Nên khám bệnh tim mạch ở độ tuổi nào là tốt nhất?

Để trả lời câu hỏi bạn nên khám bệnh tim mạch ở độ tuổi nào, mọi người cần xem xét nhiều tình trạng sức khỏe và bệnh lý cá nhân khác để lên kế hoạch khám cùng bác sĩ nhằm có kết quả chính xác nhất.

Khám tim mạch là quá trình kiểm tra cấu trúc và chức năng của tim và mạch máu nhằm phát hiện và đánh giá bất kỳ dấu hiệu hay yếu tố nguy cơ nào có thể dẫn đến bệnh tim. Qua quá trình này, bác sĩ có thể xác định những vấn đề tiềm ẩn và đưa ra các biện pháp phòng ngừa, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao về bệnh tim, giúp họ thay đổi lối sống và tăng cường sức khỏe.


Việc nên khám bệnh tim mạch ở độ tuổi nào còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và tiền sử gia đình của mỗi người
Việc nên khám bệnh tim mạch ở độ tuổi nào còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và tiền sử gia đình của mỗi người

1. Bạn nên khám bệnh tim mạch ở độ tuổi nào và chu kỳ ra sao?

Khi tuổi già bắt đầu ập đến, bạn thường có xu hướng thắc mắc về sức khỏe tim mạch của mình, nên khám bệnh tim mạch ở độ tuổi nào. Nhưng đôi khi bạn cũng không cần phải lo lắng nhiều như vậy nếu bạn không có bất kỳ triệu chứng cụ thể nào đáng lo ngại hay tiền sử gia đình. Việc khám tim mạch nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm yếu tố rủi ro cá nhân, lối sống, và tiền sử y tế gia đình. Cụ thể:

  • Phụ nữ sau tuổi mãn kinh và nam giới sau 45 tuổi nên thực hiện khám tim mạch định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ, có biện pháp xử lý hiệu quả.
  • Người sinh trưởng trong gia đình có người thân đã mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp thì từ độ tuổi 30 trở đi nên định kỳ thăm khám tim mạch để dự phòng nguy cơ mắc bệnh.
  • Những người có thói quen sống không lành mạnh, nhức đầu kéo dài, nhanh sụt cân cũng cần khám tim mạch.

Chu kỳ kiểm tra cụ thể sẽ phụ thuộc vào đánh giá của bác sĩ về tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn và độ tuổi. Một số gợi ý về chu kì khám cho bạn như sau:

  • Từ 30 đến 40 tuổi: Khám định kỳ 1 lần/năm.
  • Từ 40 đến 50 tuổi: Khám định kỳ 6 tháng/lần.
  • Từ 50 tuổi trở lên: Khám định kỳ 3 tháng/lần.

2. Bạn có nên làm bài kiểm tra hay nghiệm pháp gắng sức không?

Những bài kiểm tra này không được khuyến khích nếu bạn không có triệu chứng liên quan.

Điều này được lý giải như sau: trong nhiều trường hợp, bác sĩ thực hiện bài kiểm tra mức độ gắng sức trên máy chạy bộ ở một người khỏe mạnh và kết quả là bất thường - rất có thể kết quả đó là dương tính giả. Kết quả dương tính giả là khi kết quả chỉ ra một tình trạng hoặc phát hiện không thực sự tồn tại. Việc tiếp tục với những phương pháp điều trị không cần thiết cho một vấn đề không thực sự tồn tại có thể làm tổn thương bạn, thậm chí là dẫn đến bệnh lý vốn không có.


Việc quá lo lắng và khám bệnh không cần thiết cũng có nguy cơ khiến bạn rơi vào tình trạng căng thẳng tim không cần thiết
Việc quá lo lắng và khám bệnh không cần thiết cũng có nguy cơ khiến bạn rơi vào tình trạng căng thẳng tim không cần thiết

3. Người lớn tuổi nên khám bệnh tim mạch ở độ tuổi nào và đi kèm theo chụp cắt lớp vi tính mạch vành không?

Với những người khỏe mạnh sau tuổi trung niên, việc đảm bảo khám bệnh đều đặn từ độ tuổi 50 trở đi sẽ rất quan trọng. Tương tự, nhiều người cũng thắc mắc về việc thực hiện chụp cắt lớp vi tính mạch vành để phát hiện tổn thương mạch vành và mức độ canxi ở độ tuổi này.

Nếu bạn đang trong tình trạng sức khỏe tốt, bác sĩ cũng không khuyến khích bạn thực hiện kỹ thuật này, chỉ định chụp cắt lớp vi tính động mạch vành được thực hiện dựa trên triệu chứng lâm sàng, các yếu tố nguy cơ và khả năng mắc bệnh động mạch vành dựa vào các công cụ dự báo được thống nhất bởi các hiệp hội tim mạch hàng đầu trên thế giới.

4. Các xét nghiệm được đề xuất khi khám sức khỏe tim mạch

Các bác sĩ khuyên bạn nên khám phá các lựa chọn khác trước khi mình đến bác sĩ tim mạch hoặc thực hiện các xét nghiệm liên quan đến tim. Với hầu hết những người không gặp phải các biểu hiện của bệnh tim mạch, các xét nghiệm liên quan đến tim phổ biến như đo mức cholesterol, đo lượng đường trong máu và đo huyết áp, nhịp tim là quan trọng và thực hiện thường quy khi thăm khám.

Thực tế, những xét nghiệm máu này mang lại thông tin rất quan trọng và nên được thực hiện hàng năm. Nếu kết quả cho thấy thông tin liên quan, chúng sẽ giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống để bắt đầu cuộc sống lành mạnh hơn cho tim mạch. Ngoài ra, những xét nghiệm này cũng có thể chỉ ra thời điểm cần bắt đầu điều trị cholesterol hoặc huyết áp bằng thuốc.

5. Bạn nên làm gì để giữ sức khỏe tim mạch luôn ổn định?

Việc nuôi dưỡng thói quen sống lành mạnh dài hạn là một phương pháp tiếp cận tốt hơn nhiều so với việc thường xuyên kiểm tra để phát hiện các vấn đề tim mạch có thể tồn tại hoặc không. Hãy bắt đầu thực hiện chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe tim mạch, tập thể dục đều đặn, giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ không bao giờ là quá muộn - tất cả đều là cách tuyệt vời để duy trì trạng thái sức khỏe tốt cho trái tim của bạn.

Nếu bạn trải qua các biểu hiện của bệnh tim mạch như đau ngực,tức ngực, khó thở hoặc cảm giác mất ý thức, hãy ngay lập tức gọi cho bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu.

6. Khám tim mạch cần khám những gì?

Trong quá trình kiểm tra sức khỏe tim mạch, bác sĩ sẽ thu thập thông tin về các triệu chứng cơ năng, tức là những cảm nhận chủ quan của bệnh nhân. Đồng thời, bác sĩ sẽ tiến hành quá trình khám bệnh để tìm kiếm các dấu hiệu thực thể như quan sát da niêm mạc, nghe tim phổi. Những dữ kiện này sẽ là cơ sở để bác sĩ đề xuất các xét nghiệm sàng lọc nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe tim mạch và sẽ cho bạn biết nên khám bệnh tim mạch ở độ tuổi nào là phù hợp nhất ở trường hợp của bản thân.


Cần chú ý những dấu hiệu đau tim nhỏ nhất để có thể khám chữa bệnh kịp thời
Cần chú ý những dấu hiệu đau tim nhỏ nhất để có thể khám chữa bệnh kịp thời

Trong quá trình này, việc xác định các yếu tố nguy cơ tim mạch là rất quan trọng. Bác sĩ sẽ tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu nào có thể ám chỉ sự xuất hiện của bệnh và đánh giá nguy cơ phát triển bệnh tim mạch trong tương lai. Một số bệnh lý có thể dẫn đến bệnh tim mạch như:

  • Huyết áp cao
  • Cholesterol máu cao
  • Đường huyết cao
  • Thừa cân và béo phì
  • Thói quen sống không lành mạnh như hút thuốc và sử dụng rượu

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân phát hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh tim, họ cần tự khám bác sĩ ngay lập tức. Các dấu hiệu thường thấy sẽ là:

  • Đau ngực hoặc cảm giác khó chịu trong lồng ngực
  • Hồi hộp, cảm giác đánh trống ngực
  • Khó thở hoặc hụt hơi
  • Chóng mặt, chếnh choáng
  • Giảm khả năng gắng sức, mỏi mệt
  • Sưng phù ở chân hoặc bụng

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe