Kiểm tra ung thư tuyến tiền liệt nên thực hiện bao lâu một lần?

Kiểm tra ung thư tuyến tiền liệt là một phần quan trọng trong việc phát hiện sớm và quản lý bệnh, đặc biệt đối với nam giới có nguy cơ cao. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn về tần suất cần thực hiện các xét nghiệm này. Thời gian kiểm tra có thể thay đổi tùy theo yếu tố như tuổi tác, lịch sử gia đình và các yếu tố rủi ro cá nhân khác. 

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Ung Bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Độ phổ biến của ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt đứng ở vị trí thứ hai trong số các loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới, chỉ đứng sau ung thư da. Khoảng 1 trong 8 người đàn ông sẽ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời.  

Khác với nhiều loại ung thư khác, ung thư tuyến tiền liệt thường phát triển chậm. Một số trường hợp có thể ở mức độ thấp đến mức không cần điều trị suốt đời. Tuy nhiên, việc sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt và quyết định cách thức, thời điểm thực hiện là một vấn đề phức tạp. Điều này xuất phát từ nguy cơ xuất hiện kết quả dương tính giả và các chẩn đoán sai. Vì vậy, các hiệp hội y tế khuyến cáo mọi người nên thảo luận với bác sĩ để đưa ra quyết định đúng đắn về việc kiểm tra ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh lý phổ biến ở nam giới.
Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh lý phổ biến ở nam giới.

2. Bao lâu cần kiểm tra ung thư tuyến tiền liệt một lần?

Một nghiên cứu gần đây cho biết, nam giới có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt thấp chỉ cần kiểm tra máu mỗi 5 năm. Nghiên cứu này bao gồm khoảng 12.500 nam giới từ 45 đến 50 tuổi và đánh giá các phương pháp sàng lọc khác nhau.

Những người tham gia đã làm xét nghiệm PSA cơ bản và được phân thành các nhóm theo mức độ nguy cơ: nguy cơ thấp, trung bình hoặc cao. Cụ thể:

  • Mức PSA dưới 1.5 ng/ml là nguy cơ thấp.
  • Mức PSA từ 1.5 đến 3 ng/ml là nguy cơ trung bình.
  • Mức PSA 3 ng/ml trở lên là nguy cơ cao.

Những người có nguy cơ thấp được khuyến khích kiểm tra lại sau 5 năm, trong khi những người có nguy cơ trung bình nên làm xét nghiệm lại sau 2 năm. Những người có nguy cơ cao sẽ cần thêm các đánh giá, chẳng hạn như chụp MRI và xét nghiệm sinh thiết tuyến tiền liệt. 

Nam giới nên thực hiện xét nghiệm để kiểm tra ung thư tuyến tiền liệt mỗi 5 năm.
Nam giới nên thực hiện xét nghiệm để kiểm tra ung thư tuyến tiền liệt mỗi 5 năm.

Khi đến thời điểm 5 năm, rất ít nam giới có nguy cơ thấp được chẩn đoán mắc ung thư, cho thấy rằng kiểm tra ung thư tuyến tiền liệt 5 năm một lần là hợp lý. Ngoài ra, việc nâng ngưỡng nguy cơ thấp từ 1.0 ng/ml lên 1.5 ng/ml có thể giảm đáng kể số lượng xét nghiệm cần thiết.

Theo các nhà nghiên cứu, thay đổi này có thể làm tăng tỷ lệ nam giới được xếp vào nhóm nguy cơ thấp lên tới 20%, cho phép họ kiểm tra lại mỗi 10 năm. Mục tiêu của phương pháp này là giảm thiểu tác hại liên quan đến việc sàng lọc và nâng cao khả năng dự đoán chính xác từ xét nghiệm PSA.

3. Xét nghiệm PSA giúp chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt

Các nghiên cứu gần đây đã khám phá hiệu quả của việc kiểm tra PSA và cải thiện độ chính xác bằng cách kết hợp với các phương pháp sàng lọc khác.

Nghiên cứu ban đầu cho thấy, mặc dù kiểm tra PSA đã góp phần vào việc giảm tỷ lệ tử vong do ung thư tuyến tiền liệt nhưng tác động này rất hạn chế. Nghiên cứu này bao gồm hơn 400.000 nam giới chưa từng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm: một nhóm được kiểm tra PSA và nhóm còn lại không được sàng lọc. Trong khoảng thời gian theo dõi trung bình là 15 năm, nhóm tham gia kiểm tra PSA chỉ giảm tỷ lệ tử vong do ung thư tuyến tiền liệt chưa đến 0.1% (0.09%).

Theo một nhà nghiên cứu, số lượng tử vong liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt giữa nam giới tham gia kiểm tra PSA chỉ ít hơn một chút so với những người không tham gia, cho thấy sự chênh lệch giữa hai nhóm là rất nhỏ. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xác định các phương pháp phát hiện ung thư sớm và tránh việc chẩn đoán không cần thiết các ung thư có nguy cơ thấp.

Các dữ liệu trên cho thấy các công cụ hiện tại đang giảm thiểu đáng kể các tác hại liên quan đến việc kiểm tra PSA so với các giai đoạn trước, trong khi vẫn duy trì hiệu quả chẩn đoán. Đồng thời, các bệnh ung thư cấp độ cao cần được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm. 

Hãy thảo luận với bác sĩ trước khi thực hiện xét nghiệm PSA để có kết quả tốt nhất.
Hãy thảo luận với bác sĩ trước khi thực hiện xét nghiệm PSA để có kết quả tốt nhất.

Những người có nguy cơ thấp, việc thực hiện kiểm tra ung thư tuyến tiền liệt mỗi 5 năm một lần là điều cần thiết để giảm thiểu nguy cơ phát triển của bệnh. Bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ để đánh giá cả tiềm năng lợi ích và nhược điểm của phương pháp sàng lọc ung thư để có lựa chọn tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe