Primperan (metoclopramid) được dùng để điều trị rối loạn nhu động dạ dày – ruột, buồn nôn và nôn? Cần lưu ý gì khi dùng thuốc Primpéran? Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về thuốc Primperan.
1. Thuốc primperan có tác dụng gì?
Chỉ định:
- Điều trị triệu chứng buồn nôn và nôn do đau nửa đầu cấp.
- Buồn nôn và nôn muộn (nhưng không cấp tính) do hóa trị liệu, do xạ trị.
- Ngăn ngừa các cơn buồn nôn và nôn hậu phẫu.
- Trẻ em từ 1 – 18 tuổi: Thuốc được lựa chọn hàng hai để dự phòng buồn nôn và nôn muộn do hóa trị liệu và để điều trị buồn nôn và nôn sau phẫu thuật
Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với thuốc hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc
đã từng không dung nạp với thuốc trước đây. - Tắc cơ học, thủng đường tiêu hóa hoặc chống nôn sau phẫu thuật
đường tiêu hóa mới được 3 – 4 ngày do thuốc gây tăng nhu động đường tiêu hóa. - Xuất huyết đường tiêu hóa.
- Người bệnh đã từng bị động kinh.
- Người bị u tế bào ưa crôm, vì thuốc có thể gây cơn tăng huyết áp ở những người mắc bệnh này.
- Đã từng bị methemoglobin huyết.
- U tủy thượng thận hoặc nghi ngờ u tủy thượng thận do nguy cơ gây
các cơn tăng huyết áp kịch phát. - Bị rối loạn vận động do metoclopramid hoặc rối loạn vận động do thuốc an thần trước đó.
- Chống chỉ định dùng cho trẻ nhỏ <1 tuổi.
2. Cách dùng và liều dùng thuốc Primperan
Cách dùng:
Dùng trước bữa ăn 30 phút và lúc đi ngủ.
Liều dùng:
Buồn nôn và nôn; Dự phòng buồn nôn và nôn liên quan đến hóa trị hoặc xạ trị 10 mg cho đến khi điều trị. Tối đa: 30 mg hoặc 0,5 mg/kg/ngày, tối đa 5 ngày.
GERD 10-15mg lên đến 4 lần/ngày tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Tối đa: 60 mg/ngày, tối đa 12 tuần.
Ứ đọng dạ dày tiểu đường
- Đối với các biểu hiện sớm: 10 mg đến 4 lần / ngày trong 2-8 tuần. Tối đa: 40 mg/ngày. Ưu tiên kiểm tra phóng xạ của đường tiêu hóa trên;
- Đặt nội khí quản ruột non 10-20 mg như một liều duy nhất.
3. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Primperan
- Tiêu chảy, buồn nôn.
- Mệt mỏi và yếu cơ bất thường.
- Gây ra trạng thái ngủ gà, rối loạn trương lực cơ cấp tính đặc biệt ở những người bệnh nữ trẻ, bồn chồn,
- Rối loạn ngoại tháp, hội chứng Parkinson và chứng đứng ngồi không yên, trầm cảm.
- Táo bón, buồn nôn, khô miệng bất thường.
- Mất kinh, tăng prolactin huyết.
- Rối loạn trương lực cơ, rối loạn vận động, giảm khả năng nhận thức.
- Ảo giác.
- Nhịp tim chậm (đặc biệt với các chế phẩm dùng đường tiêm
tĩnh mạch). Cảm giác sưng vú, tăng mẫn cảm.
4. Các tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng cùng lúc với thuốc Primperan
- Levodopa.
- Rượu.
- Thuốc kháng cholinergic và dẫn xuất morphin.
- Barbiturat, clonidin và các thuốc liên quan.
- Thuốc an thần: Có thể làm tăng tác dụng của các thuốc an thần kinh
và gây rối loạn ngoại tháp. - Thuốc hệ serotonergic: Có thể tăng nguy cơ gặp hội chứng serotonin.
- Digoxin.
- Cyclosporin.
- Mivacurium và suxamethonium.
Fluoxetin và paroxetin.
5. Lưu ý khi dùng thuốc Primpéran
- Cần hướng dẫn cẩn thận cho người bệnh trước khi dùng.
- Cảnh báo thuốc có thể làm ảnh hưởng đến lái xe, điều khiển máy móc.
- Phản ứng ngoại tháp có thể xảy ra trong khi điều trị metoclopramid, đặc biệt ở trẻ em và ở người lớn <30 tuổi, hoặc khi dùng liều cao (dự phòng buồn nôn và nôn do hóa trị liệu trong điều trị ung thư).
- Nguy cơ tác hại về thần kinh như tác dụng ngoại tháp và loạn động muộn nguy hại hơn lợi ích điều trị lâu dài hoặc điều trị liều cao.
- Chỉ dùng metoclopramid ngắn ngày (tối đa 5 ngày).
- Không khuyến cáo dùng metoclopramid trong các bệnh mãn tính như dạ dày giảm co bóp, khó tiêu và bệnh trào ngược dạ dày – thực quản và làm thuốc bổ trợ trong các thủ thuật ngoại khoa.
- Ngừng metoclorpamid ở người có triệu chứng loạn động muộn.
- Thận trọng hoặc tốt nhất không dùng metoclopramid cho người có hội chứng Parkinson.
- Nếu có hội chứng ác tính do thuốc an thần kinh, phải ngừng ngay metoclopramid. Thuốc này cũng không dùng cho người có bệnh sử trầm cảm.
- Phải thận trọng khi dùng metoclopramid để dự phòng buồn nôn và nôn sau phẫu thuật, vì thuốc có thể kích thích nhu động đường tiêu hóa làm tăng áp lực trên đường khâu nối hoặc đóng ruột.
- Người bệnh có tổn thương gan hoặc thận hoặc người suy tim có nguy cơ giữ nước hoặc giảm kali huyết, nên phải theo dõi khi điều trị. Nếu có triệu chứng giữ nước, phải ngừng thuốc ngay.
Lưu ý với phụ nữ có thai và cho con bú:
Phụ nữ mang thai
- Metoclopramid qua được nhau thai và metoclopramid có thể an toàn cho phụ nữ mang thai.
- Tuy nhiên, khi dùng thuốc vào cuối thai kỳ có thể xuất hiện triệu chứng ngoại tháp ở trẻ sơ sinh. Do đó, cần theo dõi thận trọng trẻ sau khi sinh nếu dùng thuốc trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Phụ nữ cho con bú
- Metoclopramid bài tiết qua sữa mẹ nên trẻ bú mẹ có thể gặp các tác dụng không mong muốn do thuốc.
- Do đó không khuyến cáo dùng metoclopramid trong thời kỳ cho con bú.
- Trên đối tượng phụ nữ cho con bú có sử dụng metoclopramid, cần cân nhắc ngừng thuốc.
6. Xử trí khi dùng quá liều
Triệu chứng: Rối loạn ngoại tháp, lơ mơ, lú lẫn, tình trạng ngủ gà (nặng), ngừng tim, ngừng thở. Các triệu chứng này cũng có thể gặp khi dùng liều bình thường nhưng hiếm, đặc biệt hay gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi khi sử dụng liều cao để điều trị nôn và buồn nôn do thuốc chống ung thư.
Xử trí: Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
Nếu xảy ra rối loạn ngoại tháp, sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng gồm benzodiazepin ở trẻ nhỏ và/hoặc các thuốc kháng cholinergic điều trị Parkinson ở người lớn.
Nếu ngộ độc cấp và chưa mê, có thể rửa dạ dày. Nếu hôn mê, đặt nội khí có bóng chèn trước khi rửa dạ dày.
7. Cách bảo quản thuốc Primperan
- Bảo quản ở nhiệt độ 15 – 30 độ C
- Để thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát
- Tránh xa tầm với của trẻ em, trẻ nhỏ và cả thú cưng trong nhà.
- Không dùng thuốc đã hết hạn sử dụng.
Thuốc Primperan là một biệt dược có chứa hoạt chất metoclopramid được dùng trong điều trị nôn do nhiều nguyên nhân. Trong khi dùng thuốc, bệnh nhân có thể trải qua những tác dụng phụ thậm chí ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày: suy nhược, yếu cơ,... Do đó, bệnh nhân cần theo dõi các triệu chứng do thuốc gây ra, nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hãy gọi ngay cho bác sĩ để được xử trí kịp thời.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.