Hình ảnh trật khớp cùng đòn chụp x quang ở tư thế trước và sau

Bài viết bởi Bác sĩ Phạm Quốc Thành - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Khớp cùng đòn là một khớp động được tạo bởi đầu xa của xương đòn và mỏm cùng vai, xen giữa là một đĩa đệm fibrocartilagen, bao bọc phía trước, sau, trên, dưới bởi hệ thống các dây chằng.

1. Thế nào là khớp cùng đòn?

Dây chằng phía trước và phía sau là những dây chằng khỏe nhất, được gia cố bới lớp cân của cơ delta và cơ thang. Các dây chằng khớp có vai trò quan trọng trong việc ổn định các cử động ra trước và ra sau của khớp cùng đòn. Dây chằng quạ đòn bao gồm 2 dây chằng là dây chằng thang và dây chằng nón.Các dây chằng này giúp hạn chế sự di lệch của xương đòn lên trên và xuống dưới.


Khớp cùng đòn bình thường
Khớp cùng đòn bình thường

2. Chấn thương khớp cùng đòn được chia thành mấy loại

Trật khớp cùng đòn là một chấn thương vai thường gặp (do chấn thương thể thao hoặc do ngã đập vai xuống nền cứng). Thường gặp trong các vận động viên xe đạp, trượt tuyết hoặc đá bóng. Trật khớp cùng đòn khi lực tác động vào phía ngoài xương đòn dẫn đến trật khớp ở mức độ nhẹ, trung bình hoặc nặng. Ở mức độ nhẹ, trung bình thì các dây chằng liên quan căng giãn hoặc đứt một phần. Ngược lại ở các trường hợp nặng thì các dây chằng néo giữ xương đòn xuống dưới bị đứt, khi đó đầu ngoài xương đòn bị bật lên, có thể thấy da phía ngoài nhô lên.


Khớp cùng đòn bị trật (vòng đỏ). So sánh với bên trái
Khớp cùng đòn bị trật (vòng đỏ). So sánh với bên trái

Khớp cùng đòn bị trật trên hình chụp X quang
Khớp cùng đòn bị trật trên hình chụp X quang

Phân loại

Tossy và Allman ban đầu mô tả trật khớp cùng đòn với 3 type I, II, III vào năm 1960.Đến năm 1984 tác giả Rockwood ghi nhận và bổ sung thêm vào sự phân loại các type IV,V,VI theo bảng sau:

Hình ảnh trật khớp cùng đòn chụp x quang ở tư thế trước và sau

Theo đó:

  • Độ I là dãn dây chằng cùng đòn, dây chằng quạ đòn còn nguyên.
  • Độ II: đứt dây chằng cùng đòn, dãn dây chằng quạ đòn.
  • Từ độ III: đứt dây chằng cùng đòn, đứt hoàn toàn dây chằng quạ đòn, độ III với đầu ngoài xương đòn di lệch 25- 100% so với đối bên.
  • Độ IV là đầu ngoài xương đòn di lệch ra sau vào cơ thang.
  • Độ V là đầu ngoài xương đòn di lệch hơn 100% so với đối bên.
  • Độ VI hiếm gặp với đầu ngoài xương đòn di lệch vào mặt dưới mỏm quạ.

Phân độ trật khớp cùng đòn
Phân độ trật khớp cùng đòn

3. Hình ảnh trật khớp cùng đòn trên x quang ở tư thế trước và sau

- Chụp vai với các tư thế trước-sau, bên theo tiêu chuẩn, tuy nhiên chụp với tư thế Zanka cho cái nhìn rõ ràng nhất về khớp cùng đòn. Các tia X sẽ chiếu nghiêng khoảng 10-15 độ hướng lên đầu, để quan sát rõ nhất người bệnh nên xách mỗi bên khoảng 5kg và so sánh giữa 2 bên trên phim XQ.

Chụp với tia cường độ cao có thể cho phép phân biệt các dạng tổn thương giữa type I và II, đặc biệt quan trọng hơn trong phân biệt giữa type II và type III.

Hình ảnh trật khớp cùng đòn chụp x quang ở tư thế trước và sau là phương pháp cần thăm khám ngay để chẩn đoán chính xác, đưa ra phương pháp điều trị sớm nhất.


Trật khớp cùng đòn trái trên phim chụp X quang
Trật khớp cùng đòn trái trên phim chụp X quang

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với:

  • Hệ thống máy X quang hiện đại cho hình ảnh rõ nét.
  • Hệ thống chụp C- arm trong phòng mổ kết hợp với các phẫu thuật viên nhằm đưa ra hình ảnh tốt cho cuộc phẫu thuật để đưa khớp cùng đòn trở về vị trí ban đầu.
  • Các KTV, Bác sỹ chẩn đoán hình ảnh nhiều kinh nghiệm cùng với phẫu thuật viên lành nghề điều trị tốt cho bệnh nhân

ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe