Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Như Tú và Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Hồng Vũ - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Đối với nhiều phụ nữ thì mô vú dày đặc là một cái tên còn khá xa lạ và khó hiểu. Trên thực tế mô vú dày đặc là rất thường gặp, và chụp nhũ ảnh luôn mang lại những lợi ích nhất định. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.
1. Mô vú dày đặc là gì?
Bình thường vú của con người được cấu tạo bởi các tiểu thùy, các ống dẫn, các mô xơ liên kết và các mô mỡ:
- Các tiểu thùy sản xuất sữa và thường được gọi dưới cái tên mô tuyến.
- Các ống dẫn là các ống nhỏ giữ vai trò đưa sữa từ các tiểu thùy tới đầu vú.
- Các mô xơ và mô mỡ là thành phần tạo nên hình dạng và kích thước của vú, đồng thời cố định các thành phần bên trong của vú.
Mô vú dày đặc là thuật ngữ để miêu tả một tình trạng tương quan giữa mật độ của các thành phần của mô vú quan sát được trên kết quả chụp X quang tuyến vú. Mô vú dày đặc có số lượng mô tuyến và mô xơ liên kết (mô đặc) khá lớn, trong khi đó mô mỡ (mô không đặc) lại tương đối ít. Mô vú dày đặc là hoàn toàn bình thường, không phải bệnh lí.
Chỉ có duy nhất chụp X quang tuyến vú mới có thể cho biết một phụ nữ có mô vú dày đặc hay không (khám vú lâm sàng bởi bác sĩ chuyên khoa hoặc tự thăm khám vú không thể phát hiện ra mô vú dày đặc; cảm giác về vú, kích thước của vú không liên quan tới tình trạng mô vú dày đặc).
Có khoảng một nửa số phụ nữ từ 40 tuổi trở lên chụp X quang tuyến vú nhận được kết quả mô vú dày đặc. Mô vú dày đặc thường có yếu tố di truyền, nhưng các yếu tố khác cũng có thể có ảnh hưởng. Các yếu tố có liên hệ với mô vú ít đặc hơn bao gồm sự gia tăng tuổi tác, có con, và sử dụng tamoxifen. Các yếu tố có liên hệ với mô vú đặc hơn bao gồm sử dụng liệu pháp nội tiết tố thay thế hậu mãn kinh và có chỉ số khối cơ thể (body mass index - BMI) thấp.
2. Mô vú như thế nào được coi là dày đặc?
Các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh sẽ đọc kết quả chụp X quang tuyến vú và phân nhóm mật độ vú. Kết quả mật độ của vú được dựa trên tiêu chuẩn của Hệ thống báo cáo và dữ liệu chẩn đoán hình ảnh về vú (Breast Imaging Reporting and Data System - BI-RADS) do Đại học Điện quang Hoa Kỳ (American College of Radiology - ACR) phát triển. Mật độ của vú trên kết quả chụp X quang tuyến vú được phân thành 4 mức độ, kí hiệu bằng các chữ cái A, B, C, D, cụ thể là:
- A: mô không đặc chiếm gần như toàn bộ vú (almost entirely fatty); khoảng 10% phụ nữ có kết quả này.
- B: rải rác các vùng xơ tuyến (scattered areas of fibroglandular density), nghĩa là xuất hiện rải rác một số khu vực mô vú đặc, nhưng phần lớn vú vẫn là mô không đặc. Có khoảng 40% phụ nữ có kết quả này.
- C: mật độ không đồng nhất (heterogeneously dense), nghĩa là vẫn có những khu vực của vú là mô không đặc, nhưng phần lớn là mô đặc. Có khoảng 40% phụ nữ có kết quả này.
- D: mật độ dày đặc (extremely dense), nghĩa là gần như toàn bộ vú là mô đặc. Có khoảng 10% phụ nữ có kết quả này.
Thông thường, nếu kết quả được phân loại là mật độ không đồng nhất (C), hoặc mật độ dày đặc (D) thì được coi là mô vú dày đặc, và có khoảng một nửa số phụ nữ chụp X quang tuyến vú sẽ có kết quả mô vú dày đặc.
Trắc nghiệm: Những lầm tưởng và sự thật về ung thư vú
Ung thư vú có tỷ lệ tử vong cao nhất ở nữ giới khiến họ rất lo sợ bản thân mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, không ít chị em có những hiểu biết thái quá về ung thư vú. Thử sức cùng bài trắc nghiệm sau sẽ giúp bạn loại bỏ được những nghi ngờ không đúng về căn bệnh này.
Bài dịch từ: webmd.com
3. Nếu đã phát hiện mô vú dày đặc, liệu sau này chụp nhũ ảnh có còn cần thiết và mang lại hiệu quả hay không?
Dù đã biết là mô vú dày đặc nhưng thực hiện chụp X quang tuyến vú sau này vẫn cần thiết. Mô vú dày đặc tuy có gây ảnh hưởng nên việc phát hiện ung thư, nhưng đa số ung thư vú vẫn được phát hiện trên kết quả chụp X quang tuyến vú. Do đó chụp X quang tuyến vú vẫn giữ vai trò rất quan trọng.
4. Mô vú dày đặc ảnh hưởng nên việc đọc kết quả chụp nhũ ảnh như thế nào?
Mô vú dày đặc xuất hiện trên kết quả chụp X quang tuyến vú với màu trắng, và các thay đổi bất thường của vú (vôi hóa, khối u,...) trông cũng giống như vậy. Chính điều này làm cho việc phát hiện các bất thường trở nên khó khăn hơn, các dấu hiệu của ung thư có thể bị che lấp. Và cũng vì vậy mà phụ nữ có mô vú dày đặc đôi khi phải làm thêm một số xét nghiệm theo dõi khác.
5. Mô vú dày đặc có liên quan gì với ung thư?
Phụ nữ có mô vú dày đặc có nguy cơ cao hơn xuất hiện ung thư vú, so với những phụ nữ vú có nhiều mô mỡ. Càng nhiều mô vú đặc, nguy cơ càng tăng lên. Việc khó đọc kết quả chụp nhũ ảnh đã nói ở trên độc lập với nguy cơ hình thành và phát triển ung thư vú.
6. Những phụ nữ mắc ung thư vú mà có mô vú dày đặc liệu có tử vong nhiều hơn không?
Không, các nghiên cứu đã tiến hành đều cho thấy ung thư vú trên phụ nữ có mô vú dày đặc không làm tăng nguy cơ tử vong liên quan tới ung thư vú, so với những phụ nữ có vú nhiều mô mỡ bị ung thư (các yếu tố nguy cơ sức khỏe khác và tính chất của khối u đều đã được tính đến).
7. Những phụ nữ có mô vú dày đặc có cần làm thêm những sàng lọc ung thư vú khác không?
Theo Tuyên bố khuyến cáo cuối cùng về sàng lọc ung thư vú (Final Recommendation Statement on Breast Cancer Screening) của Ủy ban các dịch vụ dự phòng Hoa Kỳ (United States Preventive Services Task Force), giá trị của các xét nghiệm, kỹ thuật sàng lọc khác, chẳng hạn như siêu âm hay cộng hưởng từ (magnetic resonance imaging - MRI) đối với những phụ nữ có mô vú dày đặc hiện vẫn còn chưa rõ ràng. Các thử nghiệm lâm sàng vẫn đang tiếp tục được thực hiện để đánh giá vai trò của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh bổ sung đối với mô vú dày đặc.
Bất kì phụ nữ nào thuộc nhóm nguy cơ cao (dựa trên các yếu tố như đột biến di truyền, tiền sử gia đình có nhiều người bị ung thư vú, và các yếu tố khác) nên được thực hiện chụp cộng hưởng từ bên cạnh chụp X quang tuyến vú hàng năm.
Tại hệ thống các Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các trang thiết bị hiện đại: Máy chụp vú thế hệ mới, máy siêu âm độ phân giải cao - đặc biệt máy siêu âm 3D Invenia "" ABUS phát hiện được các tổn thương thường bị bỏ sót khi chụp vú ở người trẻ tuổi có tổ chức vú đặc.
Quy trình khám sàng lọc ung thư vú tại Vinmec bao gồm:
A. Khám lâm sàng: Khách hàng được các bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thăm khám.
B. Sử dụng 2 phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại và độ chính xác cao: Chụp X quang vú (mammography) và siêu âm tuyến vú.
Đặc biệt các trường hợp phụ nữ trẻ có tuyến vú dày; hoặc kết quả siêu âm, chụp vú có nghi ngờ sẽ được kiểm tra thêm bằng các phương tiện đặc biệt: Chụp cộng hưởng từ vú, siêu âm vú bằng hệ thống siêu âm 3D Invenia " ABUS tiên tiến nhất hiện nay.
Các trường hợp có nguy cơ cao (có yếu tố gia đình hoặc bản thân) sẽ được tư vấn làm xét nghiệm phân tích đột biến gen BRCa 1,2 (khi đột biến có nguy cơ gây ung thư vú, buồng trứng...)
C. Kết quả sẽ được chuyển tận nhà khách hàng, kèm theo tư vấn cụ thể về tình trạng của mỗi người.
Bài viết tham khảo nguồn: cancer.gov và cancer.org
Tiến sĩ Trần Như Tú với kinh nghiệm trên 20 năm, trong đó 3 năm làm Phó trưởng Khoa cận lâm sàng - Bệnh viện Hòa Vang, 16 năm làm Phó khoa Chẩn đoán hình ảnh tại Bệnh viện Đà Nẵng, 4 năm làm Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh tại bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng; Tiến sĩ Tú chẩn đoán chính xác, giảm tối thiểu sai sót dựa trên các hình ảnh thu được, sẵn sàng phục vụ bệnh nhân 24/24 trong các trường hợp khẩn cấp, cấp cứu.
Tiến sĩ Tú từng được tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nước như: Cao học Chẩn đoán hình ảnh, Nghiên cứu sinh Chẩn đoán hình ảnh tại Đại học Y Hà Nội, Chẩn đoán hình ảnh tại CHU Reims – Pháp, Điện quang can thiệp tại Winterthur hospital - Thụy Sỹ, Điện quang can thiệp tại Bệnh viện Đa khoa Singapore... trước khi là trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh tại bệnh viện Vinmec Đà Nẵng như hiện nay.
Thạc sĩ bác sĩ Lê Thị Hồng Vũ có Tiếng Anh tốt, từng tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn, liên tục về chẩn đoán hình ảnh thường niên. Bác sĩ có trên 7 năm kinh nghiệm làm bác sĩ trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, đặc biệt là siêu âm.
Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.
XEM THÊM: