Dị ứng tã giấy ở trẻ sơ sinh

Dị ứng bỉm là vấn đề phổ biến ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng hay khi thời tiết ẩm ướt. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé mà còn gây ra sự khó chịu trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế, việc lựa chọn và sử dụng tã giấy đúng cách cũng như biết cách xử lý khi bé có phản ứng dị ứng với tã giấy là điều mà các bậc cha mẹ nên chú ý và nắm rõ.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của ThS. BS Thục Thanh Huyền, chuyên ngành Dị ứng- Miễn dịch lâm sàng, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

1. Dấu hiệu dị ứng bỉm ở trẻ sơ sinh

Viêm da do tã lót, còn được gọi là chứng hăm tã, là bệnh rất thường gặp do sự kích ứng da ở những vùng da tiếp xúc trực tiếp với tã. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ trẻ nào có mặc tã, nhưng thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi. Dấu hiệu của viêm da có thể biểu hiện ngay từ lần đầu tiên sử dụng tã hoặc thời gian sau đó, bao gồm:

Da của bé xuất hiện các nốt đỏ hoặc mụn ở vùng mông, bẹn, dưới bụng hoặc toàn bộ các vùng tiếp xúc với tã giấy.
Vị trí tiếp xúc có thể gây cảm giác đau rát, ửng đỏ hoặc da bong tróc.

Hậu môn thường đỏ, thậm chí có thể lở loét, gây khó chịu và đau rát cho bé, cũng như ảnh hưởng đến quá trình đi tiểu và đại tiện của bé. 

Kèm theo đó, bé có thế có biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu, khó ngủ, chậm tăng cân

Trong một số trường hợp dị ứng bỉm nặng, bé có thể phát sốt và nổi mẩn khắp cơ thể, khiến trẻ khóc dữ dội.
 

Dấu hiệu dị ứng tã giấy tại vị trí tiếp xúc.
Dấu hiệu dị ứng tã giấy tại vị trí tiếp xúc.

2. Nguyên nhân dị ứng bỉm, tã

Da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Các triệu chứng của dị ứng bỉm và tã ở trẻ có thể phát triển nhanh chóng do một số nguyên nhân sau:

  • Sử dụng tã giấy chất lượng kém hoặc hàng giả, hàng nhái có độ thấm hút không tốt
  • Đeo tã quá chật gây hầm bí. Việc bé nằm nhiều cũng làm cho vùng da dưới tã luôn ẩm ướt và bí bách.
  • Thay bỉm không đều đặn dẫn đến việc nước tiểu và mồ hôi không được thấm hút, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, nấm gây ra các vấn đề viêm da.
  • Thiếu vệ sinh và không lau khô vùng da dưới bỉm khiến cho da ẩm ướt, gây kích ứng và gây ra các phản ứng nghiêm trọng.
  • Trẻ phản ứng dị ứng với các thành phần trong bỉm như hóa chất, bông hoặc sợi vải.
  • Dị ứng hoặc nhạy cảm với các loại kem bôi da, thuốc mỡ, khăn ướt, xà phòng,...
  • Mắc bệnh lý liên quan đến dinh dưỡng, thiếu hụt các chất như biotin, kẽm
 Dị ứng bỉm Hăm tã
Nguyên nhân
  • Các yếu tố chính gây ra tình trạng dị ứng bỉm khi sử dụng bao gồm phản ứng với thành phần hóa chất, sợi bông hoặc vải có trong bỉm.
  • Đặc biệt, việc đóng bỉm quá chật có thể tạo ra cảm giác hầm bí không thoải mái.
  • Ngoài ra, vệ sinh khu vực mông không sạch sẽ khiến vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, làm tăng nguy cơ gây ra tình trạng dị ứng tã giấy.
     
  • Nguyên nhân chính của tình trạng này là do sự hình thành của nấm và vi khuẩn khi tã không thấm hút tốt.
  • Việc bé nằm nhiều làm cho vùng da dưới tã luôn ẩm ướt và bí bách, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn.
  • Quá trình nhiễm trùng và nấm phát triển được gây ra bởi tình trạng ẩm ướt và bẩn trong vùng da mông khi tiếp xúc với nước tiểu và phân.
     
Độ tuổi
  • Trong giai đoạn bé vẫn còn sử dụng tã
  • Thường xảy ra ở trẻ em từ 0 đến 6 tháng tuổi do trong thời kỳ này, bé thường chỉ nằm và chưa có khả năng vận động đầy đủ

Dấu hiệu nhận biết
  • Thường xảy ra sau vài tiếng sử dụng tã.
    bé có thể xuất hiện những dấu hiệu dị ứng bỉm như mảng đỏ rộp, chấm đỏ nhỏ, cảm giác nóng rát khi chạm vào.
  • Trường hợp nặng hơn có thể gây sưng phù và viêm loét.
  • Vùng hậu môn có thể chuyển sang màu đỏ tươi, làm cho bé khó thực hiện vệ sinh, tiểu ít và có mùi hôi.
  • Bé có thể phát sốt cao, chán ăn, quấy khóc vì cảm giác đau, cùng với môi khô và lưỡi bị dơ.

 

  • Xảy ra sau một thời gian dài sử dụng tã.
  • Bé có thể phát triển viêm da ở vùng hậu môn, và vùng bị viêm có thể phát ra nước màu vàng trắng.
  • Bề mặt da tiếp xúc với tã có thể trở nên đỏ, có những vùng nổi ban kèm theo vảy mỏng màu vàng nâu.
  • Bé có thể cảm thấy đau rát và khó chịu, thường quấy khóc mỗi khi thay tã.
     

