Những bệnh nhân mắc ung thư mặc dù đã được điều trị sau đó thành công nhưng việc phục hồi để quay lại với cuộc sống thường nhật là một quá trình lâu dài. Để có thể hồi phục được sức khoẻ không những về thể chất mà còn tinh thần thì cần có một chương trình phục hồi chức năng cụ thể cho từng bệnh nhân. Vậy phục hồi chức năng ung thư là gì và quá trình này diễn ra như thế nào?
1. Phục hồi chức năng ung thư là gì?
Phục hồi chức năng ung thư là một chương trình giúp những người bị ung thư duy trì và phục hồi thể chất và tinh thần. Phục hồi chức năng ung thư là quá trình diễn ra từ trước, trong và sau khi điều trị ung thư.
Phục hồi chức năng ung thư cần có sự tham gia của nhiều chuyên gia của nhiều chuyên ngành khác nhau cùng làm việc để xây dựng một kế hoạch phục hồi cá nhân dựa trên các sở thích, điểm mạnh và mục tiêu của bệnh nhân. Tham gia vào chương trình phục hồi chức năng ung thư có thể giúp bệnh nhân hồi phục hoàn toàn hoặc nhanh hơn.
2. Phục hồi chức năng ung thư mang lại lợi ích gì?
Các dịch vụ phục hồi chức năng ung thư có thể mang lại lợi ích cho tất cả những người bị ung thư, những người trải qua sự thay đổi về chất lượng cuộc sống sau khi chẩn đoán, bao gồm tất cả các loại và giai đoạn ung thư.
Phục hồi chức năng ung thư có thể giúp bệnh nhân:
- Cải thiện độ bền, sức mạnh và khả năng vận động của bệnh nhân
- Tăng sự tự tin và tinh thần của bệnh nhân
- Giúp cải thiện hoạt động hàng ngày và chăm sóc bản thân trở nên dễ dàng hơn
- Giúp bệnh nhân đối mặt với lo lắng, đau khổ hoặc các vấn đề cảm xúc khác
- Giảm mệt mỏi, đau đớn và các tác dụng phụ kéo dài khác
- Quay trở lại làm việc
- Lập kế hoạch dài hạn để kéo dài tuổi thọ sau ung thư
Phục hồi chức năng ung thư là một chương trình giúp những người mắc bệnh ung thư duy trì và phục hồi thể chất và tình cảm của họ. Nó có thể giúp những người bị ung thư phục hồi nhanh hơn và đầy đủ hơn sau điều trị ung thư.
Trắc nghiệm: Thử hiểu biết của bạn về bệnh ung thư
Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 2 trên thế giới. Thử sức cùng bài trắc nghiệm sau đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về yếu tố nguy cơ cũng như cách phòng ngừa bệnh ung thư.
Bài dịch từ: webmd.com
3. Phục hồi chức năng ung thư bao gồm những gì?
Với một quá trình điều trị ung thư kéo dài, Những bệnh nhân ung thư thường gặp phải rất nhiều khó khăn để hồi phục sức khỏe như tình trạng suy kiệt do các tác dụng phụ của phương pháp điều trị mang lại cũng như tinh thần bị ảnh hưởng. Đề có thể thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực và nặng nề về căn bệnh ung thư, bắt đầu với một cuộc sống vui tươi hơn bên cạnh những người thân yêu thì quá trình phục hồi ung thư đóng góp một phần không nhỏ. Trên hết là không chủ quan với bệnh tật của mình và sẵn sàng chiến đấu với căn bệnh nếu nó quay trở lại, chương trình phụ hồi chức năng ung thư có thể hỗ trợ những bệnh nhân theo những phương pháp sau:
3.1. Tích cực hoạt động
Những người bệnh ung thư nói chung nên cố gắng vận động cơ thể một cách nhẹ nhàng. Những vận động nhẹ nhàng có thể giúp kích thích sự thèm ăn của bệnh nhân. Khi bệnh nhân có thể vận động dưới ánh sáng mặt trời, những hoạt động tăng cường thể chất có thể làm tăng sản xuất một hormon ghrelin. Hormone này có tác dụng kích thích sự thèm ăn. Nếu có thể, những bệnh nhân ung thư có thể vận động 30 phút mỗi ngày để giúp tăng sản xuất ghrelin của cơ thể. Đối với những bệnh nhân có sức khỏe không cho phép, có thể bắt đầu vận động từng chút một, trong cả ngày, nó cũng góp phần kích thích hệ miễn dịch.
Một số vận động mà những người sau điều trị ung thư có thể tập như đi bộ nhẹ nhàng xung quanh công viên, tập yoga, làm vườn dưới ánh mặt trời, làm việc trong nhà nhẹ nhàng, các bài tập có đề kháng vừa phải, vận động nhẹ nhàng trong hồ bơi ...
3.2. Hãy thử một thức uống thay thế các loại thức ăn
Tình trạng thường xuyên phải phải ở người bệnh ung thư là không muốn ăn. Vì vậy, bệnh nhân có thể bắt đầu với những đồ uống có năng lượng, cung cấp đủ calorie, protein và các chất dinh dưỡng khác. Thay vì ăn, có thể uống, có nhiều đồ uống cung cấp năng lượng cho bệnh nhân như một bữa ăn đủ chất.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc cung cấp axit béo omega-3. Omega-3 giúp hỗ trợ sự trao đổi chất bình thường và duy trì cân nặng khi bệnh nhân thường xuyên gặp phải tình trạng chán ăn. Đây là một trong những triệu chứng hàng đầu thường gặp của người bệnh ung thư. Trong omega3 có axit eicosapentaenoic (EPA) hỗ trợ tốt cho những bệnh nhân ung thư.
3.3. Thay đổi cách ăn của người bệnh
Đối với những bệnh nhân ung thư, việc bổ sung năng lượng cho cơ thể để hồi phục sau điều trị là vấn đề nan giải mà bệnh nhân phải đối mặt và vượt qua. Thậm chí nhiều bệnh nhân ung thư trở nên suy kiệt sau điều trị, có người bị tử vong vì nguyên nhân này chứ không phải vì bệnh ung thư. Một trong vấn đề quan trọng nhất của bệnh nhân ung thư là làm sao cung cấp đủ năng lượng dinh dưỡng. Nếu bệnh nhân không có cảm giác muốn ăn hoặc chưa sẵn sàng để ăn, thì những người chăm sóc có thể chia nhỏ các bữa ăn hoặc bổ sung thêm các bữa ăn phụ.
Một số quan điểm, các nhà khoa học có thể xem xét bữa ăn sáng thường là bữa ăn tốt nhất trong ngày. Bệnh nhân có thể bắt đầu với một bữa sáng thịnh soạn nhiều chất dinh dưỡng thay vì tập trung vào các bữa trưa và tối.
3.4. Việc ăn uống có thể kéo dài trong suốt cả ngày
Nếu như việc thay đổi cách ăn không mang lại hiệu quả, bệnh nhân ung thư có thể bổ sung năng lượng bằng cách ăn vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Điều này nghe có vẻ bệnh nhân phải ăn nhiều nhưng đối với một bệnh nhân ung thư, việc ăn bất cứ lúc nào thích, vài giờ mỗi lần có thể mang lại nhiều lợi ích. Đối với bổ sung chất dinh dưỡng ở bệnh nhân suy kiệt, thà có còn hơn là không gì cả, điều này ít nhiều cũng bồi phụ được cho người bệnh
Khi bệnh nhân đang được điều trị ung thư, ăn vặt hoàn toàn là điều hợp lý. Nó có khả năng cung cấp phụ thêm nguồn năng lượng mà bệnh nhân không thể có đủ trong các bữa ăn chính. Các bác sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân ăn những bữa ăn vặt giàu calo. Bệnh nhân có thể thay đổi và làm đa dạng các món ăn vặt cho để bệnh nhân có thể hứng thú với chuyện ăn uống. Ăn các loại thực phẩm giàu protein và tìm cách để kết hợp các loại rau và trái cây vào bữa ăn vặt của bệnh nhân.
3.5. Tăng mật độ dinh dưỡng bữa ăn
Nếu người bệnh ung thư chỉ có thể dung nạp một lượng nhỏ thức ăn trong một bữa ăn. Bạn có thể tăng cường mật độ chất dinh dưỡng của bữa ăn mà bệnh nhân có thể ăn nhưng không làm tăng khối lượng thức ăn. Các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng có thể bao gồm sữa không chất béo, bột protein, trái cây khô, các loại hạt, bơ đậu phộng. Những thực phẩm này có khối lượng vừa phải những bổ sung nhiều calo và chất dinh dưỡng cho người bệnh.
3.6. Thư giãn trước bữa ăn
Điều trị ung thư là một quá trình kéo dài và có nhiều tác dụng phụ, bệnh nhân có thể luôn phải đối mặt với các tình trạng lo lắng, căng thẳng. Vì vậy, bệnh nhân không nên biến việc ăn uống cũng trở nên căng thẳng như khi đối mặt với bệnh tật. Việc những người thân trong gia đình hoặc bệnh nhân bè của người bệnh lo lắng cho việc ăn uống của bệnh nhân sẽ tạo áp lực cho bệnh nhân, thậm chí căng thẳng cho họ. Đừng để điều này ảnh hưởng đến bữa ăn. Lời khuyên của các chuyên gia là cả bệnh nhân và người thân chăm sóc hãy thư giãn trước bữa ăn và tối ưu hóa lượng chất dinh dưỡng nạp vào.
Có rất nhiều cách để thư giãn trước bữa ăn, như đi dạo có thể giúp làm giảm mức độ căng thẳng cải thiện sự thèm ăn của bệnh nhân, nghe nhạc nhẹ trước và trong bữa ăn...
3.7. Tiêu thụ các loại thực phẩm ở nhiệt độ phòng
Một trong những nguyên nhân khiến có bệnh nhân không có cảm giác ngon miệng có thể là do mùi của thực phẩm có thể biến. Đối với những mùi thức ăn làm người bệnh khó chịu, những người chăm sóc có thể chuẩn bị các thức ăn lạnh hoặc thực phẩm ở nhiệt độ phòng. Loại thực phẩm ở nhiệt độ phòng hoặc làm mát thường có ít mùi thơm và hương vị hơn. Tuy nhiên, những loại đồ ăn lạnh thường không được các bác sĩ khuyến cáo dùng thường xuyên cho người bệnh, tốt nhất hãy sử dụng những thực phẩm tươi, ăn đồ ăn khi nguội.
3.8. Tư vấn bác sĩ chuyên khoa về chứng biếng ăn
Nếu tất cả các cách ở trên đều không đem lại hiệu quả hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa của bệnh nhân để bác sĩ sẽ cho thuốc tăng kích thích cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc và tác dụng phụ của thuốc đối với cơ thể cần một sự tư vấn của các bác sĩ. Bởi vì có nhiều thuốc kích thích sự thèm ăn nhưng bên cạnh đó lại có nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: mayoclinic.org