Hiện nay, tình trạng lười ăn rau ở trẻ em đang trở nên rất phổ biến. Chính thói quen này là nguyên nhân dẫn đến một số vấn đề sức khỏe đáng lo ngại ở trẻ như thấp còi, thừa cân, béo phì,...
1. Thực trạng lười ăn rau ở trẻ em hiện nay
Rau xanh là thực phẩm rất giàu vitamin, chất xơ và nhiều loại khoáng chất, vi chất thiết yếu khác cho cơ thể. Rau xanh có thể giúp cân nặng được kiểm soát, tránh gây tình trạng béo phì ở trẻ, giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, bệnh tim. Dù biết là vậy, xong tình trạng hiện nay là nhiều trẻ em lại rất lười ăn rau, coi việc ăn rau như một “cực hình”.
Chị Đào Mai (Nam Từ ích, Hà Nội) có một bé gái 6 tuổi và một bé trai 3 tuổi chia sẻ: “Hai con mình từ bé đến lớn rất kén trong việc ăn uống. Các bé chỉ thích ăn cơm trộn với thịt hoặc cá, không thích ăn rau. Các bạn sẽ phản ứng bằng cách bỏ bữa luôn nếu mình ép ăn”.
Chị Vy Anh (Hà Nội) cũng hoang mang, lo lắng cho biết, con chị rất lười ăn rau và trái cây. Bé trai 5 tuổi chỉ thích ăn hải sản và thịt, không bao giờ chịu ăn rau. Chị luôn cố gắng cho bé ăn nhưng chỉ gọi là ăn cho có.
Còn chị Bích Thảo (Long Biên, Hà Nội) đang phải bổ sung tích cực các loại sữa chua, men vi sinh, vì hiện giờ, con chị đang bị táo bón. Vì lý do không chịu ăn rau nên 5-7 ngày mới đi đại tiện được một lần.
Trên đây là vấn đề của một số bà mẹ chia sẻ, còn rất nhiều các bà mẹ khác cũng đang cùng chung trong một cuộc chiến “nói không với rau” của con mình. Và nếu tình trạng này ở trẻ kéo dài, trẻ sẽ gặp nhiều nguy cơ đáng lo ngại từ vấn đề này.
2. Tác hại của thói quen lười ăn rau
Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Việt Nam: Tình trạng khá phổ biến hiện nay của người Việt là đang ăn “nhiều thịt, ít rau và thừa chất béo”. Trong khi đó, chế độ ăn nhiều thịt không thể cung cấp đủ lượng chất xơ, vitamin cần thiết cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, không đủ khoáng chất thiết yếu để phát triển toàn diện. Chất xơ rất quan trọng trong tiêu hóa: Tăng kích thích nhu động ruột, tăng lợi khuẩn, tăng sinh vi khuẩn có lợi trong ruột, hạn chế dẫn đến tình trạng đi tiểu khó khăn, táo bón. Thiếu vitamin trẻ nhỏ thường ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, chậm phát triển, suy giảm miễn dịch, nguy cơ gây thấp còi và hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thống kê và cho kết luận: Việt Nam là một trong những quốc gia có hơn 20% dân số mắc bệnh về đường tiêu hóa, tỉ lệ mắc cao hàng đầu thế giới.
Ngoài những vấn đề về tiêu hóa, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn ít rau xanh có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Những trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng từ rau, củ, quả, bé có ít nguy cơ bị tắc nghẽn mạch máu, đau tim hoặc đột quỵ về sau.
Việc thiếu nguồn thức ăn từ rau xanh, nên thiếu vitamin và khoáng chất. Đó là một nguyên nhân gây nên tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em, ở cả thành phố và nông thôn đều tăng. Bởi hầu hết vitamin không tự tổng hợp được từ cơ thể mà phải cung cấp bên ngoài nhất là qua thức ăn như rau, củ, quả. Một số hậu quả của thiếu vitamin ở trẻ nhỏ bao gồm:
- Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng;
- Chậm phát triển tâm vận động;
- Suy giảm miễn dịch;
- Thấp còi;
- Mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
Thiếu vitamin ở trẻ nhỏ thường gặp là thiếu các vitamin A, vitamin D, vitamin K, là những vitamin tan trong chất béo. Vitamin E là vitamin rất cần thiết cho cơ thể có nhiều trong rau xanh. Nó là chất chống oxy hóa đã được ứng dụng trong điều trị Alzheimer và suy giảm trí nhớ. Nếu có đủ vitamin E sẽ giúp bạn ghi nhớ thông tin lâu hơn và tốt hơn.
3. Lượng rau đưa vào bữa ăn cho trẻ như thế nào là hợp lý
Một bữa ăn cân đối và hợp lý phải đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: Chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Nhiều bà mẹ cho rằng chỉ cần cho con ăn nhiều chất đạm là con có thể phát triển bình thường. Nhưng điều đó hoàn toàn sai, trong khẩu phần ăn của trẻ không thể thiếu chất xơ. Rau là nguồn thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, cung cấp chất xơ, tạo khuôn phân, kích thích nhu động ruột giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, chống táo bón ở trẻ.
Các bà mẹ nên thường xuyên đưa rau xanh vào bữa ăn của trẻ vì sẽ nhận được nhiều lợi ích từ việc đó. Vậy nên cho trẻ ăn rau như thế nào là hợp lý? Đây là vấn đề mà nhiều bà mẹ rất đáng quan tâm. Các bà mẹ nên đưa rau vào khẩu phần ăn của trẻ ngay từ những bữa ăn dặm đầu tiên:
- Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi, trẻ cần 20g rau/bữa,
- Từ 1 – 2 tuổi, trẻ cần 30g rau/bữa,
- Từ 3 tuổi trở lên, trẻ cần 40-50g rau/ bữa.
Ngoài các loại rau lá, có thể cho ăn các loại rau củ như su hào, su su, bí đỏ, bí xanh, bầu, mướp. Hiện nay, vấn đề ngộ độc thực phẩm đang rất nóng nên nhiều người sợ không cho trẻ ăn rau (do ngộ độc hóa chất). Vì thế, nên mua rau ở cửa hàng có nguồn gốc rõ ràng, khi nấu ăn cần phải rửa sạch dưới vòi nước nhiều lần (ít nhất 3 lần).
4. Chất xơ trong bữa ăn của bé bao nhiêu là đủ
Chất xơ là chất rất quan trọng, không thể thiếu trong khẩu phần ăn của bé. Chất xơ ngoài việc giúp bé tiêu hóa thức ăn tốt hơn, chống táo bón, ngăn ngừa một số bệnh tật như tim mạch, thừa cân, béo phì...
Chất xơ có hai loại: Loại không tan trong nước (rau xanh, trái cây,..) và loại tan trong nước (khoai, sữa động vật,..).
Theo Viện Dinh Dưỡng đã khuyến nghị, người trưởng thành Việt Nam cần 18-20g chất xơ/ngày, và để cung cấp đủ nhu cầu, mỗi người nên ăn khoảng 300g rau/ngày và ăn quả theo khả năng của bản thân.
Đối với trẻ em, nhu cầu chất xơ đối với cơ thể có thể tính theo công thức: “Tuổi + 5”.
Ví dụ: Bé 1 tuổi cần “1+5”= 6g chất xơ/ ngày.
Bé 5 tuổi cần: “5+5”=10g chất xơ/ ngày
Một số chú ý khi bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn của bé bao gồm:
- Trong 6 tháng đầu đời mẹ có thể yên tâm nuôi bé hoàn toàn bằng sữa mẹ, vì trong 1 lít sữa mẹ có khoảng 8-13g chất xơ. Sữa mẹ cung cấp đủ các chất dinh dưỡng và cả giàu chất xơ, giúp bé phát triển khỏe mạnh mà không cần bổ sung thêm bất kỳ loại thực phẩm nào khác.
- Trong có khoảng 1-3g chất xơ/ 100g rau. Một số loại rau giàu chất xơ như:
- Nấm (3g/100g),
- Rau mồng tơi, rau ngót (2.5g/100g),
- Giá đỗ (2g/100g),
- Cải thìa (1.8g/100g),
- Rau đay, rau dền (1.5g/100g).
- Khi bắt đầu ăn dặm, các mẹ nên bổ sung rau ngay vào bữa ăn của bé và cho bé ăn cả xác rau. Nên tập cho bé ăn các loại rau mềm trước để bé dễ thích nghi, rồi ăn các loại rau cứng hơn.
- Chất xơ còn có nhiều trong:
- Đậu đen, đậu xanh (3-6g chất xơ/100g),
- Khoai lang, khoai tây (0.5-1g chất xơ/100g),...
- Có khoảng 0.5 - 6g chất xơ/ 100g trái cây, một số loại quả giàu chất xơ như:
- Ổi (6g/100g),
- Xoài (2.7g/100g),
- Nho (2.4g/100g),
- Hồng xiêm (2.5g/100g),
- Cam (1.4g/100g),
- Bưởi (0,7g/100g),
- Bơ (0,5g/100g).
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý ở trẻ, hiện nay khoa Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã trở thành một trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn, có khả năng thăm khám, sàng lọc và điều trị nhiều bệnh lý chuyên sâu ở trẻ. Do đó, nếu trẻ có dấu hiệu kém hấp thu chất dinh dưỡng, chậm tăng cân, chậm phát triển,... cha mẹ có thể đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám và nhận được sự hỗ trợ, tư vấn từ những bác sĩ có chuyên môn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong