Mệt mỏi mãn tính là những rối loạn đặc trưng bởi sự mệt mỏi, yếu sức và những than phiền về thần kinh, tâm lý của cơ thể. Những người được chẩn đoán suy nhược, hội chứng tăng thông khí, hội chứng gắng sức, suy nhược thần kinh cơ, viêm não đau cơ, hạ đường huyết, hội chứng nhạy cảm với nhiều hóa chất, bệnh nấm Candida (Candidiasis) mạn tính, hội chứng mệt mỏi sau nhiễm virus,.... thì được gọi là hội chứng mệt mỏi mãn tính.
1. Chẩn đoán hội chứng mệt mỏi mãn tính (cfs)
Hội chứng mệt mỏi mãn tính rất khó có thể chẩn đoán được vì triệu chứng bệnh khá giống với một số bệnh lý khác. Khi bạn thăm khám nội khoa và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ sẽ cố gắng loại trừ ra những bệnh khác và chẩn đoán được tình trạng có phải mệt mỏi mãn tính không và đo mức độ nặng nhẹ của nó. Tuy nhiên không có xét nghiệm cận lâm sàng nào là đặc hiệu để có thể chẩn đoán được trạng thái mệt mỏi mãn tính. Bạn cần liệt kê những triệu chứng và bệnh sử gia đình để bác sĩ nắm được thông tin.
Trường hợp bạn bị sốt mà không có người chăm sóc thì nên ghi chép lại nhiệt độ mỗi lần bị sốt, tiến hành các bước xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu để có thể kiểm tra được nhiễm trùng, vấn đề nội tiết, bệnh chuyển hóa,... để tìm ra nguyên nhân khiến bạn bị suy nhược cơ thể.
2. Triệu chứng mệt mỏi mãn tính
Các triệu chứng điển hình của hội chứng mệt mỏi mãn tính có thể không giống nhau ở tất cả mọi người, nhưng để chẩn đoán bạn có mắc phải hội chứng mệt mỏi mãn tính hay không có thể lưu ý một số các triệu chứng chính sau đây.
- Mệt mỏi
Đây là biểu hiện sự thiếu hụt năng lượng, thường dựa vào sự so sánh khả năng thực hiện các hoạt hằng ngày trong thời điểm hiện tại và khi bắt đầu hội chứng mệt mỏi mãn tính. Triệu chứng mệt mỏi trong hội chứng mệt mỏi mãn tính thường kéo dài 6 tháng hoặc lâu hơn. Thông thường người mắc hội chứng này thường không thể kết thúc được sự mệt mỏi, họ có thể ngủ nhiều hơn và không có cảm giác thèm ăn khiến cho cơ thể càng tồi tệ hơn. Điều này khiến cho cơ thể bị hạn chế các hoạt động hàng ngày lại.
- Khó chịu sau khi gắng sức
Khó chịu sau gắng sức là một triệu chứng chính khác của hội chứng mệt mỏi mãn tính. Khi một có triệu chứng này tham gia vào quá nhiều hoạt động thể chất hoặc tinh thần, họ sẽ gặp các triệu chứng khác xấu đi trong vài giờ hoặc vài ngày sau đó và thường sẽ cảm thấy kiệt sức khi hồi phục.
Người mắc phải triệu chứng này có thể tưởng tượng giống như hình ảnh pin đang đầy sau đó bị cạn kiệt ngay lập tức. Khi cố gắng quá sức, tình trạng này có thể gây hại cho cơ thể. Do đó, những người mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính phải tự kiểm soát hoạt động của mình để tránh bị quá sức.
Rối loạn giấc ngủ hay ngủ không ngon giấc là tình trạng rất hay gặp phải khi người bệnh mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính. Dù người bệnh đã có một đêm dài nghỉ ngơi nhưng khi thức dậy cơ thể vẫn mệt mỏi. Có một số tình trạng rối loạn giấc ngủ có khả năng dẫn đến mệt mỏi mãn tính như: khó ngủ, mất ngủ, ngưng thở khi ngủ, giấc ngủ nông, giấc ngủ bị phân mảnh, thay đổi thời gian ngủ, co thắt không tự chủ ở các chi, hội chứng chân không yên, gặp phải cơn ác mộng, đổ mồ hôi trộm,....
Những người mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính sẽ gặp khó khăn và lúng túng trong việc xử lý các vấn đề quen thuộc trong cuộc sống, họ phải mất nhiều thời gian để có thể định hướng được phương hướng gây suy giảm nhận thức. Người bệnh cần suy nghĩ và giải quyết vấn đề một cách đơn giản có thể sẽ giảm được tình trạng mệt mỏi mãn tính.
Đây là những triệu chứng xảy ra khi chuyển từ trạng thái nằm sang đứng hoặc ngồi có thể sẽ gây chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, xây xẩm mặt mày,...
- Các triệu chứng khác
Một số triệu chứng khác cũng có thể là dấu hiệu của hội chứng mệt mỏi mãn tính bao gồm: Đau họng, sưng hạch bạch huyết, co giật cơ bắp, phát ban, xuất hiện các vết loét, có cảm giác lo lắng hoặc hoảng loạn, phiền muộn, căng thẳng cực độ, chóng mặt, các triệu chứng tương tự như cúm, nói lắp, nói sai từ, nhiệt độ cơ thể bất thường, tê bì, ù tai, giảm ham muốn hoặc bất lực tình dục, rụng tóc, thay đổi về cân nặng, tim đập nhanh, đau ngực, co giật, tê liệt,...
3. Điều trị mệt mỏi mãn tính
Người bệnh bị suy nhược cơ thể sẽ được bác sĩ kê thuốc và có hướng điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể điều trị theo chương trình thể dục đặc biệt và điều trị hành vi.
- Các bài tập thể dục gồm những động tác dễ và chậm, sau đó tăng cường độ nhằm cải thiện lực cơ của bạn. Các bài tập điều trị hành vi sẽ giúp cho bạn tập trung vào mục tiêu. Cả hai bài tập thể dục và điều trị hành vi có thể giúp bạn giảm triệu chứng suy nhược cơ thể như đau đầu, khó tập trung. Bạn nên ưu tiên các hoạt động mỗi ngày. Làm những công việc quan trọng nhất vào buổi sáng khi tinh thần sảng khoái và thể trạng tốt nhất. Nếu công việc quá sức, bạn hãy nhờ sự giúp đỡ ở nhà và nơi làm việc khi vượt quá sức mình.
- Bác sĩ sẽ kê thuốc cho bạn điều trị đau đầu, đau cơ và thuốc chống trầm cảm để có thể sẽ giúp cải thiện mệt mỏi, tăng khả năng tiếp thu cho bạn.
- Chăm sóc cơ thể khoa học: nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt trong quá trình điều trị bệnh, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không hút thuốc, ăn uống đầy đủ.
- Thư giãn nghỉ ngơi ít nhất một hoặc hai lần một tuần.
- Tham gia vào các hội nhóm hoặc trò chuyện với người thân khi có vấn đề tương tự để cùng nhau giúp đỡ.
Để phòng ngừa hội chứng mệt mỏi mãn tính, bạn cần đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường hoặc thay đổi nào của cơ thể. Điều này giúp bác sĩ xác định và điều trị sớm những vấn đề tìm ẩn trong cơ thể, đồng thời ngăn ngừa tình trạng suy nhược tiến triển xấu đi.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.