Lưu trữ tế bào gốc (TBG) từ máu cuống rốn (MCR) và mô dây rốn (MDR) là phương pháp bảo tồn nguồn tế bào gốc quý giá ngay sau khi trẻ ra đời.
Sự kiện ghép tế bào gốc từ máu cuống rốn đầu tiên để chữa bệnh diễn ra tại Pháp vào năm 1988, cứu sống cậu bé Matthew Farrow, 5 tuổi, mắc bệnh thiếu máu Fanconi. Từ đó đến nay, hơn 60.000 đơn vị tế bào gốc đã được sử dụng để điều trị bệnh tật, chứng minh giá trị vô giá của việc lưu trữ TBG MCR cho con.
Lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn được bao lâu? Tế bào có “già” đi theo thời gian lưu trữ hay không?
Nghiên cứu của Karen K. Ballen năm 2013 trong bài viết "Umbilical Cord Blood Transplantation: The First 25 Years and Beyond" cùng với nghiên cứu "Cord Blood (CB) Stability and Potency Evaluation" của Andromachi Scaradavou (2016) đã khẳng định rằng tế bào gốc từ máu cuống rốn có khả năng duy trì tính ổn định và khả năng phục hồi qua nhiều thập kỷ lưu trữ âm sâu. Cũng theo nghiên cứu "Age of the Cord Blood (CB) Unit: Impact of Long-Term Cryopreservation and Storage on Transplant Outcome" của Andromachi Scaradavou, TBG MCR vẫn giữ được tính hiệu quả khi sử dụng cho ghép tế bào gốc, dù được bảo quản trong thời gian dài.
Mới đây, nghiên cứu "Long-Term Stability of Cord Blood Units After 29 Years of Cryopreservation" (2024) của Stefanie Liedtke đã khẳng định rằng các đơn vị máu cuống rốn, dù đã lưu trữ hơn 29 năm, vẫn duy trì chất lượng cao và hiệu quả trong cấy ghép tế bào gốc. Tỷ lệ sống sót của tế bào gốc và khả năng phân chia không suy giảm đáng kể theo thời gian.
Tất cả các nghiên cứu này đều chỉ ra rằng với phương pháp lưu trữ và xử lý phù hợp, tế bào gốc từ máu cuống rốn không bị "già" đi, mà vẫn duy trì khả năng sống và phân chia trong nhiều năm.
Mẫu lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn tại Vinmec

Làm thế nào để lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn đúng cách?
Để đảm bảo chất lượng TBG MCR, việc xử lý và lưu trữ phải đạt tiêu chuẩn cao. Trong nghiên cứu "Cord Blood Stem Cells Do Not “Age”—Under Proper Banking Conditions" (2024), Andromachi Scaradavou khẳng định rằng phương pháp đông lạnh sâu với tốc độ kiểm soát chặt chẽ và bảo quản trong môi trường ổn định là yếu tố quan trọng giúp duy trì chất lượng tế bào gốc. Hệ thống lưu trữ tự động và quy trình rã đông đúng cách cũng là những yếu tố quyết định giúp tế bào gốc không bị giảm sút chất lượng theo thời gian.
Các ngân hàng tế bào gốc đạt chứng nhận quốc tế như AABB (Association for the Advancement of Blood & Biotherapies) đảm bảo quy trình bảo quản tối ưu, giúp duy trì chất lượng tế bào gốc lâu dài.

Ngân hàng mô Vinmec: Lựa chọn uy tín tại Việt Nam
Tại Việt Nam, Ngân hàng mô Vinmec đã trang bị hệ thống xử lý mẫu tự động, hệ thống hạ lạnh tiêu chuẩn và chương trình kiểm tra chất lượng mẫu định kỳ nghiêm ngặt. Ngân hàng mô Vinmec đã được chứng nhận AABB nhiều năm, cam kết bảo quản tối ưu và duy trì chất lượng tế bào gốc qua thời gian.
Quy trình bảo quản Tế bào gốc tại Vinmec
Toàn bộ quy trình tư vấn, thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối tế bào gốc từ máu cuống rốn của Vinmec được kiểm soát nghiêm ngặt, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo an toàn, thời gian lưu trữ lâu dài và chất lượng đáp ứng cho điều trị bệnh.
Vinmec là đơn vị y tế duy nhất tại Việt Nam và là 1 trong 5 ngân hàng mô trên toàn cầu đạt được chứng nhận quốc tế cho toàn bộ quy trình thu thập và phân phối tế bào gốc từ 4 nguồn: máu cuống rốn, mô dây rốn, tủy răng sữa và mô mỡ. Vinmec cũng là đơn vị tiên phong tại Việt Nam và khu vực trong việc kết hợp lưu trữ và ứng dụng tế bào gốc vào điều trị
Kết luận
Lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn và mô dây rốn không chỉ mang lại lợi ích sức khỏe cho cá nhân mà còn mở ra cơ hội lớn trong y học tái tạo. Các nghiên cứu khoa học đã khẳng định rằng tế bào gốc MCR có thể duy trì chất lượng lâu dài nếu được lưu trữ đúng cách. Việc lựa chọn ngân hàng lưu trữ đạt tiêu chuẩn quốc tế như AABB sẽ giúp bảo vệ nguồn tài nguyên y tế quý giá cho tương lai của con bạn.
Tài liệu tham khảo:
- Ballen KK, Gluckman E, Broxmeyer HE. Umbilical cord blood transplantation: the first 25 years and beyond. Blood. 2013 Jul 25;122(4):491-8. doi: 10.1182/blood-2013-02-453175
- Andromachi Scaradavou, Ludy Dobrila, M Susana Albano, et al; Cord Blood (CB) Stability and Potency Evaluation: Consistent, Predictable Recovery of Hematopoietic Progenitor Cells (HPC) and High CD34+ Cell Viability in Stored Cord Blood Units (CBU) of the National Cord Blood Program (NCBP). Blood 2016; 128 (22): 2175. doi: https://doi.org/10.1182/blood.V128.22.2175.2175
- Stefanie Liedtke, Sabine Többen, Holger Gressmann, Andrea Meyer, Pablo E Verde, Eliane Gluckman, Gesine Kogler, Long-Term Stability of Cord Blood Units After 29 Years of Cryopreservation: Follow-Up Data From the José Carreras Cord Blood Bank, Stem Cells Translational Medicine, Volume 13, Issue 1, January 2024, Pages 30–42, https://doi.org/10.1093/stcltm/szad071
- Scaradavou A, Stevens CE, Dobrila L, Sung D, Rubinstein P. “Age” of the cord blood (CB) unit: impact of long-term cryopreservation and storage on transplant outcome. Blood. 2007;110(11):20332033. https://doi.org/10.1182/blood.v110.11.2033.2033
- Mitchell R, Wagner JE, Brunstein CG, et al. Impact of long-term cryopreservation on single umbilical cord blood transplantation outcomes. Biol Blood Marrow Transplant. 2015;21(1):50-54. https://doi.org/10.1016/j.bbmt.2014.09.002
- Broxmeyer HE, Srour EF, Hangoc G, et al. High-efficiency recovery of functional hematopoietic progenitor and stem cells from human cord blood cryopreserved for 15 years. Proc Natl Acad Sci USA. 2003;100(2):645-650. https://doi.org/10.1073/pnas.0237086100
- Yamamoto S, Ikeda H, Toyama D, et al. Quality of long-term cryopreserved umbilical cord blood units for hematopoietic cell transplantation. Int J Hematol. 2011;93(1):99-105. https://doi. org/10.1007/s12185-010-0755-x
- Reich-Slotky R, Vasovic LV, Land KJ, et al. Cryopreserved hematopoietic stem/progenitor cells stability program-development, current status and recommendations: a brief report from the AABBISCT joint working group cellular therapy product stability project team. Cytotherapy. 2022;24(5):473-481. https://doi.org/10.1016/j. jcyt.2022.03.001