Mọi phương pháp điều trị ung thư đều có thể gây ra tác dụng phụ hoặc sự thay đổi đối với cơ thể trẻ khiến tâm trạng và cảm xúc của trẻ bị ảnh hưởng. Khi chăm sóc trẻ mắc bệnh bạch cầu cấp tính dòng tế bào Lympho (ALL), các bậc phụ huynh cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây.
1. Theo dõi các tác dụng phụ vật lý
Các phương pháp điều trị ung thư ở trẻ sẽ gây ra một loạt các tác dụng phụ. Tùy thuộc vào sức khỏe, giai đoạn ung thư, thời gian điều trị, phương pháp điều trị, liệu trình điều trị, mỗi trẻ sẽ có nguy cơ đối mặt với các tác dụng phụ khác nhau.
Bạn cần theo dõi và báo ngay cho các bác sĩ về sự xuất hiện của các tác dụng phụ mới hoặc sự thay đổi của các tác dụng phụ ở trẻ sau khi điều trị bệnh bạch cầu cấp tính dòng tế bào Lympho (ALL). Dựa vào đó, các bác sĩ sẽ tìm cách điều trị hoặc kiểm soát các tác dụng phụ nhằm giúp trẻ cảm thấy thoải mái đồng thời tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng.
Đôi khi, các tác dụng phụ vật lý có thể kéo dài sau khi điều trị kết thúc, đây là các tác dụng phụ dài hạn. Chúng có thể xảy ra vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau khi điều trị. Điều trị các tác dụng phụ một phần quan trọng trong chăm sóc sau điều trị cho trẻ bị ALL.
Các phương pháp điều trị ung thư ở trẻ sẽ gây ra một loạt các tác dụng phụ. Tùy thuộc vào sức khỏe, giai đoạn ung thư, thời gian điều trị, phương pháp điều trị, liệu trình điều trị, mỗi trẻ sẽ có nguy cơ đối mặt với các tác dụng phụ khác nhau.
Bạn cần theo dõi và báo ngay cho các bác sĩ về sự xuất hiện của các tác dụng phụ mới hoặc sự thay đổi của các tác dụng phụ ở trẻ sau khi điều trị bệnh bạch cầu cấp tính dòng tế bào Lympho (ALL). Dựa vào đó, các bác sĩ sẽ tìm cách điều trị hoặc kiểm soát các tác dụng phụ nhằm giúp trẻ cảm thấy thoải mái đồng thời tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng.
Đôi khi, các tác dụng phụ vật lý có thể kéo dài sau khi điều trị kết thúc, đây là các tác dụng phụ dài hạn. Chúng có thể xảy ra vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau khi điều trị. Điều trị các tác dụng phụ một phần quan trọng trong chăm sóc sau điều trị cho trẻ bị ALL.
2. Theo dõi cảm xúc và hiệu ứng xã hội
Gia đình bạn có thể gặp một số hiệu ứng cảm xúc và xã hội cũng như các tác động vật lý sau khi chẩn đoán ung thư. Điều này có thể bao gồm việc xử lý các cảm xúc khó khăn, chẳng hạn như lo lắng hoặc tức giận hoặc căng thẳng. Đôi khi, bệnh nhân và gia đình họ gặp vấn đề trong việc thể hiện cảm giác của họ với người thân hoặc mọi người không biết phải nói gì để đáp lại.
Một số người đã phát hiện ra rằng nói chuyện với một nhà tâm lý học, cố vấn hoặc thành viên của nhóm chăm sóc bệnh nhân ung thư có thể giúp họ có cách đối phó và nói chuyện về ung thư hiệu quả hơn.
3. Theo dõi tái phát
Mục tiêu của chăm sóc theo dõi là kiểm tra tái phát, điều đó có nghĩa là ung thư có thể quay trở lại. Ung thư tái phát vì các khu vực nhỏ của tế bào ung thư có thể vẫn không bị phát hiện trong cơ thể. Theo thời gian, các tế bào này có thể tăng số lượng cho đến khi chúng hiển thị trên kết quả xét nghiệm hoặc gây ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng.
Trong suốt quá trình chăm sóc theo dõi, bác sĩ đã nắm rõ tiền sử bệnh lý của bạn sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cá nhân về nguy cơ ung thư tái phát. Bác sĩ sẽ đưa ra những câu hỏi cụ thể về tình trạng sức khỏe của người bệnh. Trong quá trình chăm sóc theo dõi thường xuyên, một số bệnh nhân có thể sẽ được làm các xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm hình ảnh, việc chỉ định các xét nghiệm này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại ung thư và giai đoạn bệnh tại thời điểm được chẩn đoán lần đầu và các loại điều trị trước đó.
Việc dự đoán kết quả trước khi làm xét nghiệm hoặc khi chờ đợi kết quả chỉ gây thêm căng thẳng cho bạn và các gia đình. Điều này gọi là “scan-xiety’, tạm dịch là những lo lắng, sợ hãi khi phải làm xét nghiệm hình ảnh để kiểm tra ung thư.
4. Giải quyết vấn đề tài chính
Điều trị ung thư rất tốn kém và cần nhiều thời gian. Đây chính là nguyên nhân gây nên tình trạng căng thẳng và lo lắng cho các gia đình đối phó với chẩn đoán ung thư. Ngoài chi phí điều trị, gia đình và người thân của những bệnh nhân ung thư còn phải gánh thêm các khoản chi phí ngoài dự kiến liên quan đến việc chăm sóc con cái. Cần phải có một kế hoạch tài chính rõ ràng để giảm bớt phần nào gánh nặng tâm lý cho chính người bệnh và gia đình người bệnh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chia sẻ vấn đề tài chính với các những người thân yêu để giảm bớt nỗi lo này.
5. Giữ hồ sơ sức khỏe của người bệnh
Bạn cần lưu giữ hồ sơ cá nhân về thông tin y tế của trẻ Bác sĩ sẽ đưa cho người thân hồ sơ sức khỏe của người bệnh. Bằng cách đó, khi đứa trẻ bước vào tuổi trưởng thành, nó có một lịch sử rõ ràng về căn bệnh như chẩn đoán, phương pháp điều trị và các khuyến nghị của bác sĩ về lịch trình chăm sóc theo dõi tiến triển của bệnh.
Một số trẻ cần được tiếp tục gặp bác sĩ điều trị ung thư trong khi những người khác chuyển trở lại chăm sóc cho bác sĩ gia đình hoặc một chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác. Quyết định này phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm loại và phân loại ung thư, tác dụng phụ, quy tắc bảo hiểm y tế và sở thích cá nhân của gia đình bạn. Nói chuyện với nhóm chăm sóc sức khỏe về chăm sóc y tế liên tục của con bạn và bất kỳ mối quan tâm nào của bạn về sức khỏe tương lai của trẻ.
Nguồn tham khảo: Cancer.net
XEM THÊM: