Đau thắt ngực do vi mạch và tăng huyết áp

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Văn Phong - Bác sĩ Nội và Can thiệp Tim mạch, Trung Tâm Tim Mạch - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City. Bác sĩ đã có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tim mạch.

Bệnh nhân tăng huyết áp thường có đau ngực mặc dù không có bệnh mạch vành tắc nghẽn, nguyên nhân chính là do rối loạn chức năng vi mạch vành. Các bất thường về cấu trúc vi mạch vành gây ra các cơn đau thắt ngực bao gồm: giảm lưu lượng mao mạch vành, rối loạn chức năng nội mô...

1. Mối liên quan giữa đau thắt ngực do vi mạch và tăng huyết áp

Các cơn đau thắt ngực điển hình trên lâm sàng, đáp ứng dương tính với các nghiệm pháp gắng sức và mạch vành bình thường về mặt lâm sàng là tương đối phổ biến ở bệnh nhân tăng huyết áp.

Rối loạn chức năng và cấu trúc vi tuần hoàn mạch vành thường là nguyên nhân gây đau thắt ngực ở bệnh nhân tăng huyết áp. Giảm lưu lượng các mao mạch và phì đại thất trái là những bất thường thường gặp trong bệnh tăng huyết áp.

Tỷ lệ đau thắt ngực vi mạch ở phụ nữ cao hơn ở nam giới và mối liên quan với tình trạng mãn kinh cũng gợi ý sự thiếu hụt estrogen có thể đóng một vai trò bệnh sinh trong nhóm phụ nữ tiền mãn kinh và sau mãn kinh.

Hình ảnh mạch vành ở bệnh nhân tăng huyết áp và có các cơn đau thắt ngực vi mạch thường cho thấy dòng chảy chậm và động mạch vành ngoằn ngoèo, gợi ý có tắc nghẽn ở các mạch máu nhỏ.

Cơn đau thắt ngực ở bệnh nhân tăng huyết áp mà không có bệnh mạch vành tắc nghẽn vẫn chưa biết rõ cơ chế. Một số bất thường sinh lý bệnh chức năng đã được báo cáo và được chấp nhận, bao gồm: rối loạn chức năng nội mô, tăng trương lực giao cảm, co thắt vi mạch, thiếu hụt estrogen, rối loạn tâm lý và tăng nhạy cảm với cơn đau.

Hơn nữa, bệnh nhân tăng huyết áp có nhiều khả năng mắc các hội chứng chuyển hóa, ví dụ rối loạn lipid máu, béo phì và tỷ lệ kháng insulin cao hơn so với dân số chung. Điều này gặp nhiều hơn ở phụ nữ sau mãn kinh. Kháng insulin có thể là một cơ chế quan trọng gây rối loạn chức năng mạch máu trong bối cảnh có cơn đau thắt ngực. Song song đó, các bất thường về cấu trúc cũng rất quan trọng, bao gồm tái cấu trúc vi mạch vành cũng như phì đại cơ tim thất trái và / hoặc xơ hóa các tiểu động mạch.


Tỷ lệ đau thắt ngực vi mạch ở phụ nữ cao hơn ở nam giới và mối liên quan với tình trạng mãn kinh cũng gợi ý sự thiếu hụt estrogen có thể đóng một vai trò bệnh sinh trong nhóm phụ nữ tiền mãn kinh và sau mãn kinh.
Tỷ lệ đau thắt ngực vi mạch ở phụ nữ cao hơn ở nam giới và mối liên quan với tình trạng mãn kinh cũng gợi ý sự thiếu hụt estrogen có thể đóng một vai trò bệnh sinh trong nhóm phụ nữ tiền mãn kinh và sau mãn kinh.

Thiếu máu cục bộ cơ tim do vi tuần hoàn mạch vành đã được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu, trong đó người ta sử dụng các kỹ thuật đánh giá tưới máu cơ tim: phóng xạ hạt nhân, đo độ bão hòa oxy xoang vành và thay đổi pH xoang vành và / hoặc lactate của cơ tim trong quá trình co bóp. Cả co thắt vi mạch vành và / hoặc giảm khả năng giãn mạch vi mạch đã được chứng minh là gây thiếu máu cục bộ cơ tim và các triệu chứng đau thắt ngực ở bệnh nhân tăng huyết ápđau thắt ngực vi mạch.

Sự hiện diện của rối loạn chức năng nội mô ở bệnh nhân tăng huyết áp và đau thắt ngực vi mạch được cho là do giảm đáp ứng lưu lượng mạch vành với acetylcholine và do hoạt động co mạch nội mô không thích hợp, chủ yếu qua trung gian sản xuất endothelin-1. Nồng độ endothelin-1 trong huyết tương tăng đã được báo cáo ở những bệnh nhân có các cơn đau ngực do vi mạch, gọi là hội chứng tim X.

Cả rối loạn chức năng vi mạch vành và vi mạch ngoại biên cũng đã được chứng minh ở những bệnh nhân tăng huyết áp có đau ngực.

Mặc dù suy giảm chức năng và cấu trúc vi mạch thường được coi là hậu quả của huyết áp cao, có bằng chứng lại cho thấy những thay đổi vi mạch, tức là giảm lưu lượng mao mạch và rối loạn chức năng nội mô có thể là dấu hiệu báo trước tăng huyết áp. Điều này có thể thấy qua việc phát hiện giảm mật độ mao mạch ở những đối tượng tăng huyết áp ở ngưỡng cao hoặc những người có cha mẹ bị tăng huyết áp, cũng như sự hiện diện của rối loạn chức năng nội mô ở những đối tượng này.

Đau thắt ngực do vi mạch và thiếu hụt estrogen ở phụ nữ tăng huyết áp cũng đã chứng minh được mối liên quan. Trong phân nhóm phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh bị tăng huyết áp, việc ngừng chức năng của buồng trứng và hậu quả là sự thiếu hụt estrogen cũng đóng một vai trò sinh bệnh.

Thiếu hụt Estrogen ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tim mạch, là yếu tố khởi phát kích thích cho các bệnh tim mạch phát triển. Thiếu hụt estrogen có liên quan đến việc mất tác dụng bảo vệ trực tiếp của hormone trên thành mạch và những thay đổi tiêu cực đối với bệnh mạch vành.

Estradiol 17β có đặc tính chẹn kênh canxi, do đó hoạt động như một chất giãn mạch không phụ thuộc vào nội mạc. Vì thế, suy giảm estrogen ảnh hưởng tiêu cực đến cả giãn mạch phụ thuộc nội mô và không phụ thuộc nội mô, gây tăng huyết áp và làm suy giảm lưu lượng mạch vành.

Tuy vậy, điều đáng quan tâm là sự thiếu hụt estrogen có tác động tiêu cực đến việc xuất hiện đau ngực ở phụ nữ mắc phải hội chứng tim X. Thật vậy, nồng độ estrogen thấp làm suy giảm việc sản xuất hoặc giải phóng endorphins và enkephalins, dẫn đến tăng cảm giác đau. Cơ chế này đã được xác nhận bởi thực tế việc sử dụng estrogen giúp cải thiện tình trạng đau ngực ở nhóm bệnh nhân này.


Cả co thắt vi mạch vành và / hoặc giảm khả năng giãn mạch vi mạch đã được chứng minh là gây thiếu máu cục bộ cơ tim và các triệu chứng đau thắt ngực ở bệnh nhân tăng huyết áp và đau thắt ngực vi mạch.
Cả co thắt vi mạch vành và / hoặc giảm khả năng giãn mạch vi mạch đã được chứng minh là gây thiếu máu cục bộ cơ tim và các triệu chứng đau thắt ngực ở bệnh nhân tăng huyết áp và đau thắt ngực vi mạch.

2. Cách phòng tránh/ nhận biết sớm?

Nhìn chung, đau thắt ngực do vi mạch thường được xem là lành tính. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy những người bị đau ngực dai dẳng có tỷ lệ biến cố tim mạch cao gấp đôi, bao gồm nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim sung huyết và tử vong do tim mạch, so với những người không bị. Do đó, biết cách phòng tránh và nhận biết sớm đau thắt ngực do vi mạch là vô cùng quan trọng.

Việc phòng ngừa đau thắt ngực do vi mạch là các phương pháp chăm sóc sức khỏe tim mạch toàn diện. Chúng bao gồm các khuyến nghị về điều chỉnh lối sống (chế độ ăn uống, tập thể dục, giảm trọng lượng cơ thể, bỏ hút thuốc, các vấn đề về hành vi và tâm lý xã hội) có thể cải thiện tích cực chức năng nội mô và rối loạn chức năng vi mạch. Song song đó, để phòng ngừa cũng cần ổn định chỉ số huyết áp ở người đã được chẩn đoán tăng huyết áp hay có kế hoạch theo dõi thường xuyên ở các đối tượng có nguy cơ. Đặc biệt, giảm trọng lượng cơ thể ở phụ nữ sau mãn kinh bị tăng huyết ápđau thắt ngực vi mạch là mục tiêu quan trọng do tác động tích cực của việc giảm cân đối với cả huyết áp và kháng insulin.

XEM THÊM: Tăng huyết áp và đau thắt ngực: Vòng xoáy bệnh lý

Mặt khác, việc phòng ngừa các cơn đau thắt ngực vi mạch còn bao gồm tìm hiểu kiến thức nhận biết sớm những yếu tố nguy cơ và bệnh lý tiềm ẩn, trong đó trọng tâm là bệnh lý tăng huyết áp. Ngoài ra, các tình trạng tim mạch khác cần sớm được chẩn đoán và kịp thời điều chỉnh như thừa cân - béo phì, hội chứng chuyển hóa, rối loạn lipid máu, rối loạn tiền mãn kinh, thiếu máu cơ tim cục bộ... Bất cứ khi nào người bệnh có những cơn đau ngực trái không lý giải được, kèm theo cảm giác khó chịu, vã mồ hôi, hồi hộp, khó thở, cần đi thăm khám sớm chuyên khoa tim mạch. Từ đó, bác sĩ sẽ khám xét và đề nghị một số cận lâm sàng cần thiết, sớm nhận diện các cơn đau thắt ngực vi mạch và điều trị, trước khi xảy ra biến chứng không phục hồi.

Tóm lại, tăng huyết áp thường có liên quan đến các cơn đau thắt ngực vi mạch. Một số cơ chế bệnh sinh đã được xác định và là cơ sở thích hợp để điều trị. Tuy nhiên, điều quan trọng vẫn là giữ huyết áp ổn định, không chỉ hạn chế các rối loạn chức năng vi mạch mà còn giảm thiểu các biến cố mạch máu trên những cơ quan đích quan trọng khác như não, thận...


Máy cộng hưởng từ MRI 3 Tesla (Siemens).
Máy cộng hưởng từ MRI 3 Tesla (Siemens).

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán tăng huyết áp

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe