Nặn trứng cá thế nào để sớm hết mụn?

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Thu Hằng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Mụn trứng cá là tình trạng viêm nang lông và tuyến bã, xảy ra bởi 3 cơ chế: Sừng hóa của cổ nang lông; Tăng tiết của chất bã nhờn và do sự hoạt động của vi khuẩn P.ances. Hiện nay, có nhiều người thắc mắc không biết có nên nặn mụn trứng cá hay không?

Về vấn đề này, Bác sĩ CKI Lê Thị Thu Hằng - Vinmec Hải Phòng cho rằng, việc nặn mụn trứng cá hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị. Tuy nhiên, một số quan điểm sai lầm hoặc nặn mụn trứng cá sai cách khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nặng lên. Ví dụ như có người cho rằng, mụn trứng cá bọc cứ xuất hiện là phải nặn hết.

Trước thắc mắc “cần nặn mụn trứng cá như thế nào?”, Bác sĩ CKI Lê Thị Thu Hằng khuyên rằng. Trước tiên người bệnh cần phải điều trị mụn trứng cá tại chỗ, ngoài việc sử dụng sữa rửa mặt để làm sạch bã nhờn, tránh bít tắc cho da thì còn cần dùng thuốc bôi trị mụn. Trường hợp mụn trứng cá bọc, cột, sần thì nên sử dụng thuốc bôi chứa Adapalene, Tretinoin. Việc nặn mụn trứng cá cần tuân thủ vệ sinh: Trước khi nặn mụn thì cần vệ sinh da bằng nước muối sinh lý, đồng thời vệ sinh dụng cụ nặn và tay trước khi tiến hành. Không nên nặn mụn trứng cá 1 cách thô bạo vì có thể làm ảnh hưởng đến vùng da lân cận. Khiến da xuất hiện sẹo lồi, sẹo lõm....

Cần tiến hành chăm sóc da sau nặn mụn 1 cách cẩn thận, tỉ mỉ, giữ vệ sinh thật tốt. Trường hợp nặn mụn trứng cá tại nhà không giúp cải thiện tình trạng thì nên đến bệnh viện để được bác sĩ da liễu thăm khám và có cách điều trị hiệu quả hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe