Bệnh suy thận mãn tính khiến thận của người bệnh mất dần chức năng lọc máu, đào thải các chất độc trong máu ra khỏi cơ thể. Người bị suy thận mãn tính giai đoạn cuối phải tiến hành lọc máu để bù đắp thiếu sót của chức năng này, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
1. Nguyên nhân suy thận mãn tính giai đoạn cuối
Hầu hết các bệnh về thận có tiến triển khá nhanh. Bệnh sẽ tấn công vào các nephron, các đơn vị lọc nhỏ nhất của thận, làm giảm chức năng lọc máu, lâu dần bệnh nhân mất hẳn chức năng này và trở thành bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy thận mãn tính giai đoạn cuối là tăng huyết áp và tiểu đường.
Người bị tăng huyết áp sẽ khiến áp lực trong các mạch máu nhỏ của thận tăng lên, khiến mạch máu thận bị tổn thương, ảnh hưởng đến chức năng lọc máu.
Bệnh nhân bị tiểu đường sẽ không phân giải được glucose trong máu đúng cách, chỉ số đường huyết luôn ở mức cao, lâu ngày sẽ gây hại cho thận.
Ngoài hai nguyên nhân chính kể trên, còn có một vài nguyên nhân khác dẫn đến suy thận mãn tính giai đoạn cuối như:
- Trào ngược bàng quang - niệu quản
- Viêm cầu thận
- Tắc nghẽn đường tiết niệu lâu dài
- Tuyến tiền liệt tăng sinh quá mức
- Bất thường bẩm sinh ở ổ bụng
- Một số loại bệnh ung thư...
2. Đối tượng dễ mắc bệnh suy thận mãn tính giai đoạn cuối
Các đối tượng dễ có nguy cơ mắc bệnh mãn tính giai đoạn cuối cao hơn người bình thường bao gồm:
- Bệnh nhân tiểu đường
- Bệnh nhân tăng huyết áp
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý về thận như: sỏi thận, thận đa nang, viêm thận kẽ, viêm bể thận...
- Người có người thân bị suy thận mãn tính giai đoạn cuối
Sự suy giảm chức năng thận nhanh chóng là dấu hiệu khởi sinh suy thận mãn tính giai đoạn cuối.
3. Triệu chứng suy thận mãn tính giai đoạn cuối
- Lượng nước tiểu giảm
- Mất dần khả năng đi tiểu
- Người mệt mỏi, mất sức, khó chịu
- Đau đầu, chóng mặt
- Buồn nôn, nôn
- Ăn không ngon
- Sụt cân nhanh chóng
- Da khô, ngứa ngáy
- Đau nhức xương
- Khó tập trung, dễ nhầm lẫn
- Dễ bị bầm tím trên da
- Thường xuyên chảy máu cam
- Tê bì chân tay
- Hơi thở có mùi
- Hay khát nước
- Hay nấc cục
- Phụ nữ kinh nguyệt không đều
- Giảm ham muốn tình dục
- Hội chứng chân không yên, gặp các vấn đề về giấc ngủ
- Sưng phù hai chân, hai tay
Nếu có các triệu chứng bất thường kể trên, người bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng và biến chứng.
4. Phương pháp chẩn đoán suy thận mãn tính giai đoạn cuối
Chẩn đoán suy thận mãn tính giai đoạn cuối dựa vào các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm nước tiểu: Đo chỉ số protein trong máu và nước tiểu. Nếu xuất hiện các thành phần protein bất thường thì chứng tỏ thận đang gặp vấn đề.
- Xét nghiệm creatinin huyết thanh: Kiểm tra xem có sự xuất hiện của creatinin trong máu hay không. Đây là một loại chất thải mà thận có chức năng loại bỏ ra khỏi cơ thể.
- Xét nghiệm ure máu (BUN): Đo nồng độ nitơ urê trong máu.
Ước tính mức độ lọc cầu thận (GFR): Nhằm tính toán được mức độ lọc cầu thận.
5. Phương pháp điều trị suy thận mãn tính giai đoạn cuối
Để điều trị suy thận mãn tính giai đoạn cuối, bệnh nhân cần được lọc máu hoặc chạy thận hay cấy ghép thận. Một số trường hợp cũng có thể điều trị hiệu quả chỉ bằng cách thay đổi lối sống phù hợp.
Bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ, uống thuốc đúng liều. Nếu bệnh nhân bị tăng huyết áp hoặc tiểu đường thì cần kiểm soát tình trạng bệnh để ngăn ngừa suy thận mãn tính giai đoạn cuối.
6. Suy thận mãn tính giai đoạn cuối có thể chữa khỏi không?
Suy thận mãn tính giai đoạn cuối rất nguy hiểm. Việc không còn chức năng lọc bỏ chất độc hại, cặn bã ra khỏi cơ thể khiến chất độc tích tụ lại, đe dọa tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu được điều trị tích cực và kịp thời, bệnh nhân có thể kéo dài sự sống. Nếu không được điều trị, bệnh nhân suy thận mãn tính giai đoạn cuối có thể chết chỉ sau vài tháng mắc bệnh, thậm chí là ít hơn nếu có các bệnh lý khác đi kèm như: Tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường...
Điều quan trọng là bệnh nhân cần kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp ở mức ổn định. Đây là hai yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng bệnh suy thận mãn tính giai đoạn cuối.
Lọc máu, chạy thận, cấy ghép thận sẽ giúp bệnh nhân có những thay đổi tích cực. Tham khảo ý kiến bác sĩ, người thân để có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City cung cấp dịch vụ chạy thận nhân tạo với chất lượng cao, cơ sở vật chất hiện đại, thiết bị cao cấp, giá thành hợp lý.
Bệnh nhân lọc máu điều trị suy thận mãn tính giai đoạn cuối tại Vinmec sẽ được đảm bảo quy trình chặt chẽ, chính xác, an toàn với phương pháp chạy thận nhân tạo HDF online trên hệ thống máy 5008S thế hệ mới. Đây là phương pháp tiên tiến trên thế giới giúp loại trừ số lượng lớn các chất có trọng lượng phân tử trung bình bị tích tụ lại ở bệnh nhân suy thận mãn, ổn định huyết áp, giảm các biến chứng của lắng đọng β2-microglobuline. Bệnh nhân sẽ không còn cảm giác ngứa, nhức mỏi tay chân, đau xương khớp, rối loạn cảm giác thần kinh ngoại vi so với khi chạy thận nhân tạo bằng các phương pháp khác.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City sử dụng các thiết bị tối tân, hàng đầu trong lĩnh vực lọc máu, nâng cao hiệu quả điều trị, giảm bớt đau đớn, áp lực cho bệnh nhân.
Dịch vụ khám và điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân chu đáo, chất lượng:
- Phát hiện sớm bệnh thận
- Điều trị bảo tồn cho bệnh nhân thận mạn tính
- Tư vấn lựa chọn phương pháp điều trị thay thế thận cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối
- Lọc thận chu kỳ, lọc thận cho bệnh nhân cấp cứu và suy thận cấp, lọc máu liên tục (CRRT)
- Tư vấn, theo dõi điều trị trước và sau ghép thận
- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City có các phiên dịch đa ngôn ngữ (tiếng Anh, Pháp, Hàn, Nhật), dày dạn kinh nghiệm dịch thuật trong lĩnh vực y tế, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng chạy thận nhân tạo khi cần thiết.
Khách hàng có thể trực tiếp đến Vinmec Times City để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0243 9743 556 để được hỗ trợ.