Hói có di truyền không từ lâu đã là vấn đề chung ở nhiều người, đặc biệt là nam giới lớn tuổi. Mặc dù hói đầu do di truyền thường là một quá trình không thể đảo ngược, nhưng có một số phương pháp có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc và tối đa hóa khả năng mọc tóc.
Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sỹ thuộc Trung tâm Công nghệ cao Vinmec.
1. Hói có di truyền không?
Hói có di truyền không? Câu trả đơn giản là có, các yếu tố di truyền có ảnh hưởng đến hói đầu cũng như vấn đề rụng tóc. Các yếu tố di truyền này ảnh hưởng đến số lượng nang tóc, tuổi thọ của nang tóc và mức độ nhạy cảm của nang tóc với hormone dihydrotestosterone (DHT) - một hormone đóng vai trò chính trong rụng tóc.
Tuy nhiên, di truyền không phải là yếu tố duy nhất quyết định tình trạng hói đầu. Các yếu tố khác như căng thẳng, chế độ dinh dưỡng, thuốc men và một số bệnh lý cũng có thể góp phần làm rụng tóc, thúc đẩy tiến trình hói đầu. Mặc dù thường được coi là vấn đề của nam giới, nhưng tình trạng rụng tóc có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, bất kể giới tính.
2. Giải mã yếu tố di truyền để giải đáp thắc mắc hói có di truyền không?
Hói đầu do di truyền thường diễn ra theo một kiểu hình cụ thể có thể dự đoán được, được gọi là hói đầu kiểu nam (MPB) hoặc hói đầu kiểu nữ (FPB). Rụng tóc nội tiết tố androgen (Androgenetic alopecia) - tên gọi y khoa của MPB và FPB, là nguyên nhân phổ biến nhất gây hói đầu.
2.1 Hói đầu kiểu nam (MPB)
- Bắt đầu với đường chân tóc hình chữ M ở phía trước da đầu.
- Thường xuất hiện vào độ tuổi 20 hoặc 30.
- Khoảng 80% nam giới sẽ gặp phải MPB vào tuổi 80.
- Tiến triển theo các giai đoạn, từ rụng tóc nhẹ đến hói hoàn toàn.
- Mức độ nghiêm trọng của MPB có thể khác nhau giữa các cá nhân, ngay cả trong cùng gia đình.
2.2 Hói đầu kiểu nữ (FPB)
- Thường bắt đầu sau thời kỳ mãn kinh.
- Diễn ra theo mô hình Ludwig, đường rẽ tóc dần mở rộng.
- Ước tính một nửa phụ nữ sẽ gặp phải FPB vào độ tuổi 80.
- Ít nghiêm trọng hơn MPB, hiếm khi dẫn đến hói đầu hoàn toàn.
Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định kiểu hình hói đầu và mức độ rụng tóc. Các nghiên cứu trên các cặp song sinh ước tính rằng, di truyền chiếm khoảng 80% nguyên nhân gây MPB.
Các gen di truyền ảnh hưởng đến sự nhạy cảm của nang tóc với hormone dihydrotestosterone (DHT), một hormone thúc đẩy rụng tóc. Vị trí và số lượng nang tóc nhạy cảm với DHT cũng được quyết định bởi yếu tố di truyền.
3. Ông ngoại hói có di truyền không?
Nhiều người tin rằng nam giới thừa hưởng gen hói đầu từ ông ngoại. Tuy nhiên, quan niệm này không hoàn toàn chính xác. Trên thực tế, yếu tố di truyền ảnh hưởng đến hói đầu kiểu nam (MPB) vẫn còn nhiều bí ẩn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng MPB là bệnh lý đa gen, nghĩa là sự kết hợp của nhiều gen khác nhau góp phần hình thành nên tình trạng này.
Con người có 23 cặp nhiễm sắc thể, chứa thông tin di truyền quy định mọi đặc điểm từ màu mắt đến chiều cao. Hai nhiễm sắc thể trong số này, X và Y, quyết định giới tính. Nữ giới có hai nhiễm sắc thể X, trong khi nam giới có một X và một Y. Nam giới nhận nhiễm sắc thể X từ mẹ và Y từ cha.
Gen AR nằm trên nhiễm sắc thể X đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành MPB. Trong nghiên cứu hói có di truyền không trên 12.806 nam giới châu Âu, kết quả cho thấy những người mang gen AR có nguy cơ mắc MPB cao gấp đôi so với người không mang.
Tuy nhiên, gen AR không phải là yếu tố duy nhất quyết định hói đầu. Một nghiên cứu tổng quan năm 2017 đã xác định 63 gen tiềm ẩn liên quan đến MPB, trong đó chỉ có sáu gen nằm trên nhiễm sắc thể X.
4. Hói có di truyền không ở nữ giới vẫn còn nhiều tranh cãi
Những nghiên cứu hiện tại cho thấy, hói đầu ở nữ giới là một tình trạng phức tạp liên quan đến nhiều gen khác nhau.
Giống như Hói đầu kiểu nam (MPB), FPB được cho là chịu ảnh hưởng bởi nhiều gen, mỗi gen đóng vai trò khác nhau trong việc thúc đẩy rụng tóc. Đặc biệt trong số đó là gen mã hóa enzyme aromatase. Enzyme này chuyển đổi testosterone thành estradiol, một loại hormone giới tính nữ.
Sự mất cân bằng giữa testosterone và estradiol được cho là đóng vai trò quan trọng trong FPB. Điều đó cũng giải thích lý do tại sao nhiều phụ nữ bị rụng tóc sau khi mãn kinh.
Các nghiên cứu tiếp tục xác định thêm các gen liên quan đến FPB, bao gồm cả gen liên quan đến sự phát triển nang tóc, chu kỳ tóc và đáp ứng miễn dịch.
5. Các yếu tố khác gây ra hói đầu
Ngoài xét đến yếu tố hói có di truyền không, nhiều yếu tố khác cũng có thể góp phần gây rụng tóc và hói đầu ở cả nam và nữ.
5.1. Thay đổi nội tiết tố
- Phụ nữ: Rụng tóc sau mãn kinh, sinh đẻ và mang thai do thay đổi nội tiết tố.
- Nam và nữ: Rụng tóc do thay đổi nồng độ hormone tuyến giáp.
5.2. Rụng tóc từng mảng (Alopecia areata)
Tình trạng tự miễn dịch gây ra rụng tóc thành từng mảng.
5.3. Hội chứng nghiện giật tóc (Trichotillomania)
Rối loạn tâm lý khiến người bệnh có nhu cầu bứt tóc của chính mình.
5.4. Các bệnh lý khác
- Nhiễm trùng nấm da đầu (Ringworm)
- Sẹo da đầu (Cicatricial alopecia)
- Chấn thương vùng da đầu (Traumatic alopecia)
5.5. Kiểu tóc gây áp lực cho da đầu
Kiểu tóc buộc chặt như đuôi ngựa tạo áp lực lên nang tóc dẫn đến rụng tóc do kéo giật (Traction alopecia).
5.6. Thuốc và thực phẩm bổ sung
Một số loại thuốc điều trị trầm cảm, tim mạch, gout, huyết áp cao, ung thư, viêm khớp có thể gây rụng tóc.
Ngoài ra, ngừng sử dụng thuốc tránh thai có thể dẫn đến rụng tóc tạm thời.
5.7. Xạ trị
Gây rụng tóc tạm thời trong điều trị ung thư.
5.8. Căng thẳng
Căng thẳng kéo dài về thể chất hoặc tinh thần có thể dẫn đến tình trạng tóc mỏng tạm thời.
5.9. Thiếu hụt dinh dưỡng
Không đủ protein hoặc các chất dinh dưỡng thiết yếu khác như kẽm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của tóc
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.