Có rất nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn khác nhau sau quá trình điều trị ung thư vú, một trong số đó chính là phù bạch huyết. Tác dụng phụ này xảy ra khi việc di chuyển của hệ bạch huyết bị gián đoạn sau điều trị ung thư gây ra sưng các mô mềm hoặc phù bạch huyết. Vậy phù hạch bạch huyết có biểu hiện như thế nào?
1. Triệu chứng của phù bạch huyết sau ung thư vú
Phù bạch huyết sau ung thư vú thường có xu hướng xảy ra ở vùng ngực, vú hoặc cánh tay trong vài ngày điều trị hoặc sau vài năm. Triệu chứng điển hình nhất của phù bạch huyết là sưng tấy bất thường, có thể bắt đầu bằng cảm giác nặng nề trước. Các triệu chứng khác của phù bạch huyết gồm có:
- Đau tức;
- Tê bì;
- Cảm giác yếu, khó sử dụng cánh tay;
- Cảm giác da dày hơn;
- Da lở loét, nhiễm trùng, vết thương chậm lành.
2. Các yếu tố nguy cơ gây phù bạch huyết sau điều trị ung thư vú
Phù hạch bạch huyết có thể do một số phương pháp điều trị ung thư vú gây ra hoặc các yếu tố nguy cơ khác, cụ thể như sau:
- Loại bỏ các hạch bạch huyết: L một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra phù bạch huyết sau điều trị ung thư vú. Điều này đặc biệt đúng ở các trường hợp bóc tách toàn bộ hạch bạch huyết ở nách, bao gồm các hạch bạch huyết ở trước, sau và dưới cơ ngực bé hoặc hạch nách ở dưới cánh tay.
- Xạ trị hạch bạch huyết: Phương pháp xạ trị các hạch bạch huyết dưới cánh tay có thể gây ra sẹo và tắc nghẽn hệ thống bạch huyết dẫn tới phù hạch bạch huyết.
- Phẫu thuật đoạn nhũ hoặc các phẫu thuật vú khác: Phù bạch huyết có thể xảy ra khi có sự gián đoạn trong lưu thông của bạch huyết như khi các hạch bạch huyết bị loại bỏ trong quá trình phẫu thuật ung thư vú. Phù hạch bạch huyết sau phẫu thuật có thể xảy ra ở cả phẫu thuật bảo tồn vú.
- Ung thư trong các hạch bạch huyết: Khối u hình thành trong các hạch bạch huyết có thể chặn dòng chảy của chất lỏng bạch huyết.
- Mô sẹo: Các mô sẹo hình thành ở gần hạch bạch huyết có thể gây cản trở hệ thống bạch huyết. Mô sẹo có thể phát triển do phẫu thuật hoặc xạ trị.
- Mật độ vú: Mật độ vú thấp cũng có thể là yếu tố nguy cơ gây ra phù bạch huyết nghiêm trọng.
- Các yếu tố nguy cơ khác: Béo phì, nghiện thuốc lá, đái tháo đường, phẫu thuật ở vùng nách trước đó.
3. Điều trị phù bạch huyết sau ung thư vú như thế nào?
Hiện nay, chưa có cách điều trị đặc hiệu cho phù bạch huyết sau ung thư vú. Tuy nhiên, người bệnh có thể được điều trị để giảm sưng tấy, giảm nhẹ các triệu chứng và giữ cho bệnh không trở nên tồi tệ hơn. Điều trị phù bạch huyết có thể bao gồm các phương pháp sau:
- Băng thun áp lực: Là 1 dạng ống bọc đặc biệt vừa với cánh tay giúp lưu thông dòng chảy bạch huyết hiệu quả hơn.
- Tập luyện: Di chuyển cánh tay bị phù có thể làm giảm sưng nhờ việc dòng chảy bạch huyết được lưu thông.
- Vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu, xoa bóp có thể làm giảm sưng do phù bạch huyết.
- Bơm khí nén: Là một cơ chế bơm làm phồng một ống bọc được đeo trên.
- Giảm cân: Việc giảm trọng lượng cơ thể cũng có thể hữu ích trong điều trị phù bạch huyết.
Các phương pháp phẫu thuật có thể được cân nhắc:
- Mổ bắc cầu tĩnh mạch bạch huyết: Các mạch bạch huyết khác được kết nối với tĩnh mạch gần đó, từ đó tìm được lối ra cho dịch bạch huyết dư thừa
- Chuyển ghép hạch bạch huyết: Các mô sẹo gây cản trở lưu thông bạch huyết sẽ được loại bỏ sau đó các hạch bạch huyết khỏe mạnh được lấy từ Hút mỡ: da thừa và mô dưới da cánh tay sẽ được loại bỏ
Nếu phù bạch huyết do sự ảnh hưởng của khối ung thư thì việc điều trị ung thư vẫn là cần thiết nhất. Ngoài ra, nên tránh sử dụng cánh tay bị phù để đo huyết áp, lấy máu. Cố gắng giữ cho làn da sạch sẽ và chăm sóc ngay cả khi chỉ là những vết thương nhỏ.
4. Phòng ngừa phù hạch bạch huyết sau ung thư vú
Để phòng ngừa phù bạch huyết sau ung thư vú người bệnh có thể tham khảo một số lưu ý sau:
- Theo dõi ung thư vú ngay cả khi đã kết thúc điều trị.
- Tham gia vào các hoạt động thể chất thường xuyên và đảm bảo tập thể dục cho phần chi trên.
- Không sử dụng cánh tay bị ảnh hưởng để tiêm, lấy máu hoặc đo huyết áp.
- Điều trị ngay các vết bỏng, nhiễm trùng da hoặc vết thương ở tay.
- Không mặc quần áo quá chật hoặc bó sát vào vùng bị ảnh hưởng.
Phù bạch huyết là một tình trạng mãn tính, nếu không điều trị có khả năng tiến triển nguy hiểm. Do đó người bệnh nên đi khám ngay khi có các triệu chứng sau:
- Cảm giác đầy ở cánh tay;
- Sưng đáng kể cánh tay;
- Gặp khó khăn khi cử động cánh tay;
- Da ở bên bị ảnh hưởng có màu đỏ, ấm hoặc nứt;
- Thường xuyên bị nhiễm trùng cánh tay;
- Đau tay không rõ nguyên nhân.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: healthline.com