Dị ứng thuốc bao lâu thì hết?

Dị ứng thuốc là tình trạng người bệnh xảy ra phản ứng có hại với loại thuốc đang được sử dụng. Vậy dị ứng thuốc bao lâu thì hết? Một số trường hợp sẽ biến mất theo thời gian, tuy nhiên, một số bệnh nhân lại bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng nặng hơn. Do đó, người bệnh nên hiểu rõ về tình trạng này để biết cách xử lý và phòng ngừa tốt hơn.  

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ chuyên ngành Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Dị ứng thuốc là như thế nào?

Dị ứng thuốc là phản ứng bất thường của hệ miễn dịch đối với một loại thuốc nhất định. Giống như các tình trạng dị ứng khác, tình trạng này xảy ra khi hệ miễn dịch trở nên nhạy cảm với một hoặc nhiều thành phần trong thuốc.

Lúc này, hệ miễn dịch xem thuốc là một tác nhân xâm lược ngoại lai và bắt đầu giải phóng các hóa chất để chống lại thuốc. Người bị dị ứng có thể gặp các triệu chứng khi sử dụng thuốc ở dạng lỏng, viên nén hay tiêm

2. Dị ứng thuốc bao lâu thì hết và các triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng có thể dao động từ nhẹ đến rất nghiêm trọng và thường xuất hiện trong vòng 1 đến 72 giờ. Sau khi ngừng sử dụng thuốc, các phản ứng dị ứng sẽ dừng lại và các triệu chứng sẽ có xu hướng cải thiện dần.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Phát ban hoặc nổi mụn nước là dấu hiệu phổ biến nhất.
  • Ho, thở khò khè, sổ mũi và khó thở.
  • Sốt.
  • Các vấn đề da nghiêm trọng như phồng rộp và bong tróc da. Đây cũng là dấu hiệu của một số tình trạng như hoại tử biểu bì nhiễm độc và Hội chứng Stevens-Johnson.

Sốc phản vệ là một phản ứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng và cần điều trị khẩn cấp. Triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm phát ban toàn thân, khó thở, sưng cổ họng hoặc miệng và cảm giác choáng váng. Những triệu chứng này thường xuất hiện trong vòng 1 giờ sau khi bệnh nhân dùng thuốc. Nếu không được cấp cứu kịp thời, sốc phản vệ có thể dẫn đến tử vong.

Dị ứng thuốc bao lâu thì hết còn phụ thuộc vào việc bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng nào. Mức độ ngứa và cảm giác khó chịu có thể giảm nhanh sau khi ngưng sử dụng thuốc. Trong khi đó, mề đay và mẩn ngứa có thể kéo dài trong khoảng thời gian 10 ngày. Đối với tình trạng dị ứng thuốc nặng, triệu chứng có thể kéo dài lâu hơn (khoảng vài tuần) hoặc thậm chí là mạn tính. 

Dị ứng thuốc có thể khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở hoặc thở khò khè.
Dị ứng thuốc có thể khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở hoặc thở khò khè.

3. Các loại thuốc dễ gây dị ứng

Dị ứng thuốc có thể xảy ra với bất kỳ loại nào, nhưng một số loại sẽ có nguy cơ cao hơn. Một số loại phổ biến nhất có thể kể đến như:  

Nếu người bệnh bị dị ứng với một loại thuốc, bệnh nhân có thể có khả năng bị dị ứng thuốc với những loại tương tự. Ví dụ, nếu bệnh nhân bị dị ứng với penicillin, bệnh nhân cũng có khả năng bị dị ứng với amoxicillin.

Hầu hết các trường hợp dị ứng thuốc đều ở mức nhẹ và các triệu chứng thường biến mất sau vài ngày ngưng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, có một số trường hợp dị ứng nghiêm trọng và cần phải được can thiệp y tế.

4. Cách xử lý khi bị dị ứng

Bác sĩ sẽ chẩn đoán dị ứng bằng cách hỏi người bệnh về loại thuốc đang sử dụng và những loại đã dùng gần đây, cũng như về tiền sử sức khỏe và triệu chứng hiện tại. Nếu vẫn chưa thể xác định rõ, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm da hoặc cho người bệnh thử dùng một lượng thuốc nhỏ để kiểm tra phản ứng. 

Câu trả lời cho việc dị ứng thuốc bao lâu thì hết sẽ tuỳ vào mức độ của từng bệnh nhân.
Câu trả lời cho việc dị ứng thuốc bao lâu thì hết sẽ tuỳ vào mức độ của từng bệnh nhân.

Cách tốt nhất để điều trị dị ứng thuốc là ngừng sử dụng thuốc gây ra dị ứng. Người bệnh nên thảo luận với bác sĩ để xem liệu có thể thay thế bằng các loại thuốc khác hay không. Nếu không thể thay đổi thuốc, bác sĩ có thể thử phương pháp giải mẫn cảm.  

Giải mẫn cảm là quá trình dùng một lượng nhỏ thuốc gây phản ứng dị ứng, sau đó dần dần tăng liều lượng dưới sự giám sát của bác sĩ. Quá trình này giúp hệ miễn dịch quen dần và giảm nguy cơ gây ra phản ứng dị ứng.

Nếu sau khi dùng thuốc mà người bệnh xuất hiện các triệu chứng ngứa, nổi mề đay, sưng tấy, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa, mọi người hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.

Trong trường hợp nhẹ, thuốc kháng histamin không kê đơn có thể giúp điều trị tình trạng này. Các triệu chứng dị ứng nhẹ bao gồm ngứa miệng, phát ban nhẹ, buồn nôn nhẹ, khó chịu ở dạ dày, hắt hơi và chảy nước mũi. Nếu thuốc kháng histamin không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ như buồn ngủ, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc khác phù hợp hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả thuốc kháng histamin đều gây buồn ngủ. 

Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bệnh nhân gặp phải tình trạng nổi mề đay hoặc các biểu hiện khác.
Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bệnh nhân gặp phải tình trạng nổi mề đay hoặc các biểu hiện khác.

5. Cách phòng ngừa

Để phòng ngừa dị ứng thuốc, bệnh nhân nên thực hiện một số phương pháp như sau:

  • Lưu lại danh sách các loại thuốc mà bản thân đang sử dụng.
  • Cố gắng nhận biết mình bị dị ứng với loại thuốc nào và tránh dùng các loại này.
  • Nói chuyện với chuyên gia y tế về bất kỳ loại thuốc mới mà bản thân được kê đơn. Điều này giúp đảm bảo rằng các loại thuốc này sẽ không gây ra phản ứng dị ứng.
  • Không sử dụng thuốc của người khác hoặc để người khác dùng chung thuốc với mình.

Ngoài ra, khi bị dị ứng nhẹ, bệnh nhân có thể tắm nước mát hoặc chườm lạnh. Bên cạnh đó, hãy mặc quần áo thoải mái để không gây khó chịu cho da. Không chỉ thế, bệnh nhân cũng nên tránh các loại hoá chất và xà phòng có tính tẩy rửa mạnh để tránh tình trạng ngứa da do dị ứng thuốc trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, tốt nhất là mọi người đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời nếu bản thân bị dị ứng bởi bất kỳ loại thuốc nào.  

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe