Chứng ngủ rũ với những biểu hiện điển hình như buồn ngủ vào ban ngày, ngủ gật thường xuyên... Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến lịch sinh hoạt, làm việc, học tập của người mắc phải. Vậy điều gì gây ra chứng ngủ rũ? Hãy cùng
1. Chứng ngủ rũ ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ như thế nào?
Chứng ngủ rũ là một loại rối loạn não mãn tính ảnh hưởng đến chu kỳ đánh thức giấc ngủ của bạn.
Một giấc ngủ điển hình bao gồm một số chu kỳ chuyển động mắt nhanh (REM) và chuyển động mắt chậm (NREM). Trong chu kỳ chuyển động mắt nhanh REM, cơ thể đang dần dần chuyển sang trạng thái tê liệt và thư giãn sâu.
Giấc ngủ chuyển độ mắt nhanh REM thường mất tới khoảng 90 phút để bước vào chu kỳ REM. Tuy nhiên, ở những người mắc phải chứng ngủ rũ, giấc ngủ chuyển động mắt nhanh REM và chuyển động mắt chậm NREM không diễn ra theo chu kỳ so với những người không mắc chứng ngủ rũ. Đa số những người này có thể dễ dàng bước vào chu kỳ REM chỉ sau 15 phút, ngay cả vào ban ngày khi không cố gắng đi vào giấc ngủ.
Sự gián đoạn như vậy khiến giấc ngủ của những người mắc chứng ngủ rũ kém phục hồi hơn mức cần thiết và có thể khiến họ thức giấc thường xuyên suốt đêm. Tình trạng này có thể dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ ngay cả vào ban ngày, bao gồm buồn ngủ cực độ vào ban ngày và các triệu chứng chứng ngủ rũ khác.
2. Vì sao bị mắc chứng ngủ rũ?
Nguyên nhân chứng ngủ rũ cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên các chuyên gia tin rằng một số yếu tố có thể đóng một vai trò nào đó.
Những yếu tố này bao gồm các bệnh tự miễn dịch, mất cân bằng hóa học não, di truyền và trong một số trường hợp chấn thương não.
- Mất cân bằng hóa học
Hypocretin là một loại hormone được sản xuất ở một số vùng trong não. Hoạt chất này còn được gọi là orexin. Tác dụng chính của Hypocretin là giúp thúc đẩy sự tỉnh táo trong khi ngăn chặn giấc ngủ REM.
Khi nồng độ hoạt chất hypocretin ở mức thấp hơn so với nồng độ bình thường có thể gây ra một triệu chứng gọi là cataplexy. Đây là một trong những triệu chứng điển hình ở những người mắc chứng ngủ rũ loại 1. Triệu chứng này là tình trạng mất trương lực cơ đột ngột, tạm thời khi chuẩn bị bước vào giấc ngủ.
Một số người mắc chứng ngủ rũ loại 2 cũng có nồng độ hoạt chất hypocretin ở mức thấp. Tuy nhiên, hầu hết những người mắc chứng ngủ rũ loại 2 đều có mức hormone này bình thường.
Trong số những người mắc chứng ngủ rũ loại 2 có mức độ hypocretin thấp, một số người cuối cùng có thể phát triển chứng ngủ rũ và chứng ngủ rũ loại 1.
- Bệnh tự miễn
Một số bằng chứng cho thấy bệnh tự miễn dịch có thể góp phần vào sự phát triển của chứng ngủ rũ.
Trong một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, các tế bào miễn dịch tấn công những kẻ xâm lược như vi khuẩn và vi rút gây bệnh. Khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào và mô khỏe mạnh của chính cơ thể, điều này được định nghĩa là bệnh tự miễn dịch.
Trong chứng ngủ rũ loại 1, các tế bào trong hệ thống miễn dịch có thể tấn công một số tế bào não sản xuất một loại hormone được gọi là hypocretin. Nó đóng một vai trò trong việc điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ.
Có thể bệnh tự miễn dịch cũng có thể đóng một vai trò trong chứng ngủ rũ loại 2. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Thần kinh học cho thấy những người mắc chứng ngủ rũ loại 2 có nhiều khả năng mắc các loại bệnh tự miễn dịch hơn những người không mắc chứng ngủ rũ.
- Di truyền gia đình
Theo Tổ chức Quốc gia về Rối loạn hiếm gặp, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người mắc chứng ngủ rũ có đột biến gen thụ thể tế bào T. Chứng ngủ rũ cũng có liên quan đến một số biến thể di truyền trong một nhóm gen được gọi là phức hợp kháng nguyên bạch cầu người.
Những gen này ảnh hưởng đến hình thức hệ thống miễn dịch hoạt động. Vì thế, cần có những nghiên cứu cụ thể hơn để xác định chính xác liệu có thực sự ảnh hưởng trực tiếp nhằm gây ra chứng ngủ rũ.
Tuy nhiên, không phải ai có những đặc điểm di truyền này có nghĩa là mắc chứng ngủ rũ, nhưng nó là yếu tố nguy cơ mắc chứng rối loạn này cao hơn so với những người không có.
Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc chứng ngủ rũ, điều đó sẽ làm tăng cơ hội phát triển tình trạng này hơn những người khác. Tuy nhiên, tỷ lệ di truyền nếu trường hợp có cha mẹ mắc chứng ngủ rũ chỉ truyền bệnh cho con mình trong khoảng 1% trường hợp mà thôi.
- Các chấn thương ở não
Chứng ngủ rũ thứ phát là một dạng chứng ngủ rũ rất hiếm gặp, thậm chí còn ít phổ biến hơn chứng ngủ rũ loại 1 hoặc loại 2.
Thay vì do bệnh tự miễn hoặc di truyền gây ra, chứng ngủ rũ thứ phát là do chấn thương tác động trực tiếp lên một số vùng ở não.
Trong trường hợp bị chấn thương ở đầu làm tổn thương một phần não được gọi là vùng dưới đồi, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng của chứng ngủ rũ thứ phát. Ngoài ra, việc xuất hiện các khối u ở não có thể lành tính hoặc ác tính cũng có thể gây ra tình trạng tương tự như vậy.
Bên cạnh đó, những người mắc chứng ngủ rũ thứ phát cũng có xu hướng gặp các vấn đề về thần kinh khác. Chúng có thể bao gồm các triệu chứng như trầm cảm hoặc các rối loạn tâm thần khác, mất trí nhớ và hạ huyết áp (giảm trương lực cơ).
- Một số bệnh nhiễm trùng
Một số báo cáo cho biết một vài trường hợp cho thấy việc tiếp xúc với một số bệnh nhiễm trùng có thể gây ra chứng ngủ rũ ở một số người. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ bằng chứng khẳng định chắc chắn rằng cho thấy tình trạng nhiễm trùng hoặc điều trị nào đều gây ra tình trạng này.
Việc tìm hiểu thêm các nguyên nhân cơ bản gây ra chứng ngủ rũ có thể giúp cho các nhà chuyên gia có thêm những chiến lược điều trị tình trạng rối loạn này hiệu quả hơn trong tương lai.
Hy vọng bài viết trên đã đưa ra những thông tin thực sự hữu ích liên quan đến nguyên nhân gây ra chứng ngủ rũ. Bất kỳ ai đang gặp phải những vấn đề liên quan đến giấc ngủ cần được thăm khám và tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý dùng thuốc để cải thiện cái triệu chứng khi chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh. Việc làm này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cho người bệnh, thậm chí có thể làm trầm trọng thêm một số bệnh tiềm ẩn trong cơ thể.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: healthline.com