Dị ứng sơn gel: Nguyên nhân, triệu chứng và cách ngăn ngừa

Dị ứng sơn gel không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tổn thương da, gây ra các vấn đề về sức khỏe. Để tránh dị ứng, việc lựa chọn sản phẩm không chứa các chất gây dị ứng hoặc tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia y tế là cực kỳ quan trọng.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ Phạm Thị Hải Yến, chuyên khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

1. Sự khác biệt giữa sơn gel truyền thống và Gel-X (Móng úp)

Sự khác biệt chính giữa sơn gel truyền thống và Gel-X (móng úp) nằm ở mục đích và ứng dụng của chúng.

Làm móng gel là việc sử dụng sơn gel (dạng lỏng) và làm cứng lớp gel này dưới tia cực tím/đèn LED.

Làm móng dạng gel sử dụng sơn gel ở dạng lỏng cho đến khi nó được xử lý (làm cứng) dưới ánh sáng tia cực tím/đèn LED.
Làm móng dạng gel sử dụng sơn gel ở dạng lỏng cho đến khi nó được xử lý (làm cứng) dưới ánh sáng tia cực tím/đèn LED.

Khác với phương pháp đắp bột, úp móng và các loại gel nối dài khác đã được làm cứng trước khi sử dụng nhưng cần quá trình làm cứng thứ hai để gắn chặt chúng lên móng của bạn. Ưu điểm của úp móng là giúp dài móng tay mà vẫn giữ được độ linh hoạt, mang lại cảm giác tự nhiên như móng thật. Móng úp bền nhưng không cứng như acrylic, dễ tháo bằng axeton như gel mềm truyền thống.

2. Vì sao dị ứng sơn gel?

Sơn gel tiềm ẩn nguy cơ gây phản ứng dị ứng do chứa monome và photoinitiators - hai thành phần dễ gây mẫn cảm da. Vì vậy, để tránh tình trạng dị ứng cho bản thân và khách hàng, thợ nail cần cẩn thận, tránh để sơn gel dính vào da.

3. Triệu chứng khi bị dị ứng gel móng tay

Khi bị dị ứng sơn gel, bệnh nhân có thể bị viêm da tiếp xúc hoặc phản ứng quá mẫn. Nếu bệnh nhân gặp phải tình trạng viêm da tiếp xúc, ngay lập tức sẽ xuất hiện các triệu chứng như bỏng rát hoặc cảm thấy đau. Sau đó tại vị trí tổn thương sẽ bị viêm, nổi mẩn đỏ hoặc thậm chí bị phồng rộp và bong móng ra khỏi nền móng.

Đồng thời, nếu bệnh nhân xuất hiện phản ứng quá mẫn, biểu hiện cũng giống với viêm da tiếp xúc.

4. Dị ứng sơn gel có chữa được không?

Một điều đáng buồn về dị ứng sơn gel là tình trạng không có phương pháp chữa trị. Một số chuyên gia cho biết, dù bệnh nhân có dừng làm móng một thời gian thì vẫn không giải quyết được. Cuối cùng, không có phương pháp nào để ngăn chặn sự tái phát của phản ứng dị ứng.

Dị ứng sơn gel không có cách nào để chữa trị.
Dị ứng sơn gel không có cách nào để chữa trị.

5. Các biện pháp phòng tránh

Nếu có phản ứng dị ứng với sơn gel, bệnh nhân nên ngừng sử dụng sản phẩm sơn móng tay đó hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân chưa quen với việc sử dụng sơn gel, có thể thực hiện để phòng tránh dị ứng:

5.1 Đảm bảo tiệm làm móng sử dụng đúng sản phẩm mà khách hàng yêu cầu

Một trong những phương pháp đáng chú ý nhất để ngăn ngừa dị ứng sơn gel là xem xét kỹ loại sơn gel mà thợ làm móng sử dụng. 

Một vài thợ làm móng kết hợp sử dụng các sản phẩm gel móng tay từ nhiều thương hiệu khác nhau. Điều này làm tăng nguy cơ không tương thích giữa các thành phần, dẫn đến dị ứng. Ngoài ra, kỹ thuật viên làm móng không tuân thủ chính xác hướng dẫn của nhà sản xuất cũng là nguyên nhân gây ra phản ứng dị ứng.

Nếu điều này xảy ra, các chất monome lỏng chưa được làm cứng sẽ tồn tại trên bề mặt móng và lan ra vùng da xung quanh, thậm chí là các bộ phận khác của cơ thể.

5.2 Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất nếu tự sơn tại nhà

Thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất khi tự sơn gel tại nhà giúp hạn chế được xảy ra tình trạng dị ứng. Hầu hết, mọi người lựa chọn hình thức tự sơn móng để tiết kiệm tiền, nhưng có thể rất nguy hiểm nếu không tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 

Nếu gel không được xử lý đúng do bôi quá nhiều hoặc ánh sáng LED không đủ làm cứng lớp gel có thể dẫn đến tình trạng dị ứng sơn gel. Một vài nhà nghiên cứu cũng cảnh báo rằng, phản ứng dị ứng có thể xuất hiện ở những nơi khác trên cơ thể như mí mắt và cổ do người sơn chạm vào bằng móng tay.

6. Cách điều trị dị ứng sơn gel

Nếu như một người nghi ngờ bị dị ứng sơn gel hoặc gặp phản ứng nhẹ, điều đầu tiên cần làm là loại bỏ lớp sơn hoặc phần nối dài. Ngoài ra, nếu bệnh nhân bị đau rát dữ dội ở vùng da xung quanh móng tay, xuất hiện tình trạng chảy nước và nứt nẻ, cần phải đến gặp bác sĩ ngay để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.

Sau khi loại bỏ, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ da liễu, dị ứng nếu có ý định tiếp tục làm móng ngay khi tình trạng được cải thiện. Ngoài ra, người bệnh nên chụp ảnh lại tình trạng dị ứng để bác sĩ da liễu có thể đánh giá, xác nhận tình trạng hoặc loại bỏ nghi ngờ dị ứng với sơn gel.

Dị ứng sơn gel có thể điều trị bằng thuốc.
Dị ứng sơn gel có thể điều trị bằng thuốc.

Phương pháp điều trị dị ứng sơn gel có thể sử dụng steroid tại chỗ. Và nếu phản ứng dị ứng trở thành dị ứng toàn thân, bệnh nhân cần sử dụng thuốc uống kháng histaminethuốc steroid.

7. Các biện pháp làm móng khác ngoài sơn gel

Nếu gặp phản ứng dị ứng sơn gel, bệnh nhân nên tránh sử dụng sản phẩm chứa acrylate. Quan trọng hơn, bệnh nhân cần nêu rõ vấn đề dị ứng với bác sĩ vì có thể xảy ra tình trạng phản ứng chéo giữa các loại methacrylate khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay ngày càng có nhiều sản phẩm làm móng gel không chứa HEMA và acrylate, bệnh nhân có thể yên tâm sơn gel mà không cần lo vấn đề dị ứng.

Sơn gel với độ bền màu cao và vẻ ngoài bóng bẩy đã trở thành lựa chọn yêu thích của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, ẩn sau lớp sơn lấp lánh là nguy cơ tiềm ẩn của dị ứng sơn gel, ảnh hưởng đến cả sức khỏe và thẩm mỹ. Vì thế, hãy là người tiêu dùng thông minh, lựa chọn sản phẩm sơn gel an toàn và sử dụng đúng cách để bảo vệ bản thân khỏi những tác hại không mong muốn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe