Gây mê trên người có bệnh lý hô hấp

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Tạ Quang Hùng - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Khi điều trị những bệnh lý về hô hấp cần đến phẫu thuật, người bệnh không thể tránh khỏi việc gây mê trước khi phẫu thuật. Vậy gây mê trên người có bệnh lý hô hấp có gì đặc biệt?

1. Tổng quan về gây mê cho người có bệnh lý hô hấp

Bệnh nhân có bệnh lý về phổi có thể tích phổi giảm tuy nhiên vẫn có thể duy trì thể tích khí hít thở bình thường. Trong khi phẫu thuật, bệnh nhân cần được gây mê và việc tắc mạch phổi hay những hậu quả của bệnh lý phổi có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Tắc mạch phổi khi phẫu thuật có biểu hiện như tụt huyết áp đột ngột không thể giải thích kèm theo đó là sự giảm oxy máuco thắt phế quản. Để giảm CO2 thì việc thở ra là dấu hiệu gợi ý những cũng không đặc hiệu.

Các hậu quả của bệnh lý phổi trước đó tác động lên chức năng hô hấp trong thời gian gây mê và phẫu thuật có thể dẫn đến tình trạng hô hấp tệ hơn và có thể gây ra biến chứng về sau. Việc bỏ sót hay không xác định tình trạng hô hấp của bệnh nhân trước khi phẫu thuật chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến việc không tiên lượng được các biến chứng khi phẫu thuật và sau phẫu thuật.


Bệnh nhân bị tắc mạch phổi khi phẫu thuật làm huyết áp tụt đột ngột
Bệnh nhân bị tắc mạch phổi khi phẫu thuật làm huyết áp tụt đột ngột

2. Ảnh hưởng của gây mê và phẫu thuật lên chức năng phổi

Gây mê toàn thể có thể làm giảm thể tích phổi và làm xẹp phổi. Có nhiều loại thuốc gây mê và giảm đau có thể gây ức chế sự hô hấp khiến máu thiếu oxy và làm tăng lượng CO2. Thông thường sau khi phẫu thuật, hiện tượng xẹp phổi và máu thiếu oxy là các biến chứng thường gặp nhất là ở bệnh nhân đã có sẵn bệnh lý về đường hô hấp. Ngoài ra, những biến chứng phổi còn có thể do bệnh nhân quá đau đớn sau phẫu thuật nên làm hạn chế các động tác ho và sự giãn nở lồng ngực mỗi khi thở ra.

  • Sự biến đổi về nhịp thở và các giá trị của khí máu

Việc gây mê toàn thể với tư thế nằm ngửa có thể sẽ làm giảm dung tích của cặn chức năng. Hiện tượng xẹp phổi có thể xảy ra khi thể tích lưu thông phổi giảm xuống dưới thể tích mà đường thở đóng lại. Tư thế nằm ngửa còn hạn chế sự di động của cơ hoành và làm giảm dung tích của cặn chức năng.

Cần phải đặc biệt chú ý các tác dụng gây suy hô hấp của thuốc mê và thuốc giảm đau ở những bệnh nhân có bệnh lý về tắc nghẽn và ngừng thở khi ngủ.

  • Tương tác của phẫu thuật

Chức năng hệ thống hô hấp còn phụ thuộc vào vị trí được phẫu thuật. Khả năng bệnh nhân ho và hít thở sâu sẽ giảm sau những phẫu thuật ở vùng bụng sẽ cao hơn so với phẫu thuật ở vùng ngoại vi.

Nguyên nhân dẫn đến điều này là do giảm hoạt động của cơ hoành và do sự đau đớn của bệnh nhân. Dung tích hô hấp lưu thông bị giảm nhiều, có thể lên đến 75% sau cuộc phẫu thuật vùng bụng trên và giảm khoảng 50% sau phẫu thuật vùng bụng dưới hay các phẫu thuật lồng ngực. Phẫu thuật ngoại vi thì thường ít làm ảnh hưởng đến dung tích hô hấp lưu thông cũng như khả năng bài tiết hô hấp.


Gây mê sẽ làm giúp bệnh nhân giảm đau và thực hiện phẫu thuật được dễ dàng hơn
Gây mê sẽ làm giúp bệnh nhân giảm đau và thực hiện phẫu thuật được dễ dàng hơn
  • Ảnh hưởng đến niêm mạc đường hô hấp

Khi không khí vào đường hô hấp trên, chúng luôn được làm ấm và ẩm thêm để tạo tạo ra một môi trường tốt nhất cho hoạt động bình thường của các niêm mạc trong đường hô hấp. Nhưng khi gây mê toàn thể, bệnh nhân thường phải sử dụng dòng khí với tốc độ khá cao và khiến các khí chưa kịp được làm ẩm, vì thế có thể sẽ làm khô các chất tiết, gây nguy hiểm cho niêm mạc đường hô hấp. Việc đặt các ống nội khí quản đi qua mũi sẽ hiến tình trạng này nặng thêm. Các chất tiết trong niêm mạc sẽ trở nên mỏng hơn, các chức năng của niêm mạc cũng trở nên kém đi và khiến khả năng chống đỡ nhiễm khuẩn đường hô hấp bị giảm đi.

  • Kỹ thuật gây mê

Gây tê thần kinh hay còn gọi là gây tê vùng là lựa chọn tốt nhất đối với bệnh nhân có các bệnh lý phổi đặc biệt trong khi phẫu thuật ở vùng ngoại vi như phẫu thuật ở mắt hay phẫu thuật ở các chi.

Gây tê tủy sống hay tê ngoài màng cứng cũng là lựa chọn hợp lý trong khi phẫu thuật trên các vùng bụng thấp hay ở chi dưới. Nếu bệnh nhân mắc bệnh COPD nặng và còn phụ thuộc vào các tính chất của hô hấp, đặc biệt là các cơ liên sườn mỗi khi tham gia các động tác thở vào hay các cơ bụng trong các động tác thở ra.

Gây tê tủy sống cũng có thể gây bất lợi nếu như sự phong bế của nó khiến FRC giảm, giảm khả năng ho của bệnh nhân và khạc đờm hay gây suy hô hấp.

Việc kết hợp gây tê ngoài màng cứnggây mê toàn thể cũng có thể kiểm soát được hệ hô hấp, sự thông khí đầy đủ và phòng được tình trạng máu thiếu oxy và các biến chứng như xẹp phổi. Phẫu thuật ở ngoại vi kéo dài được vô cảm tốt ở trường hợp gây mê toàn thể hay kết hợp giữa gây mê toàn thể và gây tê ngoài màng cứng.

Gây mê toàn thể thường được kết hợp với kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng và được chỉ định trong các phẫu thuật ở vùng bụng cao và các phẫu thuật tại vùng ngực.


Bệnh nhân được gây mê toàn thân
Bệnh nhân được gây mê toàn thân

Hầu hết các loại thuốc mê bốc hơi đều mang tác dụng làm giãn khí phế quản và chúng rất phù hợp để tạo độ mê hợp lý đồng thời làm giảm được sự kích thích ở đường hô hấp của bệnh nhân. Tuy nhiên, thuốc desflurane có thể sẽ gây ra kích thích đường thở hay gây ho nếu như bệnh nhân hít phải, vì thế thuốc không thích hợp sử dụng cho bệnh nhân có đường thở dễ bị kích thích.

Cần tránh khỏi hiện tượng auto-PEEP khi gây mê toàn thể có ống nội khí quản ở bệnh nhân có phản ứng đường thở hay các bệnh nhân có độ căng phổi cao đặc biệt là bệnh nhân COPD nặng. Auto-PEEP có thể gây ra tụt huyết áp đồng thời giảm cung lượng cho tim, nó thường xuất hiện khi người bệnh không đủ thời gian để thở ra khiến cho phổi chưa xẹp hoàn toàn.

Ngoài ra, Mast thanh quản cũng ít được sử dụng trong gây mê toàn thể trên các bệnh nhân mắc chứng bệnh phổi do nó có nhiều nhược điểm như tăng nguy cơ co thắt khí phế quản và không dùng ở các bệnh nhân có đường thở dễ bị kích thích.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Thạc sĩ. Bác sĩ Tạ Quang Hùng đã có trên 10 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và thực hành trong lĩnh vực Gây mê hồi sức. Hiện tại, đang là bác sĩ Gây mê hồi sức, khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe