Các vấn đề về chân thường gặp khi bạn già đi

Cùng với sự tăng lên về độ tuổi, các vấn đề về lão của cơ thể cũng xảy ra nhiều hơn. Trong đó, sự lão hóa dẫn đến các tình trạng bệnh lý về bàn chân xảy ra một cách phổ biến ở người cao tuổi. Cùng tìm hiểu tình trạng trên qua bài viết dưới đây.

1. Giảm lượng mỡ đệm ở bàn chân

Bàn chân được cấu tạo từ lớp collagen, elastin và các mô mỡ ở phần mặt dưới. Khi độ tuổi tăng lên, quá trình sản xuất collagen bị giảm đi, đồng thời một lớp mỡ ở phần mặt dưới bàn chân cũng bị mất đi. Điều này dẫn đến tình trạng đau nhức mỏi ở bàn chân và đau gót chân do lúc này chỉ có xương tiếp xúc với lớp da chân khi di chuyển, đi lại.

Hiện nay có một số phương pháp giúp giảm tình trạng giảm lượng mỡ đệm bàn chân ở người già như tiêm, cấy mỡ, sử dụng những đôi giày có lót đệm để giúp nâng đỡ đôi chân hoặc dùng miếng lót gel trong trường hợp cần thiết giúp giảm tình trạng đau chân.

2. U thần kinh Morton

U thần kinh Morton là bệnh lý về chân khá phổ biến ở người cao tuổi, cứ 3 người cao tuổi thì có 1 người mắc bệnh lý này. Các triệu chứng của U thần kinh Morton gồm đau ở phần trước của bàn chân, triệu chứng như đang đi trên một tảng đá hoặc viên đá cẩm thạch khi di chuyển. Bệnh lý xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới, đặc biệt là những người thường xuyên đi giày cao gót hoặc những đôi giày ôm sát các ngón chân.

Vì vậy, phương pháp hữu ích nhất để phòng ngừa nguy cơ mắc u thần kinh Morton là hạn chế đeo giày dép cao gót, sử dụng miếng lót giày, massage chân. Trong trường hợp bệnh lý nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc giảm đau hoặc phẫu thuật.


U thần kinh Morton có thể khiến người bệnh gặp tình trạng đau chân
U thần kinh Morton có thể khiến người bệnh gặp tình trạng đau chân

3. Nứt gót chân

Ở người cao tuổi, da ít tạo ra dầu và elastin hơn nên dễ bị khô, kém mềm mại. Nếu da không được chăm sóc thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng nứt, cứng hoặc đau gót chân. Đặc biệt đối với người thừa cân béo phì nguy cơ mắc tình trạng trên sẽ lớn hơn.

Các phương pháp giúp làm giảm tình trạng nứt gót chân ở người cao tuổi gồm loại bỏ da chết bằng đá bọt, dùng kem dưỡng ẩm mỗi ngày... Trong trường hợp gót chân đau và sưng đỏ nhiều, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị hợp lý.

4. Căng cơ bàn chân

Cơ bàn chân chạy dọc theo lòng bàn chân và có vai trò hỗ trợ vòm bàn chân của cơ thể. Các hoạt động trong suốt cuộc đời con người như chạy bộ, tình trạng căng thẳng là nguyên nhân kích thích cơ bàn chân, gây đau và cứng khớp. Đặc biệt là ở những người cao tuổi có vòm chân cao hoặc thừa cân béo phì có thể dễ dẫn đến tình trạng căn cơ bàn chân hơn.

Các phương pháp giúp cải thiện tình trạng trên gồm nghỉ ngơi, chườm đá, sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc kéo giãn cơ bắp chân có thể hữu ích.

5. Móng chân mọc ngược

Tình trạng móng chân mọc ngược xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nó phổ biến hơn ở những người lớn tuổi đặc biệt là ở người có bàn chân dễ đổ mồ hôi, người thừa cân béo phì hay mắc bệnh đái tháo đường. Tình trạng này làm có thể làm cho móng chân bị sưng, đau và nhiễm trùng.

Để ngăn ngừa móng chân mọc ngược, bạn không nên cắt móng chân quá ngắn hoặc đi giày quá chật. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể phải cắt bỏ gốc ngón chân.

6. Viêm xương khớp

Theo các nhà khoa học, con người khi bước vào độ tuổi 50 thì đôi chân đã đi bộ khoảng 75000 dặm hoặc hơn. Tất cả những va chạm và chấn thương trước đó đều có thể dẫn đến thoái hóa, viêm xương khớp. Các tình trạng này xảy ra khi sụn khớp (phần mô linh hoạt giúp ngăn ma sát từ các va chạm bên ngoài) bị vỡ làm tăng sự va chạm giữa các xương, dẫn đến viêm xương khớp. Hầu hết những người mắc bệnh lý này đều trên 65 tuổi.

7. Bàn chân phẳng

Phần lớn tình trạng bàn chân phẳng ở người cao tuổi xảy ra do các chấn thương, tình trạng thừa cân béo phì hoặc tiểu đường, tăng huyết áp, suy giãn tĩnh mạch chân. Nguyên nhân là do các gân hỗ trợ vòm chân bị hư hại, làm cho bàn chân bị bẹt. Hiện nay, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật là các phương pháp hữu ích giúp cải thiện tình trạng trên.


Tình trạng bàn chân phẳng có thể gây đau chân cho người bệnh
Tình trạng bàn chân phẳng có thể gây đau chân cho người bệnh

8. Viêm gân Achilles

Achilles là gân giúp linh hoạt bàn chân khi thực hiện các hoạt động đi lên bằng ngón chân như leo cầu thang... Các nguyên nhân làm suy yếu và dẫn đến viêm gân Achilles là sự tăng lên về tuổi tác (người cao tuổi) và sự giảm cung cấp máu. Tình trạng này làm đau gót chân hoặc mặt sau của mắt cá chân.

Người bệnh mắc viêm gan Achilles cần được nghỉ ngơi nhiều, chườm lạnh giúp giảm cơn đau và dùng thuốc giúp chống sưng. Trong trường hợp nặng người bệnh có thể phải thực hiện phẫu thuật.

9. Loét bàn chân do đái tháo đường

Bệnh tiểu đường có thể gây biến chứng tổn thương thần kinh, dẫn đến các vết loét ở bàn chân. Với tình trạng này, bàn chân có thể xuất hiện triệu chứng ngứa ran, tê hoặc đau nhói. Vết loét ở chân có thể bắt đầu với diện tích nhỏ như vết phồng rộp, nhưng chúng sẽ trở nên lớn dần theo thời gian và có thể bị nhiễm trùng. Các vết loét bàn chân cũng là nguyên nhân làm cho nhiều người bệnh đái tháo đường phải cắt bỏ chân. Vì vậy, người bệnh đái tháo đường cần kiểm soát và kiểm tra lượng đường máu thường xuyên, định kỳ.

10. Bệnh gout

Gout là bệnh lý viêm khớp gây ra những cơn đau dữ dội, thường gặp ở nam giới độ tuổi trung niên. Bệnh lý xảy ra do sự lắng đọng axit uric dưới dạng tinh thể, thường là ở ngón chân cái dẫn đến triệu chứng sưng, cứng và đau khớp rất dữ dội. Trong phác đồ điều trị gout, bên cạnh dùng thuốc thì chế độ sinh hoạt hàng ngày của người bệnh đóng vai trò quan trọng. Theo đó, người bệnh cần tập thể dục hàng ngày, ăn ít thịt đỏ và động vật có vỏ (cua, tôm...), hạn chế dùng đồ uống có cồn và thức ăn chứa hàm lượng đường lớn, uống nhiều nước để giúp ngăn ngừa sự lắng đọng axit uric....

11. Bệnh Bunion

Bệnh Bunion làm xuất hiện những cục xương gây đau bên trong bàn chân, tại vị trí khớp nối ngón chân cái tiếp giáp với bàn chân. Các yếu tố làm nặng thêm tình trạng bệnh là đi giày chật, hẹp như giày cao gót... Đây cũng là lý do tại sao bệnh Bunion xuất hiện thường xuyên hơn ở phụ nữ. Để cải thiện và phòng ngừa bệnh lý, người bệnh nên chườm đá lạnh, dùng miếng lót giày và đặc biệt là không đi giày quá chật. Trong trường hợp bệnh lý nặng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật.

12. Gai xương

Gai xương thường phát triển ở rìa xương bàn chân, thường ở gót chân, giữa bàn chân hoặc ngón chân cái. Trường hợp gai xương đủ lớn, chúng sẽ đè lên các dây thần kinh và mô lân cận, gây đau chân. Một số bệnh lý như viêm xương khớp, viêm gân, viêm dây chằng có thể là nguyên nhân gây ra gai xương, đặc biệt là ở độ tuổi từ 60 trở đi.

13. Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch là các túi nhỏ chứa đầy chất lỏng, có công dụng đệm khớp, xương và gân trong cơ thể. Sự di chuyển nhiều hoặc sự ma sát từ giày có thể khiến bao hoạt dịch bị sưng, viêm và dẫn đến triệu chứng sưng, đỏ, đau ngón chân hoặc gót chân. Các phương pháp điều trị viêm bao hoạt dịch gồm chườm nước đá giúp giảm đau, sử dụng đệm lót và dùng thuốc chống viêm không steroid như aspirin, ibuprofen, naproxen... Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể phải tiêm corticosteroid, thậm chí là phẫu thuật.

14. Ngón chân hình búa

Ngón chân hình búa là tình trạng uốn cong bất thường ở các khớp giữa của ngón chân, thường gặp ở ngón chân thứ hai – nằm bên cạnh ngón trỏ. Tình trạng dẫn đến hình dạng bất thường của bàn chân, người bệnh thường có triệu chứng đau khi di chuyển. Phương pháp điều trị tình trạng ngón chân hình búa có thể là dùng thuốc hoặc phẫu thuật.


Người bệnh có thể đau chân do ngón chân hình búa gây ra
Người bệnh có thể đau chân do ngón chân hình búa gây ra

15. Móng vuốt ngón chân

Móng vuốt ngón chân là tình trạng các ngón chân bị co lại và cắm thẳng xuống sàn nhà hoặc đế giày. Sự phát triển của móng vuốt làm chúng trở nên cứng hơn theo độ tuổi. Để điều trị tình trạng này, người bệnh cần thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh như dùng ngón chân nhặt một viên bi hoặc mảnh giấy lên...

16. Gãy xương do căng thẳng

Ở phụ nữ độ tuổi trung niên, sự thay đổi nồng độ hormone giai đoạn mãn kinh có thể làm giảm mật độ xương (loãng xương), làm cho xương dễ gãy hơn. Đối với nam giới, độ tuổi càng cao thì nguy cơ gãy xương cũng càng lớn, đặc biệt là tình trạng gãy xương do căng thẳng.

17. Nhiễm nấm

Độ tuổi càng cao, sự đàn hồi của da và khả năng miễn dịch yếu hơn là nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm nấm ở người cao tuổi. Tình trạng này làm lòng bàn chân bị đóng vảy và ngứa, nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể lan sang các móng chân còn lại. Các phương pháp điều trị bao gồm bôi thuốc tại chỗ nhiễm nấm, uống thuốc chống nấm tác dụng toàn thân. Bởi vì các vi nấm thường khó bị tiêu diệt nên người bệnh cần kiên trì sử dụng thuốc trong thời gian dài theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tóm lại, để tình trạng sức khỏe được đảm bảo nhất, người già nên chú ý đến việc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Qua thăm khám bác sĩ sẽ tư vấn và có những chỉ định phù hợp về vấn đề sức khỏe hiện tại. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám y tế chất lượng cao với đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn nhiều năm kinh nghiệm. Do đó, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi thực hiện thăm khám tại đây.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe