Mối liên hệ giữa viêm khớp dạng thấp và mụn trứng cá là gì?

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Viêm khớp dạng thấp (RA) là một tình trạng tự miễn dịch mãn tính có thể gây viêm ở nhiều vùng trên cơ thể. Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến làn da. Vậy viêm khớp dạng thấp có dẫn đến mụn trứng cá không?

1. Có mối liên hệ nào giữa viêm khớp dạng thấp và mụn trứng cá?

Không có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy mụn trứng cá có liên quan đến viêm khớp dạng thấp. Những người bị viêm khớp dạng thấp và mụn trứng cá có thể gặp phải hai tình trạng này một cách độc lập.

Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng viêm khớp dạng thấp có liên quan đến một số tình trạng da khác.

2. Các vấn đề về da khác với viêm khớp dạng thấp

Nếu bạn bị viêm khớp dạng thấp, bạn có thể phát triển các tình trạng da khác, bao gồm những điều sau:

Nốt thấp

Khoảng 25% những người bị viêm khớp dạng thấp phát triển các nốt thấp khớp. Thông thường, những nốt này chỉ phát triển ở những người có kết quả xét nghiệm dương tính với yếu tố dạng thấp hoặc kháng thể kháng CCP (citrullinated cycle peptide) trong máu của họ.

Yếu tố dạng thấp là một loại protein mà hệ thống miễn dịch của bạn tạo ra. Nó có thể gây viêm, dẫn đến phá hủy các mô khỏe mạnh của cơ thể, đặc biệt là trong niêm mạc khớp của bạn.

Các nốt thấp thường xảy ra ở nam giới da trắng và có thể có kích thước từ vài mm đến vài cm.

Chúng thường xuất hiện trên bề mặt duỗi (khu vực bên ngoài khớp) của cánh tay xung quanh khuỷu tay và trên các điểm có áp lực như ngón tay và gót chân. Các nốt thấp cũng có thể xuất hiện ở phổi.


Khoảng 25% những người bị viêm khớp dạng thấp, phát triển các nốt thấp khớp
Khoảng 25% những người bị viêm khớp dạng thấp, phát triển các nốt thấp khớp

Viêm mạch dạng thấp

Đây là một biến chứng nghiêm trọng của viêm khớp dạng thấp, xảy ra trong ít hơn 1% của những người có tình trạng bệnh.

Viêm mạch dạng thấp gây viêm các mạch máu vừa và nhỏ khắp cơ thể - thường là những mạch máu đưa máu đến dây thần kinh, các cơ quan và da.

Nó có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau trên da, bao gồm loét da và đốm xuất huyết.

Hội chứng Felty

Hội chứng Felty là sự kết hợp của:

Hội chứng Felty có thể gây ra:

  • Nốt thấp khớp
  • Loét chân
  • Sạm da (ở cẳng chân, mắt cá chân)

Viêm da u hạt

Viêm da u hạt là phát ban dạng mảng, có thể gây đau và ngứa. Tình trạng này không phổ biến và thường chỉ phát triển với viêm khớp dạng thấp nặng ở những người có kết quả xét nghiệm dương tính với yếu tố dạng thấp.

Tác dụng của thuốc trên da

Thuốc viêm khớp dạng thấp cũng có thể gây ra các thay đổi về da, chẳng hạn như phát ban. Hãy hỏi bác sĩ về các tác dụng phụ có thể có của thuốc trước khi sử dụng.

3. Điều trị viêm khớp dạng thấp và mụn trứng cá

Kiểm tra với bác sĩ của bạn nếu bạn đang sống với viêm khớp dạng thấp và có những thay đổi về da. Những điều này có thể liên quan đến viêm khớp dạng thấp hoặc là phản ứng với thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp.

Nếu bác sĩ chẩn đoán mụn trứng cá, họ có thể đề xuất phương pháp điều trị mụn trứng cá. Bác sĩ cũng có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ da liễu, người chuyên chẩn đoán và điều trị các tình trạng da. Họ có thể trả lời các câu hỏi của bạn về triển vọng điều trị và các tác dụng phụ.

Điều trị tại chỗ cho mụn trứng cá

Điều trị tại chỗ cho mụn trứng cá bao gồm:

  • Retinoids: Loại bỏ sự tích tụ tế bào da chết
  • Thuốc kháng sinh: Tiêu diệt vi khuẩn trên da
  • Axit azelaic: Giúp loại bỏ da chết và tiêu diệt vi khuẩn
  • Benzoyl peroxide: giảm vi khuẩn trên da

Thuốc uống trị mụn

Các phương pháp điều trị mụn bằng miệng bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Chống nhiễm trùng do vi khuẩn
  • Liệu pháp nội tiết: Giúp mụn bùng phát do hormone đã kích hoạt
  • Isotretinoin: Ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông và giảm sưng tấy

Có thể sử dụng một số loại thuốc uống trị mụn để điều trị mụn trứng cá
Có thể sử dụng một số loại thuốc uống trị mụn để điều trị mụn trứng cá

Các liệu pháp khác cho mụn trứng cá

  • Liệu pháp ánh sáng: Tiêu diệt vi khuẩn bằng qua sử dụng các bước sóng ánh sáng cụ thể
  • Điều trị mụn bằng dụng cụ: Loại bỏ mụn đầu trắng và mụn đầu đen bằng thiết bị đặc biệt
  • Lột da hóa học: Loại bỏ lớp da bề mặt

Trị liệu cho các tình trạng da trong viêm khớp dạng thấp

Nếu bạn gặp các tình trạng da với viêm khớp dạng thấp, bác sĩ có thể đề nghị điều trị dựa trên loại và mức độ nghiêm trọng.

Nói chung, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tập trung vào việc ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp tăng sự thoải mái cho những người bị viêm khớp dạng thấp.

Phát ban trên da có thể là một dấu hiệu cho thấy liệu pháp điều trị viêm khớp dạng thấp của bạn không hiệu quả, vì vậy, việc điều trị phát ban có thể bắt đầu bằng việc thay đổi phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp .

Viêm khớp dạng thấp và mụn trứng cá hầu như không có mối liên hệ với nhau. Tuy nhiên, viêm khớp dạng thấp có liên quan đến các tình trạng da khác, chẳng hạn như viêm mạch máu dạng thấp. Nếu bạn đang trải qua những thay đổi về da với viêm khớp dạng thấp, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.

Nếu bạn đang gặp phải mụn trứng cá - cho dù bạn có bị viêm khớp dạng thấp hay không - hãy nói chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khỏe để xác định phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn. Có sẵn các phương pháp điều trị tại chỗ, uống và các phương pháp điều trị khác.

Các thói quen chăm sóc da và lối sống tốt, chẳng hạn như rửa mặt thường xuyên và kiểm soát căng thẳng, cũng có thể hữu ích.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo

  • Jagadeesan S, et al. (2017). Arthropathy in dermatology: A comprehensive review.
    ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5372453/
  • Rheumatoid arthritis. (2020).
    cdc.gov/arthritis/basics/rheumatoid-arthritis.html
Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe