Hôn mê do tiểu đường là một trường hợp khẩn cấp, có thể đe dọa tới tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Tình trạng này thường ảnh hưởng chủ yếu đến những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Bệnh có thể khiến bạn bất tỉnh và mất phản ứng với môi trường xung quanh.
1. Hôn mê do tiểu đường là gì?
Hôn mê do tiểu đường là một trường hợp y tế khẩn cấp, đe dọa tới tính mạng của người bệnh, có thể xảy ra đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Khi bị hôn mê do tiểu đường, bạn có thể lâm vào trạng thái bất tỉnh và không thể phản ứng với môi trường xung quanh. Hôn mê do tiểu đường có thể xảy ra khi mức đường huyết tăng cao (tăng đường huyết) hoặc bị hạ thấp xuống (hạ đường huyết).
Hôn mê do tiểu đường thường ảnh hưởng chủ yếu đến những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 không được kiểm soát tốt. Nó cũng xuất hiện phổ biến ở những người có tuổi tác cao, mắc bệnh mãn tính và tàn tật. Nhìn chung, đây là một tình trạng nghiêm trọng, nếu không được phát hiện sớm và điều trị nhanh chóng, hôn mê do tiểu đường có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, bạn nên tìm đến sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu phát hiện có các dấu hiệu của hôn mê do tiểu đường.
2. Nguyên nhân của hôn mê tiểu đường là gì?
Hôn mê tiểu đường chủ yếu là do lượng đường trong máu tăng cao hoặc quá thấp. Một trong những tình trạng này là hội chứng tăng áp lực thẩm thấu bệnh tiểu đường (hyperosmolar) chúng thường xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Khi phát triển tình trạng này, cơ thể bạn sẽ có những biểu hiện sau đây:
- Lượng đường trong máu tăng cao tới 600 mg/dL.
- Nước tiểu không chứa ceton.
- Máu trở nên đặc hơn nhiều so với bình thường.
Một tình trạng khác là nhiễm toan ceton do tiểu đường, thường gặp chủ yếu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 1. Tình trạng này thường phát triển khi:
- Lượng đường trong máu của bạn thấp đến 250 mg/dL.
- Cơ thể bạn sử dụng axit béo thay vì glucose để làm nhiên liệu.
- Ceton gia tăng trong nước tiểu và máu của bạn.
3. Các triệu chứng thường gặp của hôn mê do tiểu đường
Các triệu chứng sau đây là những dấu hiệu cảnh báo cơ thể rằng lượng đường (glucose) trong máu đang ở mức quá cao hoặc quá thấp. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu của mình. Nếu tăng quá cao hoặc quá thấp, bạn nên điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ nhằm ngăn ngừa tình trạng hôn mê do tiểu đường. Trong trường hợp bạn đã mắc bệnh tiểu đường trong một thời gian dài, bạn có thể rơi vào tình trạng hôn mê tiểu đường mà không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào.
Một số triệu chứng điển hình của tăng đường huyết (đường huyết cao), bao gồm:
- Đau bụng
- Mệt mỏi
- Tăng tần suất đi tiểu
- Hụt hơi
- Buồn ngủ
- Mạch yếu
- Nhịp tim nhanh
- Cơn khát tăng dần
- Đi đứng không vững
- Khô miệng
- Đói cồn cào
- Hơi thở có mùi trái cây
Khi hạ đường huyết (đường huyết thấp), cơ thể sẽ có một số dấu hiệu và triệu chứng sau đây:
- Đổ mồ hôi
- Suy nhược và mệt mỏi
- Thở nhanh
- Run rẩy, hồi hộp và lo lắng
- Buồn nôn
- Lú lẫn và gặp phải các vấn đề trong giao tiếp
- Chóng mặt
- Cảm thấy rất đói
Khi lượng đường trong máu quá thấp, não của bạn sẽ không nhận đủ nhiên liệu. Điều này có thể là do:
- Uống quá nhiều rượu
- Ăn quá ít
- Tập thể dục quá nhiều
- Dùng quá nhiều insulin
4. Các yếu tố nguy cơ gây hôn mê tiểu đường
Mặc dù bất kỳ ai mắc bệnh tiểu đường đều có nguy cơ bị hôn mê do tiểu đường, tuy nhiên nguyên nhân gây ra tình trạng này còn phù thuộc vào loại bệnh tiểu đường:
4.1 Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1
Những đối tượng này sẽ có nguy cơ cao bị hôn mê tiểu đường, do nhiễm toan ceton do tiểu đường, hoặc hạ đường huyết. Điều này là do những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 luôn cần đến insulin và có mức đường huyết rộng hơn so với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
4.2 Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Thường có nhiều khả năng bị hôn mê tiểu đường do hội chứng tăng áp lực thẩm thấu bệnh tiểu đường. Một số rủi ro khác có thể dẫn đến hôn mê tiểu đường ở bất kỳ ai bị tiểu đường, bao gồm:
- Chấn thương
- Phẫu thuật
- Ốm
- Quản lý tiểu đường kém
- Vấn đề về cung cấp insulin
- Uống rượu
- Bỏ qua liều insulin
- Sử dụng chất cấm
Hôn mê do tiểu đường nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn tổn thương não vĩnh viễn hoặc thậm chí là tử vong.
5. Bạn nên đến gặp bác sĩ trong trường hợp nào?
Bạn nên đến gặp bác sĩ sớm nếu gặp phải các trường hợp sau đây:
- Bạn bị tiểu đường và lượng đường trong máu là 300 mg/dL hoặc cao hơn 2 lần liên tiếp mà không rõ lý do.
- Lượng đường trong máu thấp dưới mức 70 mg/dL mà không giảm xuống sau 3 lần điều trị.
- Bạn cảm thấy bối rối và đang có một đợt đường huyết thấp. Nếu không được điều trị, lượng đường trong máu thấp có thể dẫn đến hôn mê tiểu đường.
Khi đi khám, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe tổng quát của bạn, sau đó lấy mẫu máu để xác định mức glucose, ceton và các chất khác.
6. Hôn mê do tiểu đường được điều trị như thế nào?
Nếu bạn bị hôn mê do tiểu đường, bạn cần được điều trị ngay lập tức. Nếu phản ứng chậm trễ, sẽ có nguy cơ cao bị tổn thương não hoặc tử vong. Trường hợp lượng đường trong máu của bạn quá cao, bác sĩ có thể đề nghị một số phương pháp điều trị như:
- Bổ sung phốt phát, kali và natri
- Chất lỏng truyền tĩnh mạch
- Sử dụng insulin
Nếu lượng đường trong máu quá thấp, bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện một số phương pháp điều trị sau:
- Sử dụng glucagon, một loại hormone giúp tăng lượng đường trong máu.
- Tiêm tĩnh mạch để thay thế chất lỏng đã bị mất đi
- Sử dụng dung dịch dextrose 50%
7. Hôn mê do tiểu đường có thể ngăn ngừa được không?
Bạn hoàn toàn có thể tự giúp bản thân ngăn ngừa được tình trạng hôn mê do tiểu đường bằng cách thực hiện các biện pháp giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu ở phạm vi phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng nên trau dồi kiến thức về bệnh tiểu đường cũng như các triệu chứng của lượng đường huyết cao hoặc thấp, đồng thời lựa chọn được phương pháp kiểm soát phù hợp cho riêng mình. Bên cạnh đó, cũng nên tìm đến sự hỗ trợ từ người thân và bạn bè để họ có thể giúp bạn xử lý kịp thời trong các tình huống nguy hiểm đến tính mạng.
Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý cho người tiểu đường cũng là một cách giúp bạn phòng ngừa hôn mê do tiểu đường. Bạn có thể thực hiện theo một số mẹo đơn giản về ăn uống sau đây:
- Tìm hiểu về các loại thực phẩm có thể làm ảnh hưởng đến lượng đường huyết của bạn, đồng thời lập ra một kế hoạch ăn uống tốt dành cho bạn.
- Bạn không nên bỏ bữa
- Luôn mang theo các loại thuốc điều trị hạ đường huyết ở bên mình
- Tránh uống quá nhiều rượu
Dưới đây là một số khuyến nghị khác giúp bạn kiểm soát mức đường huyết của mình, bao gồm:
- Kiểm tra và ghi lại lượng đường trong máu vào những thời điểm mà bác sĩ yêu cầu theo dõi.
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc cũng như insulin.
- Kiểm tra nước tiểu để tìm kiếm ceton khi lượng đường trong máu của bạn ở mức cao.
- Trao đổi với bác sĩ về việc thực hiện xét nghiệm ceton.
- Kiểm tra ceton trong nước tiểu khi bạn có các triệu chứng của nhiễm toan ceton do tiểu đường (DKA)
- Sử dụng máy theo dõi đường huyết liên tục để biết được những cảnh báo khi lượng đường huyết quá cao hoặc quá thấp.
- Kiểm soát sự căng thẳng
Có thể thấy hôn mê do tiểu đường là một bệnh lý nguy hiểm, do đó, người bệnh không nên chủ quan, cần theo dõi sức khỏe thường xuyên và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một địa chỉ chăm sóc y tế chất lượng cao với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia y tế giàu chuyên môn được đào tạo bài bản tại môi trường trong và ngoài nước. Vì thế quy trình thăm khám tại bệnh viện luôn được giới chuyên môn đánh giá cao. Khi sử dụng dịch vụ tại bệnh viện, khách hàng sẽ được đón tiếp và trải nghiệm với hệ thống cơ sở vật chất, máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo. Nhờ vậy mà tình trạng sức khỏe bệnh nhân luôn được kiểm soát tốt và hạn chế những rủi ro trong quá trình điều trị.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: my.clevelandclinic.org - webmd.com