Suy nghĩ nhiều mệt mỏi do tình trạng lo lắng kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Hầu hết các cơ quan trong cơ thể đều bị ảnh hưởng như hệ thần kinh, cơ bắp, tim mạch, hệ miễn dịch, v.v. Do đó, bạn cần tìm cách để loại bỏ tình trạng lo lắng, đưa cơ thể trở về trạng thái khỏe mạnh.
1. Khi nào lo lắng được gọi là quá mức?
Tình trạng lo lắng được gọi là quá mức khi suy nghĩ tiêu cực quá nhiều trong một vài tuần mà không thể rũ bỏ, hoặc bắt đầu gây cản trở đến công việc và các hoạt động sống hàng ngày. Nó có thể gây ra tình trạng suy nghĩ nhiều mệt mỏi, rối loạn lo âu và các vấn đề sức khỏe khác. Việc điều trị bằng thuốc và các liệu pháp tinh thần có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng lo lắng kéo dài.
XEM THÊM: Giữ tinh thần lạc quan có thể kéo dài cuộc sống của bạn
2. Lo lắng ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
2.1. Hệ thần kinh
Hệ thần kinh được cấu tạo nên ở não, tủy sống, dây thần kinh và các tế bào thần kinh. Việc suy nghĩ tiêu cực quá nhiều có thể kích thích hệ thần kinh sản sinh các “hormone căng thẳng” làm tăng nhịp tim, nhịp thở, lượng đường trong máu và tăng cường máu đến cánh tay và chân. Theo thời gian, điều này có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của tim, mạch máu, cơ và các hệ thống khác trong cơ thể.
2.2. Cơ bắp
Khi bạn trở nên suy nghĩ nhiều mệt mỏi vì một vấn đề nào đó, các cơ ở vai và cổ có thể căng lên dẫn đến đau nửa đầu hoặc đau đầu do căng thẳng. Việc áp dụng các kỹ thuật xoa bóp hoặc thư giãn như hít thở sâu và yoga có thể giúp cải thiện tình trạng này.
2.3. Hơi thở
Lo lắng gây suy nghĩ tiêu cực quá nhiều có thể khiến bạn thở sâu hoặc nhịp thở ngắn hơn. Mặc dù không phải vấn đề lớn, nhưng nếu để tình trạng kéo dài, trầm trọng thêm có thể gây ra các vấn đề về hô hấp như bệnh hen suyễn, bệnh phổi và các bệnh lý khác.
2.4. Tim mạch
Tình trạng lo lắng kéo dài dai dẳng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch gây cao huyết áp, đau tim hoặc đột quỵ. Nếu lo lắng trở nên quá mức có thể kích thích các hormone căng thẳng khiến tim đập nhanh và khó khăn hơn. Nếu điều này lặp đi lặp lại có thể gây viêm mạch máu, dẫn đến xơ vữa thành động mạch, tăng mức cholesterol xấu và các vấn đề sức khỏe khác.
2.5. Đường huyết
Lo lắng gây kích thích các hormone căng thẳng cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể dưới dạng đường huyết. Điều này là tốt khi cần chạy khỏi nguy hiểm nhưng điều gì xảy ra nếu bạn không sử dụng đến các nhiên liệu đó? Cơ thể sẽ dự trữ để sử dụng sau này. Tuy nhiên, việc lượng đường trong máu ở mức cao kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, đột quỵ và bệnh thận.
2.6. Hệ thống miễn dịch
Suy nghĩ tiêu cực quá mức có thể gây suy giảm hệ miễn dịch. Việc suy nghĩ về những điều gây tức giận hoặc chán nản trong quá khứ cũng có thể khiến cơ thể khó chống lại bệnh cúm, mụn rộp, bệnh zona và các loại virus khác.
XEM THÊM: Suy nghĩ tích cực là gì và làm thế nào để có?
2.7. Dạ dày
Lúc lo lắng, bạn có thể cảm thấy “cồn cào” trong bụng, nghiêm trọng hơn là cảm thấy buồn nôn, nôn. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, nó có thể gây đau dạ dày và loét niêm mạc dạ dày. Việc lo lắng khiến bạn ăn uống thiếu lành mạnh, tuy nhiên, hãy lưu ý rằng ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất béo và đường có thể khiến dạ dày phải hoạt động vất vả hơn, tạo ra nhiều axit hơn. Điều này có thể gây trào ngược axit lên cổ họng, gây ra các chứng bệnh khác.
2.8. Ruột
Việc khóc liên tục có thể gây ra tiêu chảy, táo bón hoặc các vấn đề tiêu hóa khác. Thực hiện chế độ ăn kiêng, tập thể dục, thuốc không kê đơn có thể hữu ích, tuy nhiên, nếu tình trạng lo lắng chưa được giải quyết, các vấn đề về ruột có thể quay trở lại.
2.9. Sức khỏe tình dục
Suy nghĩ nhiều mệt mỏi và mất tập trung, điều này khiến bạn ít có hứng thú với quan hệ tình dục. Về lâu dài, nó có thể làm giảm nồng độ hormone sinh dục testosterone của đàn ông gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tinh trùng, làm chậm hoặc ngừng phản ứng bình thường của cơ thể khi muốn quan hệ tình dục. Đối với phụ nữ mãn kinh, nó có thể làm các cơn bốc hỏa và các vấn đề về giấc ngủ trở nên tồi tệ hơn.
Lo lắng ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan trong cơ thể. Vì thế, bạn hãy tạm gác lại những lo lắng, hãy học cách suy nghĩ tích cực, tập thể dục và tự tạo cho mình những niềm vui.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com