Điều trị viêm mỏm trâm quay bằng phương pháp vật lý trị liệu

Bài viết bởi Bác sĩ Trần Thị Thu Hương - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Viêm mỏm trâm quay (hội chứng De Quervain) là bệnh viêm bao gân dạng dài và duỗi ngắn ngón cái. Bệnh hay gặp ở những người phải sử dụng các động tác cầm, nắm, xoay, vặn lặp đi lặp lại như nghề giáo viên, phẫu thuật viên, cắt tóc...và hay gặp nhất là ở phụ nữ sau sinh và trong thời kỳ cho con bú

1. Triệu chứng viêm mỏm trâm quay

Đau vùng mỏm trâm quay cổ tay, đau có thể tăng lên khi vận động ngón cái, đau có thể nhiều về đêm, lan theo ngón cái và lên cẳng tay. Đau khi làm một số động tác như duỗi cổ tay, lắc, nâng một vật nặng, mở cửa... Giảm khả năng duỗi, xoay ngửa cổ tay và cầm nắm.

Sưng nề vùng mỏm trâm quay. Ấn vào thấy đau chói

Sờ thấy bao gân dày lên, có thể có nóng,đỏ.

Cử động ngón cái có thể nghe thấy tiếng cọ sát của gân cơ

Nghiệm pháp Finkelstein: Gấp ngón cái và trong lòng bàn tay. Nắm các ngón tay trùm lên ngón cái. Nghiêng cổ tay về phía trụ. Nếu bệnh nhân thấy đau chói vùng gân dạng dài ngón cái là dấu hiệu dương tính.

Cận lâm sàng :

Siêu âm vùng mỏm trâm quay, có thể thấy gân dạng dài ngón cái, gân cơ duỗi ngắn dày lên, bao gân dày, có thể có dịch ở xung quanh.

Các xét nghiệm về viêm và X-quang khớp cổ tay.

Chẩn đoán xác định: dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng


Đau ngón tay cái là triệu chứng điển hình nhất của bệnh lý viêm mỏm trâm quay
Đau ngón tay cái là triệu chứng điển hình nhất của bệnh lý viêm mỏm trâm quay

2. Các phương pháp và kỹ thuật vật lý trị liệu

2.1. Nghỉ ngơi và hạn chế vận động cổ tay và ngón cái

Nghỉ ngơi và hạn chế vận động cổ tay và ngón cái đóng vai trò quan trọng quyết định khỏi bệnh: Giảm hoặc ngừng vận động cổ tay ngón cái từ 4 đến 6 tuần. Nếu đau sưng nhiều có thể dùng nẹp hoặc băng thun cổ tay ngón cái (Băng thun nên băng 24/24 giờ trong 4 – 6 tuần ). Hạn chế những động tác duỗi dạng ngón cái, cổ tay. Tập các bài tập mạnh cơ và kéo giãn các cơ bị ảnh hưởng,có thể giúp điều trị bệnh (cường độ tập đến mức độ căng không gây đau.)

Tránh mang vác nặng trên tay đau


Việc hạn chế vận động cổ tay và ngón cái sẽ có lợi cho việc điều trị viêm mỏm trâm quay
Việc hạn chế vận động cổ tay và ngón cái sẽ có lợi cho việc điều trị viêm mỏm trâm quay

2.2. Điều trị bằng nhiệt

- Chườm nóng: khi đau mạn tính, không sưng nóng đỏ cổ tay

- Chườm lạnh: Khi đau cấp tính, khi cổ tay sưng nóng đỏ

2.3. Điện phân dẫn thuốc

Điện phân dẫn thuốc có tác dụng chống viêm giảm đau như Natrisalicylat 3% đặt tại vùng mỏm trâm quay.

2.4 Siêu âm

Dùng siêu âm cao tầng để giúp chống viêm tại chỗ


Siêu âm giúp chống viêm tại chỗ
Siêu âm giúp chống viêm tại chỗ

2.5. Kích sốc

Kích sốc được thực hiện 1 tuần/lần

2.6 Laser

Dùng Laser công suất thấp để chống viêm giảm đau tại chỗ

2.7. Kỹ thuật di động mô mềm

3. Các điều trị khác

  • Acetaminophen (paracetamol) 500mg X 4 viên/ngày. Có thể kết hợp với codeine (Efferalgan codeine) hoặc tramadon (Ultracet) tuy nhiên chỉ nên dùng ngắn ngày
  • Chống viêm giảm đau không steroid (NSAID): Dùng liều thấp, ngắn ngày. Cẩn trọng khi dùng cho bệnh nhân lớn tuổi, có tiền sử bệnh lý đường tiêu hóa, tim mạch hoặc suy thận mạn. Có thể dùng đường uống hay đường bôi ngoài da.
  • Tiêm Corticoid tại chỗ: Tiêm 0,3ml tại chỗ vào vùng bao gân trong trường hợp đau nặng hoặc dai dẳng. Tiêm không quá 3 lần/đợt và không quá 3 đợt/năm

Nếu bạn có đau cổ tay do viêm mỏm trâm quay hãy đến Phòng khám Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park để thăm khám và điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe