Bệnh basedow là bệnh rối loạn tự miễn dịch gây ra bởi sự kích thích thụ thể hormon tuyến giáp (TSH) trên các tế bào nang tuyến giáp. Bệnh basedow không phải là ung thư, tuy nhiên tùy từng dạng bệnh mà có thể xuất hiện các biến chứng bệnh ung thư tuyến giáp và ung thư vú.
1. Bệnh ung thư là căn bệnh như thế nào?
Tế bào là đơn vị cơ bản tạo nên cơ thể người. Các tế bào phát triển và phân chia để tạo ra tế bào mới khi cơ thể cần (thường các tế bào sẽ hết khi chúng quá già hoặc bị hư hỏng và chúng sẽ được thay thế bằng các tế bào mới). Ung thư bắt đầu khi những thay đổi di truyền can thiệp vào quá trình có trật tự này. Các tế bào bắt đầu phát triển không kiểm soát. Những tế bào này có thể tạo thành một khối (khối u). Một khối u có thể lành tính (nó có thể phát triển nhưng không lan rộng) hoặc ác tính (nó có thể phát triển và lan sang các bộ phận khác của cơ thể).
Các loại ung thư chính bao gồm:
- Ung thư biểu mô: Bệnh ung thư biểu mô bắt đầu ở da hoặc mô bao phủ bề mặt các cơ quan nội tạng và các tuyến. Nó thường hình thành khối u rắn chẳng hạn ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư phổi...
- Ung thư mô liên kết: Bệnh bắt đầu trong các mô hỗ trợ và kết nối cơ thể. Nó thường phát triển trong chất béo, cơ bắp, dây thần kinh, gân khớp, mạch máu, mạch bạch huyết, sụn hoặc xương.
- Bệnh bạch cầu (ung thư máu): Bệnh bắt đầu khi các tế bào máu khoẻ mạnh bị thay đổi và phát triển không kiểm soát.
- U Lympho: Ung thư hạch là loại ung thư bắt đầu trong hệ bạch huyết, đây là mạng lưới các mạch và tuyến giáp chống nhiễm trùng.
Quá trình di căn là khi khối u ung thư phát triển, hệ thống máu và bạch huyết có thể mang các tế bào ung thư đến các bộ phận khác của cơ thể và phát triển hình thành các khối u mới.
2. Bệnh basedow là bệnh gì?
Bệnh basedow hay còn gọi bệnh Graves là một rối loạn hệ thống miễn dịch dẫn đến sản xuất hormone tuyến giáp quá mức. Bệnh basedow là một trong những dạng phổ biến nhất của bệnh cường giáp.
Triệu chứng của bệnh basedow bao gồm: giảm cân mặc dù sự thèm ăn tăng, nhịp tim nhanh, huyết áp cao, đổ mồ hôi nhiều, tăng độ nhạy cảm với nhiệt, nhu động ruột, cơ bắp yếu hoặc tay run, bướu cổ phát triển, chứng lồi mắt, da sạm, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ, ...
Trong trường hợp bệnh nhân có các dấu hiệu như sốt, kích động, mê sảng và mạch đập nhanh cần được cấp cứu kịp thời. Có thể bệnh nhân gặp phải biến chứng với thyrotoxic ảnh hưởng đến hormone tuyến giáp gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
3. Bệnh basedow có phải là ung thư không?
Một số nghiên cứu đã kiểm tra khả năng liên quan của bệnh basedow với các loại ung thư đến sau đó. Các loại ung thư này được gây ra bởi sự miễn dịch của bệnh basedow. Ung thư có thể xảy ra do dung nạp bởi hệ thống miễn dịch của vật chủ bất thường. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy tỷ lệ mắc ung thư sau đó ở những người mắc bệnh basedow cao hơn so với những người mắc bệnh tuyến giáp tự miễn. Đồng thời, tình trạng cường giáp cũng sẽ không bảo vệ bệnh nhân tránh khỏi ung thư tuyến giáp.
Việc tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp ở người mắc bệnh basedow được quan sát trong nghiên cứu thuần tập ở Thuỵ Điểm cho thấy hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến cả sự biệt hoá tế bào vú bình thường và sự tăng sinh tế bào ung thư vú cũng như kích thích sự hình thành mắc bệnh của một số loại ung thư khác.
Có thể giải thích thêm về sự tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp ở những người mắc bệnh basedow. Bệnh cường giáp của Graves được gây ra bởi các kháng thể kích thích tuyến giáp (TSAb), liên kết và kích hoạt thụ thể thyrotropin trên các tế bào tuyến giáp. Kháng thể kích thích tuyến giáp (TSAb) có thể đóng vai trò trong việc xác định sự xâm lấn của ung thư tuyến giáp ở bệnh nhân mắc basedow. Ngoài ra, ung thư biểu mô tuyến giáp cũng có thể liên quan đến các loại cường giáp.
Ung thư vú là bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ. Các tế bào nang tuyến giáp và tế bào tuyến vú tích luỹ iod bằng cơ chế vận chuyển gián tiếp ở màng đáy bởi bộ điều phối natri iodide (NIS) và quá trình oxy hóa iod trong các tế bào nang tuyến vú, tương tự như thyroperoxidase của tuyến giáp. Một số nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng có sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú từ những bệnh nhân mắc tuyến giáp tự miễn.
Liên quan chéo giữa tuyến giáp và tuyến vú chủ yếu liên quan đến con đường triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4) cũng như kích hoạt các thụ thể hormone thụ cảm tuyến giáp của tuyến vú tạo ra sự khác biệt và tăng trưởng giống như estrogen. Nồng độ T3, T4 cao liên quan có ý nghĩa với nguy cơ ung thư tuyến vú cao. Tuy nhiên, cơ chế này vẫn cần làm sáng tỏ thêm.
Kết quả này cho thấy, những người mắc bệnh basedow có nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư tuyến giáp và ung thư vú.
Tuy rằng bệnh basedow không phải là bệnh lý ung thư, tuy nhiên trong một số dạng bệnh có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và ung thư tuyến giáp. Vì thế với các đối tượng mắc các bệnh lý tuyến giáp, đặc biệt là bệnh basedow nên thực hiện các xét nghiệm bệnh lý tuyến giáp, thăm khám định kỳ, đồng thời thực hiện tầm soát ung thư tuyến giáp và tầm soát ung thư vú, bởi 2 căn bệnh ung thư này nếu được phát hiện sớm thì cơ hội điều trị khỏi bệnh rất cao.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là bệnh viện chuyên khoa chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tuyến giáp. Tại đây có đầy đủ trang thiết bị y tế cần thiết để thực hiện các phương pháp điều trị từ đơn giản đến phức tạp như điều trị nội khoa, điều trị chuyên sâu, thực hiện thăm khám, chẩn đoán và xét nghiệm các bệnh lý tuyến giáp.
Theo đó, quy trình thăm khám và điều trị các bệnh lý tuyến giáp tại Vinmec đều được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, đã trải qua thời gian đào tạo và được cấp chứng chỉ kỹ thuật, có thể xử lý nhanh và hiệu quả, đặc biệt trong các trường hợp cần cấp cứu khẩn cấp. Do đó, bệnh nhân mắc các bệnh lý tuyến giáp có thể yên tâm với quy trình điều trị chặt chẽ, bài bản và cho hiệu quả tối ưu tại Vinmec.
Để được tư vấn chi tiết về phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh lý tuyến giáp cũng như các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả tại Vinmec, quý khách vui lòng đến trực tiếp hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.
Nguồn tham khảo: cancer.net, ncbi.nlm.nih.gov, thyroid.org, webmd.com
Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán Basedow