Bài viết được viết bởi Bác sĩ Đàm Thị Quỳnh - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Phản xạ Moro (phản xạ giật mình): Phản xạ thường xảy ra khi trẻ giật mình vì âm thanh lớn hoặc có chuyển động mạnh. Để phản ứng lại âm thanh, trẻ có thể dang tay và chân ra khỏi người, khóc, nhưng ngay sau đó, trẻ sẽ thu tay lại như thể đang ôm lấy mình. Đôi khi tiếng khóc của chính trẻ cũng làm trẻ giật mình và bắt đầu phản xạ này. Phản xạ này kéo dài cho đến khi trẻ được 5 – 6 tháng tuổi.
1. Khi phản xạ giật mình diễn ra, bé sẽ trải qua hai giai đoạn
- Giai đoạn 1: Trẻ sẽ trải nghiệm một cảm giác giống như đang rơi tự do, chính vì vậy, phản ứng đầu tiên của bé sẽ là nâng và duỗi tay, thậm chí có thể thở hổn hển và bắt đầu quấy khóc.
- Giai đoạn 2: Trẻ sẽ cuộn tay và chân lại gần cơ thể trở về tư thế tương tự như thai nhi.
Trên thực tế, không có cách nào để ngăn cản phản xạ giật mình xảy ra. Nếu trẻ sơ sinh giật mình trong những tháng đầu đời thì mẹ có thể yên tâm bé hoàn toàn đang khỏe mạnh, phản xạ này thường chỉ xảy ra trong vài giây ngắn ngủi nhưng cũng gây ra nhiều rắc rối vì nó có thể đánh thức bé khỏi một giấc ngủ ngon và quấy khóc. Một số trẻ có thể ngủ lại ngay sau đó nhưng một số bé thì không, khiến bố mẹ cũng sẽ phải thức dậy cùng bé.
2. Vậy nguyên nhân khiến trẻ giật mình khi ngủ là gì?
Có hai nhóm nguyên nhân: lành tính và bệnh lý.
- Nguyên nhân lành tính: Là phản xạ sinh lý vì chưa quen môi trường, tiếng ồn hay bị đặt xuống bất ngờ,... thường chỉ xảy ra trong vài giây rồi sau đó hết ngay lập tức. Đó là tình trạng sinh lý bố mẹ không nên lo lắng quá nhiều.
- Nguyên nhân bệnh lý bao gồm: Trẻ bị ốm ( ho, sốt, cảm cúm,...), hội chứng trào ngược dạ dày, thiếu canxi, tổn thương hệ thần kinh trung ương, bệnh lý tim bẩm sinh,... là những nguyên nhân làm cho trẻ ngủ không ngon giấc dễ bị giật mình. Bố mẹ cần theo dõi để thấy tình trạng kéo dài bao lâu và thấy bất thường thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
3. Làm thế nào để trẻ ít giật mình và ngủ ngon hơn?
Tiếng ồn là nguyên nhân chính, chủ yếu làm trẻ giật mình, hoảng sợ. Vì vậy, bố mẹ cần cho trẻ ngủ ở môi trường yên tĩnh, cách ly với loa đài, ti vi,... Môi trường không khí thoáng mát, tránh gió lùa, yên tĩnh giúp trẻ ngủ ngon hơn, sâu hơn. Đây là môi trường lý tưởng giúp trẻ hạn chế giật mình ban đêm.
- Cho bé bú no trước khi đi ngủ: Khi bị đói trẻ có thể giật mình tỉnh giấc. Vì vậy, mẹ nên cho trẻ bú no trước khi ngủ. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời giúp trẻ phát triển toàn diện và có giấc ngủ ngon mỗi ngày.
- Giữ trẻ ở gần mẹ: Nhiều trẻ giật mình là do hoảng sợ. Do đó trong những tháng đầu đời mẹ nên giữ trẻ cạnh mẹ. Trước khi trẻ tự ngủ mẹ nên ôm trẻ một lát, khi trẻ ngủ say mẹ từ từ đặt trẻ xuống giường. Lưu ý không nên tạo thói quen gối đầu tay mẹ khi ngủ cho trẻ, tạo thói quen xấu cho trẻ. Khi trẻ ngủ say mẹ nên đặt trẻ từ từ xuống giường. Cách này vừa làm cho trẻ không bị giật mình, vừa không lệ thuộc vào mẹ.
- Khuyến khích trẻ vận động: Những động tác nhẹ nhàng như co duỗi cơ bắp chân, tay tăng sức dẻo dai giúp trẻ dễ dàng kiểm soát phản xạ của mình, hạn chế giật mình. Hỗ trợ vận động cho trẻ bằng cách cho trẻ nằm sấp và tự ngóc đầu lên hoặc cho trẻ nằm trong lòng tự kiểm soát đầu và cổ.
Giữ ánh sáng trong phòng thật dịu cũng là phương pháp giúp trẻ giảm giật mình. Không tắt mở đột ngột ánh sáng mạnh khi trẻ đang ngủ. Không nên tắt đèn hoàn toàn vì mẹ sẽ không thể theo dõi và phát hiện những bất thường nếu có ở bé trong quá trình bé ngủ. Nhưng cũng không nên để đèn quá sáng. Một ánh đèn ngủ nhẹ và dịu sẽ giúp bé luôn thấy yên tâm hơn, đồng thời giúp mẹ dễ thay tã, dễ chăm sóc bé trong đêm.
Tránh tối đa các yếu tố gây “giật mình” khác. Ngoài những yếu tố chính dễ khiến bé giật mình khi ngủ kể trên, còn có một số yếu tố khác mà mẹ cần lưu tâm. Chẳng hạn:
- Không vui đùa với con trước khi ngủ để tránh làm bé bị kích thích thần kinh.
- Luôn đảm bảo tã của bé được thay kịp thời, sạch sẽ, êm ái, thấm hút tốt để nâng niu giấc ngủ.
- Quần áo của bé cần mềm mại, thoải mái, tạo cảm giác dễ chịu tối đa.
Trẻ sơ sinh có thể bị giật mình thường xuyên khi thiếu canxi hoặc có những bệnh lý hội chứng trào ngược dạ dày, tổn thương hệ thần kinh trung ương, bệnh lý tim bẩm sinh,... Trong những trường hợp này, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và hỗ trợ cùng bố mẹ xác định chẩn đoán và điều trị cho trẻ.
Trong một số trường hợp đặc biệt, khi mẹ đã làm đủ cách nhưng bé vẫn giật mình thường xuyên, kèm theo đó là các dấu hiệu bất thường như: Quấy khóc nhiều quá mức, đổ mồ hôi, bé bú kém,... mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa.
Sau điều trị, trẻ cần được bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: Kẽm, Selen, Crom, Vitamin B1 và B6, gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để giúp hệ miễn dịch tốt hơn, tăng cường đề kháng và ít ốm vặt.
Cha mẹ hãy thường xuyên theo dõi trang web: Vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc trẻ hữu ích nhé.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong