Điều trị viêm khớp dạng thấp (RA): Có nên tự ý ngưng thuốc?

Điều trị viêm khớp dạng thấp (RA) có thể không dễ dàng nhưng vẫn có thể kiểm soát được nếu bệnh nhân tuân thủ các biện pháp điều trị kịp thời và chính xác. Điều trị sớm không chỉ giúp ngăn ngừa tổn thương khớp mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đọc vài viết để hiểu rõ hơn về cách dùng thuốc đúng cách.  

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của ThS.BS Đào Thị Trang - Bác sĩ Nội cơ xương khớp thuộc Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. 

1. Các dấu hiệu ban đầu sau khi dừng thuốc viêm khớp dạng thấp

Đôi khi những cơn đau khớp có thể tự giảm qua thời gian. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa bệnh nhân nên tự ý ngưng thuốc. Việc ngừng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ có thể gây hại cho sức khỏe người bệnh.  

Việc ngừng sử dụng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp (RA) có thể dẫn đến các triệu chứng như:  

Mệt mỏi là triệu chứng ban đầu của người bệnh sau một thời gian ngừng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp (RA).
Mệt mỏi là triệu chứng ban đầu của người bệnh sau một thời gian ngừng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp (RA).

Những người ngừng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp (RA), hay còn gọi là DMARDs, có thể trải qua cơn đau khớp trong khoảng 4 đến 8 tuần sau khi ngừng thuốc. Thậm chí, ngay cả khi bệnh nhân giảm dần liều lượng thuốc, các triệu chứng cũng có thể tăng mạnh.  

Vì vậy, điều quan trọng là phải trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong quá trình điều trị. Điều này giúp đảm bảo người bệnh quản lý tốt nhất cho tình trạng viêm khớp dạng thấp của mình.

2. Giảm tác dụng phụ của thuốc viêm khớp dạng thấp (RA)

Nếu bệnh nhân đang kiểm soát tốt các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp (RA) nhưng lại gặp phải các tác dụng phụ từ thuốc, hãy xem xét kỹ giữa lợi ích  và nguy cơ mà thuốc mang lại có xứng đáng hay không.  

Hãy nhớ rằng, thuốc đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người bệnh cảm thấy khỏe mạnh hơn. Thảo luận với bác sĩ về việc điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi thuốc có thể giúp giảm tác dụng phụ mà vẫn duy trì hiệu quả điều trị.

3. Cần trao đổi thường xuyên với bác sĩ

Đừng ngần ngại chia sẻ với bác sĩ nếu gặp bất kỳ vấn đề nào trong quá trình điều trị, dù là nhỏ nhất. Bác sĩ có thể thực hiện các điều chỉnh nhỏ như thay đổi liều lượng, chuyển sang loại thuốc khác hoặc thêm thuốc hỗ trợ để giảm tác dụng phụ mà không giảm hiệu quả điều trị.

Việc thảo luận với bác sĩ về các tác dụng phụ đang gặp phải là rất quan trọng. Điều này giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng mắc phải và tìm ra giải pháp tốt nhất để bệnh nhân cảm thấy thoải mái nhất có thể.

4. Thăm khám thường xuyên

Người bệnh thường bỏ qua các lịch khám định kỳ khi thấy triệu chứng có dấu hiệu tiến triển tốt. Tuy nhiên, việc này có thể gây ra những rủi ro không lường trước được. Để đảm bảo bệnh được kiểm soát tốt và phát hiện sớm bất kỳ biến chứng nào, bệnh nhân nên kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần mỗi năm. 

Chụp X-quang mang lại hiệu quả trong quá trình điều trị RA.
Chụp X-quang mang lại hiệu quả trong quá trình điều trị RA.

Đối với các các bệnh tiền sử bệnh khớp như viêm khớp dạng thấp, thực hiện việc tái khám định kì là vô cùng cần thiết. Thường xuyên kiểm tra sẽ giúp bác sĩ đánh giá tình trạng của bạn và hiệu quả của phương pháp điều trị.

5. Chế độ dinh dưỡng điều trị viêm khớp dạng thấp (RA)

Ngoài việc sử dụng thuốc, việc duy trì một lối sống khỏe mạnh và chế độ dinh dưỡng phù hợp đóng vai trò quan trọng trong cải thiện bệnh viêm khớp dạng thấp (RA).  

5.1 Dinh dưỡng cân đối điều trị viêm khớp dạng thấp

Thực hiện chế độ ăn giàu dinh dưỡng nhiều rau củ, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, protein từ thực phẩm như cá, gà, đậu, hạt và các loại dầu omega-3 từ cá hồi, hạt lanh hoặc hạt chia. 

Dùng 300-400 gram cá hồi hoặc các loại cá béo khoảng 2 lần/tuần rất tốt cho bệnh nhân RA.
Dùng 300-400 gram cá hồi hoặc các loại cá béo khoảng 2 lần/tuần rất tốt cho bệnh nhân RA.

5.2 Giảm cân (nếu cần thiết)

Nếu thừa cân hoặc béo phì, giảm cân có thể giảm áp lực lên các khớp và cải thiện các triệu chứng của RA.

5.3 Tập thể dục

Thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng như yoga, tập thể dục nước hoặc đi bộ để cải thiện sự linh hoạt và sức mạnh của cơ bắp, khớp xương.

5.4 Hạn chế thực phẩm kích viêm

Tránh hoặc giảm thiểu tiêu thụ các loại thực phẩm có thể gây kích thích viêm như đường, các loại chất béo bão hòa và thực phẩm chứa gluten.

Việc tự ý ngưng thuốc trong điều trị viêm khớp dạng thấp (RA) có thể dẫn đến các rủi ro nghiêm trọng và làm giảm hiệu quả điều trị. Dù các triệu chứng có thể cải thiện, việc tiếp tục dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ là rất quan trọng để duy trì sự kiểm soát tốt nhất và ngăn ngừa tái phát hoặc biến chứng. Nếu gặp tác dụng phụ hoặc có bất kỳ lo lắng nào, hãy trao đổi với bác sĩ để tìm giải pháp phù hợp thay vì tự ý ngừng thuốc. Sự hợp tác chặt chẽ với bác sĩ và tuân thủ đúng liệu pháp điều trị sẽ giúp bệnh nhân quản lý bệnh hiệu quả và cải thiện chất lượng cuộc sống. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe