Làm thế nào để xin lỗi một cách chân thành và hiệu quả?

Một mối quan hệ tốt như là một liều thuốc bổ tuyệt vời, luôn mang cho bạn hạnh phúc và sự may mắn. Tuy nhiên, có đôi lúc những căng thẳng, xung đột xảy ra sẽ không thể tránh khỏi. Vì vậy, khi biết cách xin lỗi người khác sẽ làm bạn hàn gắn mối quan hệ của mình tốt đẹp hơn.

1. Như thế nào là cách xin lỗi chân thành

Một lời xin lỗi chân thành và hiệu quả là lời xin lỗi truyền đạt sự đồng cảm thực sự, sự ăn năn và hối hận cũng như lời hứa sẽ rút kinh nghiệm từ những sai lầm của bạn. Nói cách khác, bạn cần thực sự tin rằng mình đã làm sai điều gì đó và cảm thấy hối tiếc vì những tổn thương mà bạn đã gây ra. Dưới đây là một số bước đơn giản giúp bạn học cách xin lỗi chân thành và hiệu quả.

Nhận ra lý do để xin lỗi:

Khi bạn đã phạm sai lầm hoặc làm tổn thương người khác, có rất nhiều lý do chính đáng để xin lỗi. Bằng cách xin lỗi, bạn có thể thừa nhận rằng bạn đã sai.

Thảo luận về những gì được phép và không được phép trong mối quan hệ của bạn:

Có đôi khi, điều này không được rõ ràng và thống nhất giữa những người trong một mối quan hệ, cũng là một nguyên nhân dẫn đến những căng thẳng. Việc xác định rõ điều nên và không nên sẽ giúp bạn tránh bước vào sai lầm

Bày tỏ sự hối hận của bạn:

Khi học cách xin lỗi hiệu quả, điều quan trọng là phải hiểu giá trị của việc bày tỏ sự hối hận. Nhận trách nhiệm là điều quan trọng, nhưng cũng rất hữu ích khi người kia biết rằng bạn cảm thấy tồi tệ khi làm tổn thương họ và ước gì bạn không làm như vậy. Họ đã cảm thấy tồi tệ và họ muốn biết rằng bạn cảm thấy tồi tệ khi họ cảm thấy tồi tệ.


Bày tỏ sự hối hận của bạn là cách xin lỗi chân thành
Bày tỏ sự hối hận của bạn là cách xin lỗi chân thành

Học hỏi từ những sai lầm của bạn và tìm ra những cách mới để đối phó với những tình huống tương tự:

Nếu bạn có thể làm bất cứ điều gì để sửa đổi tình hình, hãy làm điều đó. Điều quan trọng là phải biết cách xin lỗi một cách chân thành và một phần của sự chân thành đó là sự sẵn sàng hành động.

Mở ra một cách kết nối với người kia, bằng những lời xin lỗi chân thành:

Nếu bạn làm vỡ một cái gì đó hãy nói rằng: "Làm thế nào tôi có thể thay thế nó?"

Nếu bạn nói điều gì đó gây tổn thương: "Tôi biết lời nói của tôi đã làm tổn thương bạn. Đáng lẽ tôi không bao giờ nên nói như vậy với người mà tôi yêu quý và tôn trọng. Tôi sẽ cố gắng hết sức suy nghĩ trước khi nói trong tương lai."

Nếu bạn đã phá vỡ lòng tin: "Có điều gì tôi có thể làm ngay bây giờ để giúp xây dựng lòng tin của bạn không?"

2. Tại sao lời xin lỗi lại quan trọng

Khi áp dụng những cách xin lỗi chân thành cũng có thể giúp bạn nhẹ nhõm hơn, đặc biệt nếu bạn cảm thấy tội lỗi về hành động của mình. Một lời xin lỗi không giúp xóa bỏ tổn thương hay làm cho mọi chuyện ổn thỏa, nhưng nó cho thấy rằng bạn biết hành động hoặc lời nói của mình là sai và bạn sẽ cố gắng hơn nữa trong tương lai để ngăn điều đó xảy ra lần nữa.

Không xin lỗi khi bạn sai có thể gây tổn hại đến các mối quan hệ cá nhân và nghề nghiệp của bạn. Nó cũng có thể dẫn đến suy ngẫm, tức giận, oán giận và thù địch có thể chỉ phát triển theo thời gian.

Nghiên cứu cho thấy rằng một số lý do chính khiến mọi người không xin lỗi là họ không thực sự quan tâm đến người kia, xin lỗi đe dọa hình ảnh bản thân của họ hoặc họ tin rằng lời xin lỗi sẽ không có tác dụng gì


Cách xin lỗi chân thành có thể giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn
Cách xin lỗi chân thành có thể giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn

3. Biết khi nào cần xin lỗi

Biết khi nào cần xin lỗi cũng quan trọng như biết cách xin lỗi. Nói chung, nếu bạn nghi ngờ rằng điều gì đó bạn đã làm dù cố ý hoặc vô tình gây ra cảm giác khó chịu cho người khác, thì bạn nên xin lỗi và làm rõ ràng vấn đề.

Nếu những gì bạn đã làm có thể khiến bạn phiền lòng khi bạn ở vị trí của đối phương, thì một lời xin lỗi là điều cần thiết. Nếu bạn không chắc chắn, một lời xin lỗi không chỉ mang lại cho bạn cơ hội "sở hữu" những sai lầm mà bạn đã mắc phải, mà còn thiết lập lại những gì bạn nghĩ là ổn. Nếu bạn cảm thấy người kia không hợp lý, một cuộc thảo luận có thể được tiến hành. Bạn có thể quyết định vị trí của mình trong lời xin lỗi sau đó.

Mặc dù một lời xin lỗi chân thành có thể giúp bạn hàn gắn một mối quan hệ, nhưng mọi người thường không muốn hoặc không thể thực hiện bước này. Thừa nhận bạn đã sai có thể là một điều chẳng dễ dàng gì nhưng nó thật sự rất cần thiết. Tùy vào tình huống mà bạn có thể chọn cách xin lỗi khác nhau như nói trực tiếp hay gửi thư

Xin lỗi bằng lời nói là phù hợp trong hầu hết các trường hợp, nhưng cách xin lỗi bằng văn bản cũng có thể có những lợi ích của nó. Nhiều người cảm thấy khó chịu với lời xin lỗi trực diện và mặc dù sự khó chịu này không phải là lý do chính đáng để xin lỗi bằng văn bản, nhưng nó có thể là một yếu tố đặc biệt nếu sự khó chịu của bạn ảnh hưởng đến khả năng thể hiện bản thân. Một gợi ý là viết ra lời xin lỗi của bạn trong một lá thư, email hoặc thậm chí là tin nhắn có thể cho bạn thời gian để soạn thảo lời xin lỗi một cách cẩn thận, đảm bảo nhận trách nhiệm, bày tỏ sự hối hận. Mặt khác, lời xin lỗi bằng văn bản có thể quá trang trọng đối với một số sai lầm. Hay nếu lời xin lỗi bằng văn bản không được đáp lại, bạn có thể bị bỏ lại với một cuộc xung đột chưa được giải quyết.

Cuối cùng, lời xin lỗi chân thành không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng đó có thể là một phần quan trọng trong việc hàn gắn hoặc duy trì các mối quan hệ quan trọng. Với sự đồng cảm, trái tim rộng mở và sự can đảm, bạn có thể thực hiện các bước cần thiết để đưa ra lời xin lỗi chân thành và trung thực.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: verywellmind.com, webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe