Một số bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ em

Các bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ không chỉ khiến các bậc phụ huynh lo lắng và quan tâm. Bệnh dị ứng ở trẻ em không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, các hoạt động bình thường hằng ngày mà còn có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin chi tiết về một số bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ để phụ huynh có thể phát hiện và điều trị kịp thời cho trẻ. 

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Đĩnh - Trưởng Đơn nguyên Hô hấp - Hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

1. Dị ứng ở trẻ em là gì?  

Dị ứng ở trẻ em là tình trạng mà cơ thể trẻ phản ứng một cách quá mức với các dị nguyên lạ thông qua hệ thống miễn dịch. Các bệnh dị ứng hay gặp ở những trẻ có người thân cũng mắc dị ứng.  

Dị ứng ở trẻ em không chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày và giấc ngủ, mà trong một số trường hợp nghiêm trọng còn đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

2. Các bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ  

2.1 Viêm da cơ địa (Chàm thể tạng)

Viêm da cơ địa là tình trạng dị ứng hay gặp ở trẻ, đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mụn nước nhỏ trên các vùng da đỏ, thường gặp ở mặt và cánh tay hoặc thậm chí rải rác khắp cơ thể. Những mụn nước này không chỉ gây cảm giác ngứa rát mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm khuẩn khi chúng vỡ chảy dịch.  

Việc chẩn đoán bệnh này đôi khi khó khăn do dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về da khác, chính vì thế việc khám chuyên khoa da liễu từ sớm là rất cần thiết. Điều trị bệnh dị ứng ở trẻ em tập trung vào việc dưỡng ẩm cho da và sử dụng các loại thuốc chống viêm bôi tại chỗ. Viêm da cơ địa có thể tái phát qua nhiều năm hoặc biến mất hoàn toàn.

2.2 Hen phế quản

Hen phế quản cũng là bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ. Đây là một tình trạng viêm mạn tính, ảnh hưởng đến đường thở của trẻ, do phản ứng quá mức với các tác nhân gây kích ứng từ môi trường bên ngoài. Khi xuất hiện từ 2 triệu chứng trở lên, trẻ cần phải được khám và loại trừ hen, các triệu chứng bao gồm:  

  • Nặng ngực.  
  • Khò khè.  
  • Ho.  
  • Khó thở tái diễn nhiều lần.  

Các yếu tố có thể khởi phát hoặc làm nặng thêm cơn hen bao gồm hoạt động thể lực mạnh, tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, các dị nguyên đường hô hấp khác, thức ăn, thuốc và nhiễm trùng hô hấp hoặc viêm mũi dị ứng.

Hen phế quản là tình trạng dị ứng hay gặp ở trẻ. Các cơn khó thở có thể hạn chế khả năng tham gia các hoạt động học tập và giải trí, gây mất ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể nếu bệnh không được quản lý hiệu quả.  

Việc chẩn đoán bệnh hen ở trẻ cần phải khai thác tiền sử bệnh của trẻ và gia đình, khám lâm sàng cẩn thận, đánh giá chức năng đường thở và xác định các dị nguyên có thể khởi phát cơn hen. 

Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường thở của trẻ và phản ứng quá mức với các tác nhân bên ngoài.
Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường thở của trẻ và phản ứng quá mức với các tác nhân bên ngoài.

2.3 Viêm mũi dị ứng và viêm kết mạc dị ứng

Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ, dù các triệu chứng không quá nặng nề nhưng lại thường kéo dài và gây khó chịu đáng kể.  

Khi mắc phải căn bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ này, trẻ sẽ thường xuyên hắt hơi, cảm thấy ngứa mũi, chảy nước mũi và bị ngạt mũi, điều này khiến trẻ phải thường xuyên gãi mũi và thở bằng miệng, đặc biệt là trong giấc ngủ.  

Viêm mũi dị ứng có thể đi kèm với viêm kết mạc dị ứng, làm trẻ ngứa mắt, thường xuyên dụi mắt và chảy nước mắt. Các triệu chứng của viêm kết mạc và viêm mũi dị ứng có thể xảy ra theo mùa hoặc quanh năm, tùy thuộc vào loại dị nguyên mà trẻ tiếp xúc.

Để điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành xác định các dị nguyên gây bệnh và có thể kê đơn thuốc uống, thuốc xịt mũi, hoặc thuốc nhỏ mắt tùy theo tình trạng dị ứng ở trẻ em. Việc điều trị kịp thời và đúng cách sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bé mắc phải căn bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ này. 

