Người bị bệnh gút kiêng ăn gì?

Bệnh gút kiêng ăn gì là câu hỏi quan trọng đối với những người mắc căn bệnh này. Bệnh gút là một dạng viêm khớp do sự tích tụ axit uric, có thể được kiểm soát thông qua chế độ ăn uống phù hợp. Một số thực phẩm có thể làm tăng nồng độ axit uric và khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy bị gout kiêng ăn gì để tránh cơn đau bùng phát? 

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh gout

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh gút (gout) là tình trạng gia tăng nồng độ axit uric trong máu. Axit uric hình thành khi cơ thể phân giải purin - một loại hợp chất hóa học có mặt nhiều trong các thực phẩm như thịt, gia cầm và hải sản. Vì vậy, người bệnh cần nắm rõ bệnh gút kiêng ăn gì để có thể cải thiện tình trạng.

Thông thường, axit uric hòa tan trong máu và được loại bỏ khỏi cơ thể qua nước tiểu qua thận. Tuy nhiên, nếu cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric hoặc không bài tiết đủ, axit uric có thể tích tụ và tạo thành các tinh thể sắc nhọn. Những tinh thể này có thể dẫn đến viêm và đau ở các khớp cũng như mô xung quanh.

Một số yếu tố làm gia tăng nồng độ axit uric trong máu và dẫn đến bệnh gút (gout) bao gồm:

  • Tuổi tác: Bệnh gút thường gặp nhiều hơn ở người cao tuổi và rất ít xuất hiện ở trẻ em.
  • Giới tính: Đối với những người dưới 65 tuổi, nam giới có nguy cơ mắc bệnh gút cao gấp 4 lần so với nữ giới. Tỷ lệ này giảm còn gấp ba lần ở người trên 65 tuổi.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh gút, nguy cơ mắc bệnh của cá nhân đó có thể cao hơn.
  • Lối sống không lành mạnh: Việc tiêu thụ rượu có thể cản trở quá trình đào thải axit uric khỏi cơ thể. Ngoài ra, chế độ ăn chứa nhiều purin cũng góp phần làm tăng nồng độ axit uric. Cả hai yếu tố này đều có nguy cơ gây ra bệnh gút (gout).
  • Tiếp xúc với chì: Việc tiếp xúc thường xuyên với chì có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể, bao gồm một số thuốc lợi tiểu và các thuốc chứa salicylate.
  • Cân nặng: Người thừa cân, béo phì, hoặc có lượng mỡ nội tạng cao có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do ảnh hưởng gián tiếp của trọng lượng cơ thể.
  • Suy thận và các vấn đề khác về thận: Khi chức năng thận giảm, khả năng loại bỏ chất thải kém đi, dẫn đến việc nồng độ axit uric trong máu tăng cao và gây ra bệnh gút. 
Nhiều người thắc mắc “bệnh gút kiêng ăn gì” do tâm lý lo sợ làm nghiêm trọng tình trạng bệnh.
Nhiều người thắc mắc “bệnh gút kiêng ăn gì” do tâm lý lo sợ làm nghiêm trọng tình trạng bệnh.

2. Bệnh gút kiêng ăn gì?  

Chế độ ăn kiêng cho người bị bệnh gút (gout) có thể hỗ trợ quá trình giảm nồng độ axit uric trong máu. Dù không phải là phương pháp chữa trị nhưng chế độ ăn kiêng giúp giảm nguy cơ các cơn gút tái phát và làm chậm sự phát triển của tổn thương khớp. Vậy, bị gout kiêng ăn gì?  

2.1. Nội tạng

Người bị bệnh gút nên hạn chế tiêu thụ các loại thịt như gan, thận và các loại bánh mì ngọt vì các loại thực phẩm này chứa nhiều purin, làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Nội tạng có hàm lượng đạm cao làm tình trạng gout trở nên nghiêm trọng, dẫn đến sưng tấy và đau đớn hơn.

2.2.Thịt đỏ

Bệnh gút kiêng ăn gì? Hạn chế tiêu thụ các loại thịt đỏ như bò, dê, lợn,... vì các loại thực phẩm này sẽ làm tăng nồng độ acid uric trong máu. Tuy nhiên, người bệnh gout cũng không nên hoàn toàn loại bỏ thịt đỏ khỏi chế độ ăn uống vì thịt đỏ cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể hàng ngày. Thay vào đó, người bệnh nên ăn một lượng vừa phải để không làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

2.3. Hải sản

Một số loại hải sản như cá cơm, cá mòi và cá ngừ có mức purin cao hơn so với những loại khác. Tuy nhiên, cá vẫn cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe tổng thể so với rủi ro mang lại cho người mắc bệnh gút. Vì vậy, người bệnh chỉ cần giảm lượng cá nạp vào cơ thể. 

Bị gout kiêng ăn gì? Người bị bệnh gout kiêng ăn đồ ăn chế biến sẵn.
Bị gout kiêng ăn gì? Người bị bệnh gout kiêng ăn đồ ăn chế biến sẵn.

2.4. Các loại rau có nhiều purin

Một số nghiên cứu về vấn đề “bệnh gút kiêng ăn gì” cho thấy rau chứa nhiều purin như măng tây, su hào và cải xoăn,... không làm tăng nguy cơ hay gây ra các cơn gút tái phát. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên hạn chế những loại rau này trong chế độ ăn.

2.5. Rượu

Bia và rượu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút cũng như gây ra các cơn tái phát. Mặc dù việc uống một lượng nhỏ rượu vang không làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh nhưng người bệnh vẫn nên tránh tiêu thụ bia và rượu khi đang bị cơn gout tái phát và hạn chế trong chế độ ăn uống của mình.

2.6. Thức ăn và đồ uống có đường

Người mắc bệnh gút (gout) nên hạn chế hoặc tránh các thực phẩm chứa đường như ngũ cốc có đường, bánh mì ngọt và kẹo. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ nước trái cây ngọt tự nhiên cũng nên được giảm bớt.

2.7. Đồ ăn chế biến sẵn

Các món ăn chế biến sẵn như xúc xích, nem chua và lạp xưởng…sẽ làm tình trạng gút nên tồi tệ hơn. Để cải thiện tình hình, bị gout kiêng ăn gì? Người bệnh nên thay các loại thực phẩm này bằng thực phẩm tươi ngon và tự chế biến.

3. Người bị nên gout ăn những gì?

Ngoài “bệnh gút kiêng ăn gì”, người bệnh gout nên ưu tiên những thực phẩm sau để duy trì cân bằng dinh dưỡng:

  • Thường xuyên uống nước.
  • Cung cấp vitamin C cho cơ thể giúp giảm mức axit uric.
  • Cà phê: Một số nghiên cứu cho thấy việc uống cà phê điều độ, đặc biệt là loại có chứa caffeine sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Tuy nhiên, nếu có các vấn đề sức khỏe khác, người bệnh cần cân nhắc trước khi tiêu thụ nhiều cà phê.
  • Yến mạch và ngũ cốc.
  • Trà xanh. 
Bổ sung vitamin C là câu trả lời cho câu hỏi bệnh gout nên ăn gì, ngoài thắc mắc “bị gout kiêng ăn gì”.
Bổ sung vitamin C là câu trả lời cho câu hỏi bệnh gout nên ăn gì, ngoài thắc mắc “bị gout kiêng ăn gì”.

Trên đây là các thông tin quan trọng về vấn đề “bệnh gút kiêng ăn gì”. Tuy nhiên, bên cạnh việc tuân thủ chế độ ăn theo “bị gout kiêng ăn gì”, người bệnh vẫn cần kết hợp sử dụng thuốc để giảm đau và kiểm soát nồng độ axit uric nhằm phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe