy ra khi thực hiện truyền máu.
Tại sao nhóm máu O chỉ cho mà không nhận? Do nhóm máu O không có kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu nên có khả năng truyền cho tất cả các nhóm máu còn lại. Vì thế, nhóm máu O cũng luôn được ưu tiên dự trữ do có thể sử dùng để truyền máu trong trường hợp khẩn cấp với những đối tượng chưa xác định được nhóm máu. Vậy, nhóm máu O có thể nhận được nhóm máu nào trong hệ nhóm máu? Với những người thuộc nhóm máu O thì sẽ rất khó nhận máu khác vì nhóm máu O chỉ tương thích khi được truyền từ người có nhóm máu O.
Ngoài ra, nhóm máu còn có đặc điểm liên quan đến tính cách của mỗi người. Nhiều nghiên cứu thực hiện để xác định vấn đề liên quan đến truyền máu cho thấy nhóm máu có ảnh hưởng lớn đến tính cách cũng như sức khỏe của người sở hữu nhóm máu đó. Mặc dù, những cơ chế ảnh hưởng này chưa được nghiên cứu chuyên sâu nhiều nhưng về mặt lý thuyết cũng đã được các nhà nghiên cứu công nhận.
Về mặt sức khỏe, những người nhóm máu O do trên hồng cầu không có kháng thể nên khả năng nhận diện các tác nhân lạ từ bên ngoài hoặc có phản ứng chống lại những tác nhân lạ chậm hơn. Vì vậy, những người có nhóm máu O thường dễ mắc bệnh liên quan đến nhiễm trùng như virus, vi khuẩn, hoặc các bệnh bị mắc có thể tiến triển trở nặng hơn chẳng hạn như tả, lao, quai bị... hoặc bệnh loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP gây ra cũng thường xuất hiện ở người có nhóm máu O.
Những người thuộc nhóm máu O còn có thể có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch hoặc ung thư so với những người có nhóm máu khác. Ngược lại, các bệnh liên quan đến rối loạn nhận thức hoặc bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn cũng ít ảnh hưởng mạnh mẽ đến những người có nhóm máu O.
Nhóm máu O có thể ảnh hưởng không nhiều đến cuộc sống của bạn, nhưng nếu bạn thực hiện lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân bằng sẽ giúp cho những người có nhóm máu này phòng ngừa bệnh tật và nâng cao sức khoẻ của cơ thể.
2. Cách nhận biết nhóm máu O
Có nhiều cách giúp phân biệt nhóm máu O Rh+ và O Rh-:
- Xét nghiệm máu: Phương pháp này giúp xác định kháng thể bề mặt của hồng cầu nhằm xác định thông tin của nhóm máu O. Phương pháp này khá an toàn và nhanh chóng có kết quả chính xác. Bạn cũng có thể thực hiện phương pháp này khi hiến máu hoặc điều trị bệnh lý liên quan đến nhóm máu cũng như tính chất của máu.
- Kiểm tra tính di truyền. Nhóm máu trong mỗi cơ thể đều có tính chất di truyền, và người con chắc chắn sẽ có nhóm máu O khi cả hai bố mẹ đều thuộc nhóm máu này. Còn nếu một trong hai người bố hoặc mẹ thuộc nhóm máu O thì có thể cần phải xét nghiệm máu để có kết quả chính xác.
- Xét nghiệm nước bọt. Các kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu có thể xuất hiện trên mồ hôi và tuyến nước bọt. Số lượng thành phần này chiếm khoảng 80% và nếu như thực hiện xét nghiệm máu thì có thể sẽ gặp khó khăn. Nên bạn có thể thực hiện xét nghiệm nước bọt để kiểm tra độ chính xác.
- Bạn sử dụng công cụ thử máu để xác định nhóm máu. Hiện nay có khá nhiều dụng cụ thử máu tại gia đình và được thực hiện một cách nhanh chóng. Để thực hiện phương pháp này chỉ cần dựa trên 1ml mẫu máu, sau đó kiểm tra theo cách, các nhóm máu thuộc nhóm máu O để ngoài không khí, và sẽ khiến cho máu có hiện tượng vón cục.
