Hóa trị ung thư đại trực tràng - Những điều cần lưu ý

Hóa trị ung thư đại trực tràng là một phương pháp điều trị chủ yếu dành cho bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng - một trong những loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Phương pháp này sẽ sử dụng các loại thuốc chuyên biệt để tiêu diệt tế bào ung thư cũng như ngăn chặn sự lây lan đến các bộ phận khác trong cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết và tác dụng phụ của phương pháp này trong bài viết dưới đây.  

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của BSCK I Tô Kim Sang - Bác sĩ Nội Ung bướu tại Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

1. Hóa trị là gì?

Hóa trị là một phương pháp điều trị bằng thuốc có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Cơ thể người bệnh có thể tiếp nhận thuốc hóa trị qua nhiều hình thức khác nhau: tiêm vào tĩnh mạch hoặc dưới dạng viên uống. Mỗi loại thuốc có tác dụng chống lại loại ung thư nhất định được kê đơn với liều lượng và thời gian cụ thể. 

Hóa trị ung thư đại trực tràng có thể được sử dụng trước phẫu thuật để thu nhỏ khối u, sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.
Hóa trị ung thư đại trực tràng có thể được sử dụng trước phẫu thuật để thu nhỏ khối u, sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.

Bác sĩ sẽ áp dụng hóa trị theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào giai đoạn và mức độ phức tạp của bệnh.

1.1 Hóa trị tân hỗ trợ

Phương pháp này được sử dụng trước phẫu thuật để làm thu nhỏ khối u, giúp bác sĩ dễ dàng loại bỏ khối u và ít gặp biến chứng. Đôi khi, hóa trị tân hỗ trợ được kết hợp với xạ trị để tăng hiệu quả điều trị.

1.2 Hóa trị hỗ trợ

Được áp dụng sau khi khối u đã được phẫu thuật cắt bỏ. Mục đích là tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại, bao gồm cả những tế bào có khả năng di căn đến các cơ quan khác như gan và giúp giảm nguy cơ tái phát, di căn xa.  

1.3 Hóa trị giảm nhẹ

Phương pháp này được dùng khi ung thư đại tràng đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể và không thể loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật. Thuốc hóa trị trong trường hợp này có thể giúp thu nhỏ khối u, giảm nhẹ các triệu chứng và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.

Lưu ý rằng người bệnh nên thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ để xác định phương pháp điều trị phù hợp nhất.

2. Thuốc hóa trị ung thư đại trực tràng

5-Fluorouracil (5-FU) là lựa chọn đầu tiên để hóa trị ung thư đại trực tràng và cho đến nay vẫn đóng vai trò quan trọng trong điều trị nhiều loại ung thư. 5-FU thường được dùng phối hợp với leucovorin để tăng hiệu quả của thuốc.

Một dạng thuốc viên khác là capecitabine (Xeloda), chuyển hóa thành 5-FU trong cơ thể và thường được dùng như liệu pháp hóa trị hỗ trợ hoặc tân hỗ trợ kết hợp với xạ trị cho bệnh nhân ung thư trực tràng. 

Mức độ và thời gian kéo dài của tác dụng phụ sẽ phụ thuộc vào liều lượng thuốc, sức khỏe tổng thể của người bệnh và các loại thuốc hoá trị ung thư đại tràng khác.
Mức độ và thời gian kéo dài của tác dụng phụ sẽ phụ thuộc vào liều lượng thuốc, sức khỏe tổng thể của người bệnh và các loại thuốc hoá trị ung thư đại tràng khác.

Ngoài ra, các loại thuốc khác như irinotecan (Campto) và oxaliplatin (Eloxatin) cũng thường được kết hợp với 5-FU hoặc Xeloda để tăng hiệu quả điều trị sau phẫu thuật. Thuốc kết hợp dạng viên uống trifluridine và tipiracil (Lonsurf) được sử dụng kéo dài cho đến khi bệnh tiến triển thêm tùy thuộc vào mức độ hiệu quả của thuốc hoặc tác dụng phụ của thuốc.  

Hóa trị duy trì là khi bệnh nhân dùng liều lượng thuốc nhỏ hơn trong thời gian dài hơn. Khi uống thuốc hoặc tiêm thuốc qua tĩnh mạch, thuốc sẽ đi vào máu và tiếp cận các tế bào ung thư trên khắp cơ thể - được gọi là hoá trị toàn thân. Đối với giai đoạn ung thư đã di căn đến gan, phương pháp thuyên tắc hoá học qua động mạch (transarterial chemoembolization - TACE) là lựa chọn hiệu quả.  

Ngoài ra, liệu pháp nhắm trúng đích nhắm vào các mục tiêu liên quan đến các thay đổi liên quan đến ung thư trong gen và protein của bệnh nhân để tiêu trừ tế bào ung thư chính xác hơn. Các thuốc nhắm đích bao gồm Aflibercept (Zaltrap), Bevacizumab (Avastin), Cetuximab (Erbitux) và nhiều loại khác, mỗi loại có cơ chế hoạt động và mục tiêu điều trị riêng. 

3. Tác dụng phụ khi hoá trị

Hóa trị là một phương pháp điều trị chính cho ung thư đại trực tràng với hiệu quả tốt nhưng vẫn có thể liên quan đến một số tác dụng phụ. Nguyên nhân là vì hoá trị tác động không chỉ đến các tế bào ung thư mà còn đến các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể, như các tế bào trong niêm mạc miệng, ruột, nang lông và tủy xương.

Do đó, hóa trị ung thư đại trực tràng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, bao gồm:

  • Buồn nôn và ói mửa
  • Chán ăn
  • Rụng tóc
  • Viêm niêm mạc, dẫn đến loét miệng và đau nhức
  • Phát ban trên tay và chân
  • Tiêu chảy 
Mức độ rụng tóc có thể khác nhau ở mỗi người và dấu hiệu này xuất hiện khoảng 1-2 tuần sau khi bắt đầu hóa trị ung thư đại trực tràng, mọc lại sau khi kết thúc điều trị.
Mức độ rụng tóc có thể khác nhau ở mỗi người và dấu hiệu này xuất hiện khoảng 1-2 tuần sau khi bắt đầu hóa trị ung thư đại trực tràng, mọc lại sau khi kết thúc điều trị.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của hóa trị đối với tủy xương, bệnh nhân có thể gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như:

  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng do giảm số lượng bạch cầu.
  • Chảy máu hoặc bầm tím do tiểu cầu thấp.
  • Mệt mỏi do thiếu máu vì số lượng hồng cầu giảm.

Một số tác dụng phụ cụ thể liên quan đến loại thuốc hóa trị được sử dụng. Chẳng hạn, capecitabine và 5-FU có thể gây ra hội chứng bàn tay bàn chân. Hội chứng này gây đau, phồng rộp và lở loét ở tay chân. Thuốc oxaliplatin có thể gây tổn thương thần kinh và phản ứng dị ứng.

Nếu người bệnh đang thực hiện hóa trị ung thư đại trực tràng gặp phải bất kỳ tác dụng phụ trên, hãy báo ngay cho bác sĩ để có thể được hỗ trợ kịp thời. Trong nhiều trường hợp, việc điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp giảm thiểu hoặc ngăn ngừa những tác dụng phụ này. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe