Đau xương khớp ở bệnh nhân tiểu đường và biện pháp điều trị

Đau xương khớp ở bệnh nhân tiểu đường là một vấn đề nghiêm trọng, vừa ảnh hưởng đến việc điều tiết đường huyết, mà còn liên quan đến các vấn đề về xương khớp. Vì vậy, bệnh nhân cần một chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý và thực hiện lối sống tích cực để kiểm soát và ngăn chặn sự tiến triển của tình trạng này.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ Đào Thị Trang - thuộc khoa Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

1. Các tình trạng đau xương khớp ở bệnh nhân tiểu đường

1.1 Viêm khớp Charcot

Viêm khớp Charcot, hay còn gọi là bệnh khớp thần kinh, là tình trạng tổn thương dây thần kinh dẫn đến khớp bị thoái hóa - một biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường. Viêm khớp Charcot thường gây đau nhức ở bàn chân hoặc khiến bàn chân sưng lên. Trong một số trường hợp bệnh tiến triển nặng thêm, bàn chân sẽ biến dạng.

Những dấu hiệu ban đầu gồm: Ngứa ran, tê và mất cảm giác ở bàn chân. Các khớp dần trở nên sưng tấy, không ổn định và biến dạng ở giai đoạn sau.

Cách điều trị: Hạn chế các hoạt động sử dụng chân nhiều và có thể ứng dụng các thiết bị hỗ trợ với sự hướng dẫn từ chuyên gia vật lý trị liệu.

1.2 Bệnh lý khớp bàn tay

Bệnh lý khớp bàn tay là tình trạng da trên bàn tay và ngón tay dày lên. Giống như viêm khớp Charcot, bệnh lý này phổ biến hơn ở những người đã mắc bệnh tiểu đường trong một thời gian dài. 

Bệnh lý khớp bàn tay là một trong những tình trạng đau xương khớp ở bệnh nhân tiểu đường.
Bệnh lý khớp bàn tay là một trong những tình trạng đau xương khớp ở bệnh nhân tiểu đường.

Triệu chứng của bệnh lý khớp bàn tay: Khó khăn trong việc cử động ngón tay hoặc đặt ngửa lòng bàn tay.

Cách điều trị: Mặc dù nguyên nhân chính của bệnh đau xương khớp ở bệnh nhân tiểu đường này vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng có nhiều nghiên cứu cho rằng bệnh thường do lượng đường huyết trong máu bị mất kiểm soát gây ra. Vì vậy, để ngăn chặn bệnh trở nên tồi tệ hơn, việc bệnh nhân cần làm nhất chính là giữ cho nồng độ đường trong cơ thể luôn ở mức ổn định. Đồng thời, bệnh nhân cần điều trị bằng vật lý trị liệu để làm chậm tiến triển của bệnh lý khớp ngón tay.

1.3 Bệnh loãng xương

Loãng xương là tình trạng mất khối lượng và mật độ xương khiến xương trở nên giòn và dễ gãy, bệnh nhân tiểu đường loại 1 có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.

Triệu chứng: Các triệu chứng của bệnh loãng xương thường không biểu hiện ở giai đoạn đầu. Khi bệnh trở nên nặng hơn, người bệnh sẽ có thể bị giảm chiều cao, lưng bị khom và gãy xương.

Điều trị: Hãy bổ sung nhiều canxi và vitamin D, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và tập thể dục thường xuyên. Liên hệ với các chuyên gia dinh dưỡng để lên lịch trình ăn uống khoa học, phù hợp với mức độ vận động và lối sống của mình, nhằm nâng cao thể chất và mật độ xương trong cơ thể.

1.4 Viêm xương khớp

Những bệnh nhân tiểu đường loại 2 có nguy cơ cao bị viêm xương khớp - một chứng rối loạn khiến sụn khớp bị gãy và thoái hóa. Tình trạng này sẽ gây đau và ảnh hưởng đến các khớp xung quanh. Bệnh viêm xương khớp có thể tác động đến bất kỳ khớp nào.

Triệu chứng: Các khớp có thể bị đau, sưng và cứng, đồng thời trở nên kém linh hoạt, chậm chạp.

Điều trị: Tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng ở mức hợp lý, để vùng khớp bị viêm nghỉ ngơi, dùng thuốc để kiểm soát cơn đau và sử dụng các phương pháp điều trị khác như châm cứu và xoa bóp trị liệu. Ở những trường hợp viêm xương khớp nặng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành phẫu thuật. 

Những bệnh nhân tiểu đường loại 2 có nguy cơ cao bị viêm xương khớp.
Những bệnh nhân tiểu đường loại 2 có nguy cơ cao bị viêm xương khớp.

1.5 Bệnh tăng trưởng xương vô căn - Bệnh Forestier

Bệnh tăng trưởng xương vô căn (còn được gọi là bệnh Forestier) là một căn bệnh đau xương khớp ở bệnh nhân tiểu đường, làm cứng gân và dây chằng ở cột sống. Bệnh nhân tiểu đường loại 2 dễ mắc phải bệnh này.

Triệu chứng: Phần cơ thể bị ảnh hưởng có thể trở nên cứng, đau và thường sẽ kém linh hoạt hơn. Khi bệnh Forestier ảnh hưởng đến cột sống sẽ gây đau lưng, đau cổ và cứng khớp.

Điều trị: Bác sĩ thường sẽ kê thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol,...) và ibuprofen (Advil, Motrin IB,...) và tiêm corticosteroid.

1.6 Bệnh co thắt Dupuytren

Bệnh co thắt Dupuytren khiến các ngón tay co lại về phía lòng bàn tay, gây ra xơ cứng ở bàn tay và ngón tay. Bệnh này thường xuất hiện ở những bệnh nhân bị tiểu đường trong một thời gian dài.

Triệu chứng: Da lòng bàn tay dày lên là dấu hiệu sớm dễ nhận thấy nhất, sau đó, bệnh dần dần tiến triển và dẫn đến tình trạng không thể duỗi thẳng các ngón tay ở giai đoạn sau.

Điều trị: Tiêm steroid được sử dụng để điều trị cơn đau do bệnh co cứng Dupuytren gây ra. Trong trường hợp bệnh trở nặng, ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm đồ vật của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, tiêm enzyme hoặc sử dụng các phương pháp khác (như cắt bỏ tế bào) để phá vỡ mô liên kết dày.

1.7 Viêm quanh khớp vai thể đông cứng

Bệnh tiểu đường là một trong những yếu tố dẫn đến bệnh viêm quanh khớp vai thể đông cứng - một tình trạng bệnh gây đau vai và hạn chế bệnh nhân vận động khớp vai.

Triệu chứng: Đau và cứng khớp vai là triệu chứng chính của tình trạng này.

Điều trị: Ở giai đoạn đoạn nhẹ, các phương pháp vật lý trị liệu có thể giúp duy trì khả năng vận động và phạm vi chuyển động của khớp vai. Đối với bệnh nhân có triệu chứng từ trung bình đến nặng, bác sĩ có thể chỉ định tiêm glucocorticoid.

2. Phương pháp cải thiện đau xương khớp ở bệnh nhân tiểu đường

Chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý và lối sống tích cực đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và ngăn chặn sự tiến triển của đau xương khớp ở bệnh nhân tiểu đường.  

Bên cạnh đó, việc duy trì trọng lượng cơ thể ổn định và thực hiện các bài tập thể dục có thể giúp cải thiện sự linh hoạt và giảm áp lực lên xương khớp của người mắc bệnh tiểu đường. 

Các biện pháp điều trị hiện đại bao gồm: thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc steroid kết hợp với các bài tập thể dục sẽ mang lại hiệu quả với bệnh xương khớp.
Các biện pháp điều trị hiện đại bao gồm: thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc steroid kết hợp với các bài tập thể dục sẽ mang lại hiệu quả với bệnh xương khớp.

Các biện pháp điều trị hiện đại bao gồm: thuốc giảm đau, chống viêm và thuốc steroid có thể giúp kiểm soát triệu chứng và giảm sưng. Cùng với đó, các liệu pháp vật lý trị liệu bạn tham khảo thêm từ chuyên gia y tế có thể mang lại hiệu quả đáng kể. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe