Thuốc chứa Steroid có tác dụng điều trị viêm chẳng hạn như viêm khớp, đau dây thần kinh... Tuy nhiên, chúng cũng có tác dụng chính trong việc chuyển hoá canxi, vitamin và xương. Điều này có thể dẫn đến các hiện tượng như: mất xương, loãng xương và gãy xương. Vì vậy, sử dụng thuốc có chứa steroid cần được tư vấn và kê đơn bởi các bác sĩ chuyên khoa để làm giảm nguy cơ ảnh hưởng của thuốc lên xương.
1. Loãng xương
Loãng xương là tình trạng xương trở nên yếu và giòn - dễ gãy khi ngã hoặc thậm chí là áp lực nhẹ như cúi xuống hoặc cũng có thể gây ra gãy xương. Gãy xương liên quan đến loãng xương thường xảy ra ở hông, cổ tay hoặc cột sống.
Xương luôn ở trạng thái thay đổi mới liên tục - xương mới được tạo ra và xương cũ bị phá huỷ. Khi còn trẻ, cơ thể tạo xương mới nhanh hơn phá vỡ xương cũ, dẫn đến khối lượng xương sẽ được tăng lên. Sau đầu những năm 20, quá trình này chậm lại và hầu hết mọi người đều đạt khối lượng xương cao nhất ở tuổi 30. Khi già đi, khối lượng xương mất nhanh hơn so với khi nó được tạo ra.
Loãng xương đến hưởng đến cả nam giới và phụ nữ thuộc mọi chủng tộc. Nhưng, phụ nữ da trắng và phụ nữ Châu Á- đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi đã mãn kinh - có nguy cao nhất. Tuy nhiên, sử dụng thuốc, hay có chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa mất xương hoặc tăng sự củng cố cho xương yếu.
Khả năng mắc bệnh loãng xương phụ thuộc một phần vào khối lượng xương đạt được khi còn trẻ. Khối lượng xương đạt đỉnh có phần di truyền và thay đổi theo nhóm dân tộc. Khối lượng xương đỉnh càng cao càng có nhiều xương để dự trữ và càng ít có khả năng mắc bệnh loãng xương khi tuổi tăng lên.
Loãng xương thông thường không có triệu chứng gì ở giai đoạn đầu cũng như có triệu chứng của mất xương. Nhưng một khi xương bị suy yếu do loãng xương thì sẽ có một số dấu hiệu như: đau lưng (có thể do một đống sống bị gãy gây nên), mất chiều cao theo thời gian, lưng khom, xương đòn có thể dễ dàng bị gãy.
Gãy xương, đặc biệt là ở cột sống hoặc hông là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh loãng xương có thể dẫn đến tàn tật và thậm chí tăng nguy cơ tử vong trong năm đầu tiên sau chấn thương. Trong một số trường hợp gãy xương cột sống có thể xảy ngay cả khi không bị ngã. Xương tạo nên cột sống có thể yếu và dễ vỡ vụn dẫn đến đau lưng, mất chiều cao và tư thế gập người về phía trước.
2. Thuốc Steroid
Steroid còn được gọi là corticosteroid bao gồm các loại thuốc như prednison và cortisone có tác dụng chống viêm. Steroid là một phiên bản hormone nhân tạo thường được sản xuất bởi tuyến thượng thận là hai tuyến nhỏ được tìm thấy ở trên thận. Khi sử dụng steroid với liều cao hơn cơ thể tạo ra, nó sẽ làm giảm đỏ và sưng (viêm). Bên cạnh đó, Steroid cũng làm giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch, đó được coi là sự bảo vệ tự nhiên của cơ thể chống lại bệnh tật và nhiễm trùng. Điều này có thể giúp điều trị các tình trạng tự miễn dịch chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus gây ra bởi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn tấn công cơ thể.
Steroid có nhiều dạng khác nhau và các loại chính là:
- Dạng viên, siro và chất lỏng chẳng hạn như prednisone
- Thuốc hít và thuốc xịt mũi, chẳng hạn như beclometasone và flnomasone
- Dạng tiêm (được đưa vào khớp, cơ hoặc mạch máu), chẳng hạn như methylprednisolone
- Kem, kem dưỡng da và gel chẳng hạn như kem dưỡng da hydrocortison
Hầu hết các steroid đều được sử dụng bởi kê đơn của bác sĩ, nhưng cũng có một số ít (như là kem và thuốc xịt mũi) có thể tự mua ở hiệu thuốc.
Steroid không có xu hướng gây ra các tác dụng phụ đáng kể nếu chúng được sử dụng trong một thời gian ngắn và ở liều thấp. Nhưng đôi khi chúng lại có thể gây ra tác dụng phụ khó chịu, chẳng hạn như tăng sự thèm ăn, thay đổi tâm trạng và khó ngủ. Tình trạng này thường phổ biến ở loại steroid dạng viên. Các tác dụng phụ thường sẽ hết khi kết thúc quá trình điều trị. Nhưng vẫn cần phải trao đổi với bác sĩ về tình trạng ngày. Bởi khi ngừng liệu trình dùng thuốc theo quy định nó có thể gây ra tác dụng phụ khó chịu hơn.
Steroid thường được sử dụng trong các bệnh: hen suyễn, bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), nổi mề đay, đau khớp hoặc cơ bắp (chẳng hạn như viêm khớp, khuỷu tay, vai), đau dây thần kinh bị kích thích hoặc bị mắc kẹt (đau thần kinh tọa), viêm ruột (bệnh Crohn), bệnh đa xơ cứng.
3. Tác dụng của steroid đối với xương
Thuốc steroid có tác dụng chính trong việc chuyển hoá canxi, vitamin và xương. Điều này có thể dẫn đến mất xương, loãng xương và gãy xương. Khi thuốc steroid được sử dụng ở liều cao, mất xương có thể xảy ra nhanh chóng. Điều quan trọng cần biết là không phải tất cả những dùng steroid đều bị mất xương. Tỷ lệ mất xương sẽ là khác nhau giữa những người sử dụng thuốc steroid. Nguyên nhân của sự khác biệt này chưa được biết nhưng có lẽ bao gồm cả sự khác biệt về liều steroid, ảnh hưởng của một số bệnh tiềm ẩn đối với việc mất xương và có lẽ ở một số người dễ bị di truyền hơn do tác dụng của thuốc steroid. Ví dụ, phụ nữ mãn kinh sử dụng thuốc steroid lâu hơn sáu tháng có nguy cơ mất xương cao nhất.
Mất xương xảy ra nhanh nhất trong 6 tháng đầu sau khi bắt đầu dùng steroid đường uống. Sau 12 tháng sử dụng steroid, mất xương thường chậm hơn. Bên cạnh đó, một số người cũng rất lo ngại về tác dụng của thuốc steroid dạng hít. Steroid dạng hít ít có khả năng gây mất xương hơn so với steroid dùng qua đường uống. Điều này cho thấy, steroid liều cao, steroid dạng hít đều có thể là yếu tố nguy cơ gây mất xương. Thuốc steroid chỉ sử dụng trong vài ngày hoặc bôi lên da không liên quan đến sự mất xương.
Tác động chính của thuốc steroid lên xương là gãy xương xảy ra phổ biến nhất ở cột sống và xương sườn. Thuốc steroid (đường uống) bằng hoặc hơn 5mg thuốc dạng tiêm sử dụng hàng ngày có thể gây ra nguy cơ gãy xương. Cho nên, nguy cơ gãy xương càng tăng khi liều lượng thuốc steroid tăng. Gần 1 trong 3 phụ nữ mãn kinh thường xuyên dùng thuốc steroid sẽ bị gãy xương cột sống. Một người sử dụng steroid có nguy cơ gãy xương cột sống cao hơn gấp đôi so với một người không sử dụng thuốc. Nguy cơ gãy xương sẽ giảm đi nếu dừng sử dụng thuốc.
Điều đáng lưu ý khi sử dụng thuốc steroid cần được sự giám sát và kê đơn của bác sĩ, cùng với sự đánh giá tất cả các yếu tố nguy cơ đối với bệnh loãng xương.
4. Có thuốc nào bảo vệ xương trong quá trình điều trị với thuốc steroid không?
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt các loại thuốc để ngăn ngừa mất xương và giảm nguy cơ gãy xương liên quan đến bệnh loãng xương cho những người thường xuyên sử dụng thuốc steroid trong một thời gian dài.
5. Một số biện pháp phòng ngừa loãng xương
Phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương bao gồm:
- Chế độ ăn đa dạng, giàu chất dinh dưỡng bao gồm nhiều trái cây và rau quả.
- Lựa chọn các loại thực phẩm để có hàm lượng canxi cần thiết bổ sung cho xương
- Bổ sung vitamin D
- Hoạt động thể chất mỗi ngày (ví dụ: đi bộ , leo cầu thang hoặc khiêu vũ...)
- Không sử dụng thuốc lá. Nếu đã/ đang hút thuốc thì nên từ bỏ thuốc lá
- Hạn chế sử dụng rượu
Nếu đang sử dụng thuốc steroid thường xuyên thì ngoài việc điều chỉnh thói quen hàng ngày, thì bạn nên sử dụng thêm thuốc bổ trợ để tránh nguy cơ gây loãng xương. Quyết định có sử dụng thuốc bổ trợ hay không còn phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm mật độ xương (BMD) - xét nghiệm được thực hiện trước khi sử dụng thuốc steroid, liều lượng và thời gian dự kiến của thuốc steroid cùng với sự đánh giá các yếu tố nguy cơ khác với bệnh loãng xương. Những thông tin về thuốc và cách thức sử dụng cần được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa để có lựa chọn tốt nhất.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec không chỉ là địa chỉ thăm khám, điều trị các bệnh lý mà còn nổi tiếng với các dịch vụ y tế, tư vấn chăm sóc sức khỏe toàn diện.
Quý khách có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline bệnh viện theo từng khu vực tại đây để được hỗ trợ.
Nguồn tham khảo: nhs.uk, health.ny.gov