Phân biệt hai nhóm thuộc nhóm máu O bao gồm O Rh+ và O Rh-. Cùng thuộc nhóm máu O nhưng thành phần của hai loại máu này có đặc điểm khá khác biệt. Nhóm máu O Rh- thuộc hệ nhóm máu có thành phần kháng nguyên tạo được tính sinh miễn dịch mạnh nhất trong tất các các hệ máu ngoài ABO. Tỷ lệ Rh có thể tùy thuộc vào chủng tộc và tỷ lệ Rh- được xem nhóm máu hiếm.
Những phụ nữ mang thai cần thực hiện xét nghiệm kháng nguyên Rh, thông qua đó giúp sàng lọc và phát hiện sự tương thích trong cơ thể của mẹ và thai nhi. Nếu người mẹ mang thai có Rh - và thai nhi Rh+ thì cơ thể mẹ có thể phản ứng với máu của thai nhi. Cơ thể người phụ nữ mang thai lúc này có thể sẽ tạo ra kháng nguyên chống lại nhóm Rh+ và gây nên các triệu chứng tán huyết từ thể nhẹ đến thể nặng. Ngoài ra, với việc không tương thích với Rh còn gây ra các vấn đề khó khăn trong những lần mang thai của người mẹ.
3. Những gợi ý về chế độ dinh dưỡng cho người nhóm máu O
Chế độ ăn được xây dựng không chỉ hợp lý mà còn thực hiện để phù hợp với từng nhóm máu. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chứng minh được rằng chế độ ăn hợp lý giúp cho những người mang nhóm máu O tăng cường sức khỏe tốt hơn. Ngoài ra, kể cả những người thuộc nhóm máu O hoặc các nhóm máu khác đều thực hiện một số nguyên tắc để có chế độ ăn tốt bao gồm:
- Chế độ ăn nên hạn chế hàm lượng đường và muối. Đường giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng nếu bạn sử dụng quá nhiều đường hoặc quá ít đường có thể khiến cho huyết áp của bạn sẽ không duy trì ở mức cân bằng. Những tác động này làm tăng nguy cơ bệnh lý cao hơn.
Đối với lượng muối trong chế độ ăn của người Việt nam cho thấy hàm lượng muối tiêu thụ thực tế thường cao hơn so với lượng muối được khuyến nghị. Và sử dụng nhiều muối nguyên nhân chính gây nên tình trạng phù nề hoặc cao huyết áp.... Vì vậy, bạn cần thực hiện giảm bớt lượng muối trong chế biến hoặc hạn chế các loại thực phẩm có hàm lượng muối nhiều như dưa muối, thịt nguội hoặc khoai tây chiên...
- Ưu tiên thực hiện các chế độ ăn bao gồm chất béo lành mạnh. Chất béo có hại có thể làm tăng nguy cơ các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hoá như mỡ máu, béo phì, giảm chuyển hóa cơ thể. Vì thế, bạn nên sử dụng những loại chất béo lành mạnh giúp nuôi dưỡng tim, tóc, các tế bào một cách tốt hơn.
Các chất béo lành mạnh thường chứa trong các loại thực phẩm như: bơ, dầu oliu, dầu lạc, dầu các loại hạt, hoặc các hạt bí ngô, hạnh nhân....đều chứa nhiều chất béo bão hoà đơn. Còn với những loại thực phẩm có nguồn gốc động vật bao gồm cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích... có chứa rất nhiều chất béo không bão hoà đa.
- Bạn nên sử dụng các loại tinh bột hoặc ngũ cốc thô. Ngũ cốc hoặc tinh bột có thể giàu chất chống oxy hóa, chống ung thư hoặc đôi khi cả các bệnh như đái tháo đường, hoặc các vấn đề liên quan đến sức khỏe của tim mạch. Những loại ngũ cốc thô hoặc tinh bột tốt có thể giúp cơ thể no lâu hơn, do tiêu hoá chậm và có thể giúp ổn định đường huyết tốt hơn.
Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn hiểu về nguyên tắc truyền máu với nhóm máu O.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.