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là một tình trạng phổ biến, gây ra nhiều khó chịu như hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi,...
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là một tình trạng phổ biến, gây ra nhiều khó chịu như hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi,...

2.4 Dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn là tình trạng dị ứng hay gặp ở trẻ, bao gồm cả trẻ bú mẹ (dị ứng sữa) và trẻ lớn hơn. Trẻ có thể dị ứng với bất kỳ thực phẩm nào, tuy nhiên các loại thực phẩm phổ biến là lạc, các loại hạt, cá, tôm, trứng, đậu nành, sữa và lúa mì.  

Triệu chứng dị ứng có thể khởi phát sau khi ăn vài phút hoặc vài giờ, gồm ngứa rát, phù nề lưỡi hoặc miệng, phát ban đỏ rải rác khắp cơ thể cùng với cảm giác ngứa, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng và đi ngoài phân lỏng. Trong trường hợp nghiêm trọng, dị ứng ở trẻ em do thức ăn có thể gây khó thở, hạ huyết áp và mất ý thức, đây là tình trạng khẩn cấp cần cấp cứu kịp thời do có thể đe doạ tính mạng của trẻ.

Các loại thức ăn cũng có thể gây dị ứng chéo, nghĩa là một số thực phẩm chỉ có thể gây dị ứng ở trạng thái sống hoặc đã được nấu chín. Vì vậy, phụ huynh nên đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa Dị ứng để nhận được tư vấn và thay đổi chế độ ăn phù hợp, nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe cho trẻ.

2.5 Mày đay cấp và mạn  

Mày đay là một tình trạng dị ứng hay gặp ở trẻ, thường biểu hiện dưới dạng các nốt ban đỏ ngứa xuất hiện khắp cơ thể. Có hai loại mày đay:  

  • Mày đay cấp tính: Bệnh xuất hiện nhanh chóng và biến mất trong thời gian ngắn.  
  • Mày đay mạn tính: Tình trạng tái diễn nhiều lần trong vòng hơn 6 tuần.  

Mày đay có thể phát triển đơn độc sau khi cơ thể tiếp xúc với một dị nguyên mới hoặc có thể xuất hiện như một phần của những tình trạng dị ứng nghiêm trọng hơn.

Để xác định nguyên nhân gây mày đay, bác sĩ cần tiến hành thăm khám, yêu cầu trẻ thực hiện các xét nghiệm dị nguyên hoặc xét nghiệm máu. Mặc dù mày đay có thể tự biến mất mà không cần điều trị, nhưng trong trường hợp các triệu chứng nghiêm trọng hoặc kéo dài, bệnh nhân có thể cần dùng đến thuốc uống hoặc tiêm. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm thuốc kháng histamin, thuốc chống viêm và thuốc sinh học. 

Mày đay là tình trạng ban đỏ ngứa xuất hiện rải rác trên da do nguyên nhân dị ứng
Mày đay là tình trạng ban đỏ ngứa xuất hiện rải rác trên da do nguyên nhân dị ứng

3. Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ

Các dấu hiệu dị ứng ở trẻ em bao gồm:

  • Ban mày đay kèm theo ngứa.  
  • Ho, khò khè và khó thở và có cảm giác tức ngực.
  • Hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi tái diễn.
  • Chảy nước mắt và ngứa mắt theo mùa hoặc quanh năm.
  • Phát ban đỏ ngứa.
  • Đau bụng và đi kèm tiêu chảy.
  • Khó thở sau khi ăn khoảng vài phút hoặc vài giờ.

Đặc biệt, nếu trẻ có dấu hiệu sưng phù môi hoặc mắt, đau bụng nghiêm trọng, khó thở cấp tính, người thân cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

Để có được chẩn đoán chính xác và hướng điều trị phù hợp, trẻ cần được khám bởi bác sĩ chuyên khoa Dị ứng tại các cơ sở y tế được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết như máy test da với dị nguyên, thiết bị đo chức năng hô hấp, máy test kích thích dị nguyên và giải mẫn cảm đặc hiệu. Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân và lên kế hoạch điều trị dài hạn cho trẻ.

4. Trẻ sẽ nhận được gì khi được đến các bệnh viện chuyên khoa Dị ứng

Khi phụ huynh đưa bé đến bệnh viện, bác sĩ sẽ bắt đầu bằng việc hỏi về tiền sử bệnh của trẻ và gia đình để xác định các yếu tố có thể liên quan đến tình trạng hiện tại của bé. Sau đó, trẻ sẽ được thực hiện các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán như: test dị nguyên trên da hoặc xét nghiệm máu, kiểm tra chức năng hô hấp và khám các bộ phận liên quan như mắt, tai mũi họng.

Bác sĩ sẽ giải thích cho phụ huynh về nguyên nhân và các phương pháp điều trị, cũng như cách theo dõi dị ứng ở trẻ em. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ chuyên khoa dị ứng sẽ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp nhất. Trong các lần tái khám định kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra lại tình trạng bệnh và chức năng hô hấp (hen hô hấp) của trẻ, điều chỉnh thuốc nếu cần để đảm bảo mục tiêu điều trị được đạt.

Bé cũng sẽ nhận được tư vấn về các biện pháp phòng ngừa và xử trí bệnh tại nhà, như cách để trẻ tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh. Bác sĩ sẽ tư vấn cho phụ huynh về cách chăm sóc đặc biệt cho trẻ, chẳng hạn như chọn loại sữa phù hợp cho trẻ bị dị ứng sữa hoặc cách chăm sóc da cho trẻ bị viêm da cơ địa.

Nếu trẻ được chẩn đoán mắc bệnh lý dị ứng, bác sĩ sẽ cấp một thẻ xác nhận dị ứng ở trẻ em, điều này sẽ rất hữu ích trong các lần khám sau tại các chuyên khoa hoặc cơ sở y tế khác. 

Bác sĩ sẽ thăm hỏi bạn và trẻ về tiền sử của trẻ và gia đình
Bác sĩ sẽ thăm hỏi bạn và trẻ về tiền sử của trẻ và gia đình

Trắc nghiệm: Sự phát triển tinh thần, vận động của bé thế nào là đúng chuẩn?

Khi nào bé biết nói, biết hóng chuyện hay biết cầm cốc là "đúng chuẩn"? Điểm xem bạn biết được bao nhiêu mốc phát triển tinh thần, vận động "đúng chuẩn" của bé nhé!

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

Ma Văn Thấm
Ma Văn Thấm
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Nhi
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

5. Điều trị bệnh lý dị ứng bằng cách nào

Sau khi xác định được nguyên nhân gây ra các bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ, bước tiếp theo là ngăn chặn sự tái phát bằng cách hạn chế sự tiếp xúc của trẻ với các dị nguyên như thuốc, thức ăn, phấn hoa, v.v...

Tùy vào tình trạng dị ứng ở trẻ em, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng Histamin hoặc thuốc chống viêm, có thể dùng đường uống hoặc tại chỗ (như xịt mũi, xịt họng, bôi tại chỗ) để giảm nhẹ các triệu chứng. Trong trường hợp bệnh nghiêm trọng như sốc phản vệ hoặc phù mạch, trẻ cần được nhập viện để theo dõi và điều trị tích cực bằng thuốc tiêm truyền.

Vai trò của gia đình, đặc biệt là cha mẹ, trong quá trình theo dõi và điều trị bệnh cho trẻ là rất quan trọng. Cha mẹ nên theo dõi sát sao, ghi chép lại tần suất và mức độ các triệu chứng cũng như các yếu tố nghi ngờ khởi phát bệnh để hỗ trợ bác sĩ trong quá trình điều trị, đặc biệt là với trẻ mắc bệnh hen phế quản.

Trẻ nhỏ rất dễ mắc phải các vấn đề về hệ hô hấp, nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng đường tiêu hóa và các vấn đề da liễu. Do đó, cha mẹ cần chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe và bổ sung dinh dưỡng cho trẻ.  

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ, viêm mũi dị ứng... Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh.  

Cùng với đó, Vinmec có khám đa khoa kết hợp cùng bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để xây dựng các thực đơn riêng cho bé (nếu cần), các chuyên gia về Da liễu giúp chẩn đoán nguyên nhân gây dị ứng, từ đó có phương án điều trị hiệu quả.

Đặc biệt, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có Gói khám và tư vấn điều trị viêm da cơ địa dị ứng dành cho mọi khách hàng ở mọi lứa tuổi. Khách hàng có nguy cơ như cơ địa dị ứng, bị ảnh hưởng của điều kiện môi trường xung quanh như thời tiết, khí hậu, độ ẩm,... sẽ được khám và thực hiện các xét nghiệm bao gồm:

  • Khám chuyên khoa Da liễu.
  • Thực hiện các xét nghiệm như: định lượng IgE, vi nấm soi tươi, định lượng IgE đặc hiệu với các dị nguyên dị ứng hô hấp – thức ăn (Panel 1 Việt), xét nghiệm Rida Allergy Screen (panel 1).

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe