Điều trị Iốt phóng xạ cho bệnh ung thư là phương pháp xạ trị nội bộ có sử dụng một dạng phóng xạ iốt. Iốt phóng xạ sẽ lưu thông khắp cơ thể trong máu của người bệnh. Các tế bào ung thư có đặc điểm hấp thu các iốt từ bất kỳ nơi nào trong cơ thể nên sẽ bị tiêu diệt.
1. I-ốt phóng xạ là gì?
I-ốt thông thường là một trong những chất dinh dưỡng cơ bản mà cơ thể cần được cung cấp và có thể hấp thu thông qua thực phẩm.
Tuyến giáp là một tuyến ở cổ thường sử dụng i-ốt để tạo ra hormone hướng dẫn một số chức năng của cơ thể như tăng trưởng và phát triển thể chất.
Khi nói đến phóng xạ hầu như chúng ta đều cảm thấy nó sẽ gây ra những điều không tốt cho cuộc sống. Tuy nhiên, với sự phát triển và tiến bộ khoa học thì i-ốt phóng xạ đang được các bác sĩ sử dụng như một phương pháp rất có hiệu quả trong điều trị ung thư. Với một lượng nhỏ i-ốt phóng xạ khi áp dụng cho một người, bác sĩ có thể phát hiện bệnh bằng máy quét đặc biệt. Theo đó, khi sử dụng một liều lượng i-ốt phóng xạ lớn hơn còn có thể phá huỷ ung thư tuyến giáp, ung thư tuyến tiền liệt và một số căn bệnh khác.
Trong việc điều trị ung thư tuyến giáp, i-ốt được thiết lập thành 2 dạng iod phóng xạ thường được sử dụng ở những bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp: I-123 (vô hại với tế bào tuyến giáp) và I-131 (phá hủy tế bào tuyến giáp). Bức xạ phát ra từ mỗi dạng iod này có thể được phát hiện bên ngoài bệnh nhân để thu được thông tin chức năng tuyến giáp, đồng thời chụp hình ảnh kích thước và vị trí của các mô tuyến giáp. Điều trị iod phóng xạ khá an toàn với những người đã bị dị ứng hải sản hoặc chất tương phản tia X, vì phản ứng là hợp chất chứa iod chứ không phải iod đơn thuần.
2. Hoạt động của i-ốt phóng xạ
Khi người bệnh nhận được liều i-ốt phóng xạ ở dạng viên nang lỏng, tuyến giáp sẽ hấp thụ tất cả. Vì vậy, nó có thể giúp bác sĩ kiểm tra xem có khối u ở cổ không (ung thư tuyến giáp).
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ cung cấp cho người bệnh một liều i-ốt phóng xạ cực nhỏ bằng một mũi tiêm hoặc dạng thuốc. Sau vài giờ, bác sĩ sẽ sử dụng máy quét đặc biệt cho thấy nơi phóng xạ đã đi qua. Các bộ phận của tuyến giáp cho thấy ít phóng xạ hơn những người bình thường có thể nghi ngờ đó là ung thư. Đồng thời, bác sĩ sẽ sử dụng thêm một số xét nghiệm khác để chẩn đoán xác định bệnh.
Theo đó, i-ốt phóng xạ cũng giúp bác sĩ chẩn đoán ung thư đã lan ra ngoài tuyến giáp hay chưa.
3. Chuẩn bị điều trị ung thư bằng i-ốt phóng xạ
Để điều trị bằng phương pháp hiệu quả, người bệnh cần phải có lượng hormone kích thích tuyến giáp cao (TSH hoặc thyrotropin) trong máu. Hormone này là yếu tố làm cho mô tuyến giáp và tế bào ung thư hấp thụ iốt phóng xạ. Nếu tuyến giáp đã bị cắt bỏ, bác sĩ sẽ sử dụng một số biện pháp hỗ trợ tăng mức TSH trước khi được điều trị bằng phương pháp i-ốt phóng xạ:
- Cách thứ nhất là ngừng dùng thuốc nội tiết tố tuyến giáp trong vài tuần. Điều này sẽ làm cho nồng độ hormone tuyến giáp trở nên thấp (suy giáp), lúc này tuyến yên sẽ tiết ra nhiều TSH. Suy giáp có chủ ý chỉ là tạm thời, nhưng nó thường gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, trầm cảm, tăng cân, táo bón, đau cơ và giảm khả năng tập trung.
- Các thứ 2 là có thể tiêm thyrotropin (thyrogen) khiến cho hormone tuyến giáp được giữ lại trong một thời gian dài không cần thiết. Thuốc này được dùng trong 2 ngày liên tiếp và đến ngày thứ 3 sẽ điều trị bằng i-ốt phóng xạ.
Hầu hết các bác sĩ sẽ khuyến cáo bệnh nhân ung thư nên tuân thủ chế độ ăn có chứa ít i-ốt trong 1 hoặc 2 tuần trước khi điều trị bằng phương pháp này. Điều này sẽ làm tránh được các thực phẩm chứa muối i-ốt và thuốc nhuộm đỏ, cũng như các sản phẩm từ sữa, trứng, hải sản và đậu nành.
4. Điều trị ung thư bằng i-ốt phóng xạ
4.1. Ung thư tuyến giáp
I-ốt phóng xạ có thể tiêu diệt các tế bào tạo nên tuyến giáp và ung thư tuyến giáp. Nếu ung thư tuyến giáp đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể, thì iốt phóng xạ cung có thể tấn công ở các vị trí đó.
Ưu điểm khi sử dụng i-ốt phóng xạ điều trị cho bệnh ung thư tuyến giáp đó là sử dụng i-ốt ở dạng lỏng. Khi đó, các bức xạ sẽ không ảnh hưởng đến phần còn lại của cơ thể bởi vì các tế bào tuyến giáp sẽ hấp thụ tất cả. Sau khi người bệnh được nhận liều i-ốt phóng xạ vào cơ thể thì có thể sẽ thải ra bức xạ trong một thời gian. Vì vậy, người bệnh có thể phải ở lại trong phòng cách ly của bệnh viện trong vài ngày để giữ an toàn cho người khác. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp một số các tác dụng phụ như đau cổ, đau dạ dày hoặc khô miệng.
Bên cạnh đó, bức xạ cũng có thể ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng ở nam giới và buồng trứng ở nữ giới. Vì thế, bác sĩ khuyến cáo với phụ nữ nên đợi 6 tháng đến 1 năm sau khi điều trị mới lên kế hoạch mang thai.
Ngoài ung thư, I-ốt phóng xạ còn là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho bệnh basedow. Các loại thuốc hoặc phẫu thuật khác cũng có thể lựa chọn để điều trị bệnh này. Tuy nhiên, nó sẽ dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Khi bệnh nhân mắc Graves điều trị bằng phương pháp này sẽ được sử dụng thuốc ở dạng viên nang. Khi đó, tuyến giáp sẽ hấp thụ và co lại, sau đó làm cho hormone tiết ra ít hơn.
Trong trường hợp người bệnh bị ung thư tuyến tiền liệt thì sử dụng phương pháp điều trị i-ốt phóng xạ cũng có thể được lựa chọn. Bác sĩ sẽ sử dụng nó nếu như ung thư đang ở giai đoạn đầu hoặc phát triển chậm. Tuy nhiên, khi bệnh đã lan ra ngoài tuyến tiền liệt thì bác sĩ có thể sử dụng kết hợp với bức xạ chiếu vào cơ thể từ bên ngoài. Tác dụng phụ trong điều trị bệnh này có thể là tiêu chảy và tần suất đi tiểu dày hơn.
4.2. Ung thư mắt
I-ốt phóng xạ cũng được sử dụng để điều trị ung thư mắt (u ác tính ở mắt hoặc u ác tính nội nhãn). Phương pháp này sẽ sử dụng thuốc ở dạng đĩa nhỏ đặt vào trong mắt. Bác sĩ sẽ đặt đĩa này vào cạnh mắt và giữ ở đó vài ngày. Sau đó, mới gỡ bỏ chúng ra. Hoạt động này chèn đĩa vào mắt kéo dài khoảng 2 giờ nhưng lấy ra chỉ mất ít hơn 1 giờ. Phải mất từ 3-6 tháng để bức xạ phát huy hết tác dụng của nó với bệnh ung thư.
4.3. Ung thư cổ tử cung và ung thư tử cung
Phụ nữ bị ung thư cổ tử cung hoặc tử cung thì điều trị bằng i-ốt phóng xạ, đây là một trong những lựa chọn điều trị ung thư phổ biến. Bác sĩ sẽ đặt thiết bị giữ i-ốt vào tử cung hay cạnh tử cung hoặc cả 2 nơi. Người bệnh có thể bị nhiễm phóng xạ do đó cần được cách ly trong bệnh viện một thời gian.
Để giữ cho thiết bị không bị đẩy ra khỏi vị trí, người bệnh cần phải nằm. Các hoạt động tiểu tiện sẽ được sử dụng ống thông chèn vào niệu đạo và bàng quang. Ở giai đoạn này, người bệnh cũng sẽ thấy một số tác dụng phụ như khó chịu ở vùng xương chậu, táo bón (khó thở) và cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
5. Một số tác dụng phụ điều trị i-ốt phóng xạ
Cơ thể sẽ thải ra một lượng bức xạ sau thời gian điều trị bằng i-ốt phóng xạ. Phương pháp này có một số tác dụng phụ ngắn hạn bao gồm:
- Cổ đau và sưng;
- Buồn nôn và ói mửa;
- Tuyến nước bọt sưng và đau;
- Khô miệng;
- Thay đổi vị giác.
Người bệnh có thể sử dụng kẹo cao su hoặc mút kẹo cứng để giải quyết những vấn đề về tuyến nước bọt.
Điều trị bằng i-ốt phóng xạ cũng làm giảm sự hình thành nước mắt ở một số người và có thể dẫn đến khô mắt. Do đó, nếu sử dụng kính áp tròng, bạn hãy tìm bác sĩ để tư vấn nhằm tránh được các rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ở nam giới, việc điều trị i-ốt phóng xạ có thể làm số lượng tinh trùng thấp hơn hoặc có thể vô sinh (trường hợp hiếm). Ngoài ra, I-ốt phóng xạ cũng có thể ảnh hưởng đến buồng trứng của phụ nữ, thậm chí một số người sẽ có chu kỳ kinh nguyệt không đều trong vòng 1 năm sau khi điều trị. Do đó, bác sĩ thường khuyến cáo phụ nữ nên tránh mang thai từ 6 tháng đến 1 năm sau khi điều trị. Các nghiên cứu hiện nay vẫn chưa tìm ra những ảnh hưởng xấu ở trẻ sinh ra từ những cha mẹ đã được điều trị i-ốt phóng xạ trong quá khứ.
Cả nam giới và phụ nữ đã điều trị i-ốt phóng xạ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu, ung thư dạ dày và ung thư tuyến nước bọt trong tương lai. Tuy nhiên, những biến chứng này cực kỳ hiếm gặp.
Điều trị i-ốt phóng xạ là một phương pháp xạ trị để điều trị một số bệnh lý ung thư. Vì thế khi thực hiện phương pháp điều trị này bệnh nhân nên chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã ứng dụng phương pháp điều trị i-ốt phóng xạ để điều trị một số bệnh lý ung thư. Các kỹ thuật điều trị bệnh tại Vinmec được thực hiện bài bản, đúng chuẩn quy trình bởi đội ngũ y bác sĩ tay nghề chuyên môn cao, hệ thống máy móc hiện đại, nhờ vậy cho kết quả chính xác, góp phần không nhỏ vào việc điều trị bệnh hiệu quả.
Quý khách có nhu cầu khám bệnh bằng các phương pháp hiện đại, đạt hiệu quả cao tại Vinmec vui lòng đăng ký khám TẠI ĐÂY.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com, cancer.org