Khu vực da
  • Nếu không được xử lý kịp thời, viêm da có thể lan rộng từ vùng hậu môn, mông, bẹn, kẽ háng, bụng, đùi sau và  các vùng da xung quanh.
  • Thường thấy viêm da xuất hiện ở vùng hậu môn và vùng mông được bọc bởi tã (không phải ở những vùng da có nếp gấp) và không có dấu hiệu lan rộng sang các vùng khác.
     

Cách xử lý
  • Nếu trong vài giờ phát hiện viêm da và tháo bỏ tã, bé được vệ sinh vùng da bằng nước muối nhưng không nhận thấy dấu hiệu cải thiện, cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến thăm khám bác sĩ để kiểm tra và tư vấn điều trị kịp thời.
  • Chỉ cần chọn tã vừa vặn hơn và lựa chọn loại tã chất lượng, có khả năng thấm hút và thông thoáng tốt hơn. Đó có thể là biện pháp đơn giản nhưng rất quan trọng để giảm nguy cơ phát triển viêm da ở bé.

3. Xử trí khi trẻ bị dị ứng tã giấy

Trong trường hợp trẻ sơ sinh phát hiện có dấu hiệu của dị ứng bỉm, các biện pháp sau cần được thực hiện:

  • Trong trường hợp hăm tã nhẹ, trẻ có thể được chăm sóc xử trí tại nhà.
  • Sử dụng các loại kem bôi hăm chứa kẽm oxit, có thể dùng nhiều lần trong ngày. Cố gắng thay tã thường xuyên hơn, giữ cho vùng da bị tổn thương khô thoáng, tiếp xúc với không khí càng nhiều càng tốt.
  • Theo dõi tình trạng dị ứng bỉm của bé, nếu tình trạng nổi mẩn giảm/ biến mất thì không cần phải điều trị ngay lập tức. Thay vào đó, ba mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra để xác định nguyên nhân gây dị ứng bỉm nếu có. Việc này sẽ giúp tìm ra loại tã giấy phù hợp và an toàn cho bé.
  • Trong những trường hợp dị ứng bỉm nặng, ba mẹ nên đưa bé đến khám tại các cơ sở chuyên khoa dị ứng hoặc da liễu để được bác sĩ tư vấn và có phác đồ điều trị kịp thời.
  • Ba mẹ trẻ cần lưu ý không nên tự ý mua thuốc để điều trị dị ứng bỉm cho bé mà phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Việc này giúp tránh được những nguy cơ và tác động tiêu cực đối với sức khỏe của trẻ. Đặc biệt không nên sử dụng các loại chống hăm dạng bột (talc) vì nó có thể kết hợp với mồ hôi, nước tiểu tạo thành hỗn hợp khiến da bé viêm nặng hơn. Ngoài ra, bé có nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp nếu hít phải các hạt bột này. 
Không nên tự ý dùng thuốc trị dị ứng bỉm mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
Không nên tự ý dùng thuốc trị dị ứng bỉm mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Ngoài ra, tránh tắm rửa vùng bị dị ứng bỉm của bé bằng xà phòng hoặc bất kỳ loại chất tẩy rửa nào chứa hóa chất hoặc chất tạo mùi. Ba mẹ có thể rửa vệ sinh cho bé với nước ấm trong bồn/ chậu rửa, sau đó thấm khô nhẹ nhàng, tránh lau miết, ma sát trên da.
  • Cuối cùng, đảm bảo vùng mông và vùng kín của bé luôn khô ráo trước khi mặc tã bỉm. Điều này giúp giảm nguy cơ phát triển dị ứng bỉm và tăng cường sự thoải mái cho bé.

4. Một số biện pháp phòng ngừa dị ứng bỉm/ viêm da tã lót 

  • Hãy chọn mua tã giấy từ các nguồn cung cấp có uy tín, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ và chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, quan trọng phải đảm bảo rằng loại tã giấy được mua đã được kiểm duyệt chất lượng và có giấy phép tương ứng.
  • Đừng bao giờ tiết kiệm chi phí bằng cách chọn mua các loại tã giấy kém chất lượng chứa nhiều hoá chất độc hại gây tổn thương cho làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
  • Hãy thay tã cho trẻ đều đặn khoảng 3 giờ/lần hoặc ngay khi bị bẩn, sau mỗi lần đại tiểu tiện để đảm bảo vệ sinh cho da. Khi thay tã nên để thông thoáng trong một thời gian cho mông trẻ khô hoàn toàn trước khi mặc tã lại.
     
Cha mẹ cần thường xuyên thay tã cho trẻ khi trẻ tiêu, tiểu ướt và tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc bôi cho bé.
Cha mẹ cần thường xuyên thay tã cho trẻ khi trẻ tiêu, tiểu ướt và tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc bôi cho bé.

Lựa chọn kích cỡ và loại tã giấy phù hợp với độ tuổi và cân nặng của trẻ để đảm bảo sự thoải mái và hiệu quả sử dụng, tránh gây ra tình trạng dị ứng bỉm.

Tránh sử dụng xà phòng, sữa tắm hoặc khăn ướt để vệ sinh da của bé vì chúng thường chứa các hóa chất có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của trẻ. Nên sử dụng loại khăn hoặc giấy mềm không có mùi hương, có thể thấm nước để lau cho trẻ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Video đề xuất:

Hướng dẫn tắm cho trẻ sơ sinh an toàn, đúng cách

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe