Gãy cổ xương đùi dễ gặp ở người cao tuổi

Gãy cổ xương đùi là loại gãy xương ở vị trí giữa chỏm xương đùi và khối mâu chuyển, tình trạng này thường gặp ở người cao tuổi. Gãy cổ xương đùi cần được điều trị đúng cách tránh những biến chứng nặng nề về sau đặc biệt là đối với người cao tuổi.

1. Nguyên nhân gây gãy cổ xương đùi

Chấn thương là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi cũng như các đối tượng khác. Chấn thương được chia thành chấn thương trực tiếp và chấn thương gián tiếp. Chấn thương trực tiếp do ngã đập vùng mấu chuyển to xuống đất, lực truyền qua cổ xương đùi khiến gãy. Cơ chế nguyên nhân này thường tạo ra thể gãy dạng (2 mẫu xương cắm gắn vào nhau) chấn thương trực tiếp ít gặp.

Đối với chấn thương gián tiếp tạo ra lực chấn thương tác động vào gối hoặc bàn chân trong tư thế đùi khép tạo một lực dồn bẻ làm gãy cổ xương đùi. Nguyên nhân này thường hay gặp. còn người trẻ tuổi bị gãy cổ xương đùi thường do cả lực chấn thương mạnh như ngã cao, đè xe nhưng người cao tuổi chỉ cần một lực chấn thương nhỏ cũng có thể gây gãy nghiêm trọng.

Các bệnh lý như nang xương, viêm xương, u xương, di căn ung thư cũng là một nguyên nhân gây gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi.


Các bệnh lý về xương cũng có thể là nguyên nhân gây gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi
Các bệnh lý về xương cũng có thể là nguyên nhân gây gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi

2. Phân loại gãy cổ xương đùi

Có thể phân biệt nhiều loại gãy cổ xương đùi theo một số loại chính sau:

- Theo vị trí gãy : chia ra gãy dưới chỏm, gãy cổ chính danh, gãy nền cổ.

- Theo hướng đường gãy :

  • Pauwels 1: Góc tạo bởi đường gãy và mặt phẳng ngang từ 30-500.
  • Pauwel 2 : Góc từ 50-700.
  • Pauwel 3 : 700.
  • Bohler chia ra làm 2 loại dựa bởi góc tạo bởi trục của đoạn trung tâm và trục của đoạn ngoại vi: gãy thể dạng : Góc mở lên trên.

Gãy thể khép: Góc mở xuống dưới.

- Phân loại theo Garden gồm: Garden 1, Garden 2, Garden 3 và Garden 4.

3. Triệu chứng của tình trạng gãy cổ xương đùi

Ở dạng gãy thể rạn, người bị gãy sẽ có những triệu chứng điển hình như đau khi ấn vào nếp bẹn, gõ dồn từ gót hoặc mấu chuyển nếu người bệnh thấy đau, không bị mất cơ năng hoàn toàn, vẫn có thể nhấc chân ra khỏi mặt giường, không có biến dạng đáng kể chỉ có thể phát hiện khi chụp x- quang thấy khớp háng ở 2 tư thế thẳng và nghiêng.

Ở dạng gãy thể kép, người bệnh mất hoàn toàn cơ năng, không thể nhấc chân ra khỏi giường, đau nhiều khi ấn vào mấu chuyển lớn hoặc thúc dồn, chi ngắn hơn bên lành, đùi khép, bàn chân đổ ra ngoài, cần chụp x-quang ở hai tư thế thẳng nghiêng để biết chính xác vị trí gãy và mức độ di lệch.

4. Phương pháp điều trị gãy cổ xương đùi


Điều trị đúng cách, hợp lý có thể giúp người cao tuổi liền xương và thoát khỏi các biến chứng
Điều trị đúng cách, hợp lý có thể giúp người cao tuổi liền xương và thoát khỏi các biến chứng

Điều trị đúng cách, hợp lý phù hợp với tình trạng gãy cổ xương đùi của từng người cao tuổi là cách để xương có thể liền sau 3-4 tháng, kết hợp phục hồi chức năng sau 5-6 tháng. Việc điều trị đúng, người bệnh thoát được khỏi các biến chứng như viêm phổi, viêm đường tiết niệu, loét các điểm tỳ do nằm lâu, tiêu cổ, khớp giả, tiêu chỏm xương đùi, liền lệch, thoái hóa khớp...

Các phương pháp điều trị sau đây được áp dụng điều trị gãy cổ xương đùi hiệu quả, phù hợp với tình trạng người bệnh:

Sơ cứu

  • Cố định chỗ gãy bằng cách dùng 3 nẹp 1 nẹp từ nếp bẹn đến cổ chân, 1 nẹp từ hõm nách tới cổ chân và 1 nẹp đặt phía sau từ xương bả vai tới gót chân sau. Nếu không có nẹp tại nơi sơ cứu có thể cố định bằng cách buộc hai chân lại với nhau, di chuyển người bệnh trên cáng cứng.
  • Sử dụng thuốc giảm đau cho người bệnh bị gãy cổ xương đùi.

Đối với người cao tuổi bị gãy cổ xương đùi có thể được áp dụng phương pháp kéo liên tục, kết hợp xương, thay khớp tùy vào tình trạng gãy của từng người để bác sĩ có thể chỉ định điều trị. Đối với người bệnh cao tuổi trên 50 có tỷ lệ loãng xương cao bị gãy cổ xương đùi không thể kết hợp xương thì phương pháp thay khớp nhân tạo là phương pháp tối ưu.

Người cao tuổi trên 60 tuổi ngoài các phương pháp điều trị trên, bác sĩ sẽ khám và chỉ định điều trị phẫu thuật kết hợp xương. Với phương pháp điều trị gãy cổ xương đùi này, người bệnh có tỷ lệ thành công lên đến 95%, nâng cao sự phục hồi về mặt chức năng cho người bệnh, đặc biệt là đối với người cao tuổi khó phục hồi.

Tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc việc điều trị gãy cổ xương đùi bằng phương pháp kết hợp xương được thực hiện bởi Bác sĩ Phạm Văn Minh - Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Với 45 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Chấn thương chỉnh hình, bác sĩ Minh từng là giảng viên tại Đại học Y Bắc Thái và có 10 năm công tác tại bệnh viện Prenda Luanda Angola, đồng thời, Bác sĩ là thành viên của Hội chấn thương chỉnh hình Việt Nam.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe