Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Tống Văn Hoàn - Bác sĩ Hồi sức Cấp cứu - Khoa Hồi sức Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và ung thư phổi đều là những bệnh có nguyên nhân ban đầu là hút thuốc lá. Tuy nhiên, những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính lại là yếu tố nguy cơ lớn nhất tiến triển lên thành ung thư phổi.
1. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là gì?
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là nhóm bệnh biểu hiện bắt nguồn từ nguyên nhân tắc nghẽn đường hô hấp trong phổi, là sự kết hợp của hai bệnh viêm phế quản mạn tính và bệnh khí phế thũng.
- Bệnh khí phế thũng: là bệnh phổi mãn tính đặc trưng bởi tổn thương của các phế nang, nơi xảy ra trao đổi khí O2 và CO2. Mật độ đàn hồi của phế nang dẫn tới không khí bị kẹt lại trong phế nang, làm ảnh hưởng đến trao đổi khí và phế nang nở rộng, dễ vỡ, gây tổn thương và sẹo.
- Viêm phế quản mãn tính: là một tình trạng được đặc trưng bởi viêm và sẹo của đường hô hấp dẫn tới tăng tích tụ chất nhầy đường hô hấp, tắc nghẽn và tái nhiễm trùng.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không thể điều trị phục hồi được, bệnh sẽ ngày càng trở nên nặng hơn.
2. Ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi phổ biến nhất hiện nay là ung thư biểu mô phổi, nếu phát hiện ở giai đoạn đầu có thể gia tăng tỷ lệ sống sót. Ung thư biểu mô phổi thường phát triển ở vùng ngoại vi phổi, làm chậm sự hụt hơi thở ở giai đoạn sớm của bệnh.
Nguyên nhân hàng đầu của ung thư phổi đó chính là hút thuốc lá, khói bụi do ô nhiễm môi trường. Người bệnh thường có triệu chứng ban đầu là ho dai dẳng, khó thở,... Cảm giác khó thở của ung thư phổi cũng được tìm thấy ở bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
3. Mối liên hệ giữa ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Nghiên cứu mới đây cho thấy là bệnh ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có mối liên kết chặt chẽ với nhau.Mỗi người bình thường thở 12 nhịp trên một phút, tức là hơn 700 nhịp thở trên một giờ. Nhưng hai bệnh này có thể cướp đi nhịp thở của bạn.
Nghiên cứu cho thấy rằng COPD là yếu tố nguy cơ chính của ung thư phổi. Trên thực tế, nếu một người bị COPD sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi lên gấp 5 lần so với người khỏe mạnh bình thường trong 10 năm tiếp theo. Hay nói theo một cách khác: khoảng 50 đến 90% người bị ung thư phổi cũng bị COPD.
Vì sao hai bệnh này lại có mối liên quan chặt chẽ với nhau và làm thế nào để bạn có thể giữ cho lá phổi của mình luôn khỏe mạnh?
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là một yếu tố nguy cơ gây ra ung thư phổi. Loại bỏ nguyên nhân hút thuốc lá, nếu hai người không hút thuốc bao giờ thì chắc chắn người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính sẽ dễ bị ung thư phổi hơn người không mắc COPD. Điều đó đồng nghĩa với việc, nếu cả hai cùng hút một lượng thuốc như nhau trong cùng số năm, thì người bệnh mắc COPD sẽ có nhiều khả năng bị ung thư phổi hơn người còn lại.
Đối với người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, thì triệu chứng của ung thư phổi là bình thường, vì cả hai bệnh đều gây ra ho dai dẳng, khó thở và nhiễm trùng phổi lặp đi lặp lại. Do đó, ở những người đã mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thì rất khó nhận biết những bất thường xảy ra khi bệnh tiến triển thành ung thư phổi.
Mặc dù, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhưng vẫn chưa có hướng dẫn nào đối với những trường hợp cần được chẩn đoán sàng lọc COPD.
Tóm lại, việc nhận thức được vấn đề bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là yếu tố nguy cơ đối với ung thư phổi sẽ làm thay đổi về việc bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. Để ngăn ngừa và làm chậm lại tiến triển của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và ung thư phổi, thì cần bỏ ngay thuốc lá và duy trì lối sống lành mạnh.
Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.