Kiểm soát dịch trong lọc màng bụng

Trong lọc màng bụng, việc đưa nước vào và ra khỏi cơ thể nhiều lần sẽ làm cho dịch nội môi của người bệnh biến đổi và hậu quả có thể dẫn đến thiếu dịch hoặc thừa dịch lọc màng bụng cho cơ thể người bệnh. Vấn đề này cần phải được theo dõi, kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo cho người bệnh cân bằng nước bình thường.

1. Dịch lọc màng bụng là gì?

Lọc màng bụng còn được gọi là thẩm phân phúc mạc là phương pháp sử dụng màng bụng của người bệnh làm màng lọc thay để điều trị bệnh suy thận mạn, lọc các chất chuyển hóa, nước, điện giải ra khỏi cơ thể và giúp cân bằng nội môi.

Trong lọc màng bụng, việc đưa nước vào và ra khỏi cơ thể nhiều lần sẽ làm cho dịch nội môi của người bệnh biến đổi và hậu quả của nó có thể dẫn đến thiếu dịch hoặc thừa dịch cho cơ thể người bệnh. Vì vậy, trong y học gọi là dịch lọc màng bụng. Theo đó, rối loạn thường gặp nhất trong dịch lọc màng bụng là thừa dịch và vấn đề này cần phải được theo dõi, kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo cho người bệnh cân bằng nước bình thường.


Lọc màng bụng giúp cân bằng nội môi trong cơ thể
Lọc màng bụng giúp cân bằng nội môi trong cơ thể

2. Kiểm soát dịch trong lọc màng bụng

Trong lọc màng bụng, việc đưa nước vào và ra khỏi cơ thể một cách thường xuyên như vậy sẽ làm cho dịch nội môi của người bệnh biến đổi và hậu quả của nó có thể dẫn đến thiếu dịch hoặc thừa dịch cho cơ thể người bệnh.

2.1. Đánh giá tình trạng dịch của người bệnh

Đánh giá tình trạng dịch của người bệnh chủ yếu dựa trên:

  • Khám lâm sàng; trọng lượng khô và thay đổi
  • Các dấu hiệu của ứ nước ngoại bào hoặc mất nước ngoại bào của người bệnh khi đánh giá tình trạng dịch.
  • Người bệnh tăng cân, phù ngoại biên, tăng huyết áp, ran ẩm ở đáy phổi và nặng hơn thì có dấu suy tim, khó thở khi thừa dịch.

Người bệnh có dấu hiệu bị suy tim khi thừa dịch
Người bệnh có dấu hiệu bị suy tim khi thừa dịch

2.2. Kiểm soát dịch trong lọc màng bụng

Thừa dịch thường do liều lượng lọc không thích hợp, hoặc người bệnh không tuân thủ chế độ điều trị, không tuân thủ tốt chế độ ăn, do đợt cấp của suy thận mạn làm cho chức năng thận tồn dư bị giảm đột ngột, ngoài ra cơ chế của thừa dịch còn do tổn thương của màng bụng gây ra giảm khả năng lọc đột ngột. Do vậy cần phải khám xét kỹ, toàn diện và giải quyết đồng thời nhiều yếu tố ảnh hưởng thì mới có thể điều trị tốt rối loạn này. Kiểm soát dịch thừa bằng cách:

  • Hạn chế natri (chế độ ăn hạn chế muối và nước, lượng natri ăn vào được khuyến cáo là < 100mmol (2,3g) mỗi ngày); đào thải natri và tăng huyết áp trong lọc màng bụng thẩm phân phúc mạc tự động hóa.
  • Giải thích người bệnh về thời điểm chọn dịch lọc glucose nồng độ cao. Sử dụng dịch lọc nồng độ glucose cao sẽ là biện pháp chính để giải quyết thừa dịch. Tuy nhiên, không được lạm dụng dịch glucose nồng độ cao vì có thể ảnh hưởng chức năng thẩm phân phúc mạc, tăng hấp thu glucose, kiểm soát đường và lipid máu xấu đi và làm tăng béo phì.
  • Kiểm soát glucose máu tốt, bởi nồng độ glucose máu thấp sẽ giúp tạo ra một gradient nồng độ giữa ngăn máu và khoang màng bụng, cần thiết cho việc đào thải dịch.

Kiểm soát lượng đường trong máu để hạn chế dịch thừa
Kiểm soát lượng đường trong máu để hạn chế dịch thừa

  • Bảo tồn chức năng thận tồn dư để thanh thải và đào thải dịch. Sử dụng thuốc ức chế men chuyển và ức chế thụ thể angiotensin bảo tồn chức năng thận tồn dư, tác động có lợi lên độ thanh thải lẫn kiểm soát dịch, vì thế duy trì được thể tích nước tiểu lớn hơn. Tuy nhiên, không được sử dụng lợi tiểu quai liều cao ở người bệnh còn chức năng thận tồn dư, cùng với metolazone, vì có thể làm tăng thể tích nước tiểu và do đó tăng thải dịch.
  • Kiểm soát rò dịch thành bụng.
  • Kiểm soát rối loạn chức năng catheter.
  • Bảo tồn chức năng màng bụng bằng việc giảm các đợt viêm màng bụng sẽ góp phần bảo tồn chức năng màng bụng. Tránh dịch lọc màng bụng nồng độ glucose cao.

Kiểm soát dịch lọc màng bụng cần được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo cho người bệnh cân bằng nước bình thường, hạn chế tối đa các biến chứng khi lọc màng bụng. Để thực hiện kiểm soát dịch lọc màng bụng các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, đánh giá và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý tiết niệu. Với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản, dịch vụ y tế hoàn hảo sẽ đem lại kết quả điều trị tối ưu cho Quý khách hàng.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe