Đau bụng tiêu hóa theo mùa: 10 lời khuyên để đối phó và phòng ngừa

Đau bụng tiêu hóa theo mùa là một tình trạng cực kì phổ biến, xảy ra thường xuyên khi bệnh nhân đột ngột thay đổi thói quen ăn uống hoặc vào thời điểm chuyển giao mùa trong năm. Bệnh không để lại nhiều di chứng ngoại trừ cảm giác khó chịu nhưng vẫn cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hoá - Gan Mật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Nguồn gốc dẫn tới đau bụng tiêu hóa theo mùa

Mặc dù đau bụng và các mùa trong năm hầu như tưởng chừng như không liên quan tới nhau, nhưng từ một số yếu tố môi trường và thói quen sinh hoạt thay đổi theo mùa, nhiều người có thể đau bụng thường xuyên trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó xuất hiện thuật ngữ “đau bụng tiêu hóa theo mùa”.

1.1 Thay đổi thói quen ăn uống

Trong các dịp lễ hội theo mùa, nhiều người thường có thói quen tăng cường tiêu thụ những loại thực phẩm và đồ uống đặc trưng mà bản thân ít ăn trong các tháng khác. Điều này dẫn đến việc cơ thể không thích nghi được và gây ra rối loạn tiêu hóa hoặc đau bụng.

1.2 Sự thay đổi thời tiết

Thời điểm chuyển giao giữa các mùa thường gây ra sự thay đổi đột ngột về thời tiết, bao gồm nhiệt độ, độ ẩm và áp suất không khí. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến cơ thể và hệ tiêu hóa, khiến chúng ta cảm thấy không thoải mái. Ngoài ra, thời tiết nóng bức cũng làm cho thực phẩm dễ bị hỏng hơn.

Thời tiết trở lạnh cũng có thể gây ra đau bụng tiêu hóa theo mùa.
Thời tiết trở lạnh cũng có thể gây ra đau bụng tiêu hóa theo mùa.

1.3 Thay đổi thói quen sinh hoạt và hoạt động

Các giai đoạn mùa hè, mọi người thường có xu hướng vận động quá mức, tham gia nhiều hoạt động hơn so với những quãng thời gian khác. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Việc thay đổi thời gian ngủ, ăn uống hoặc tăng cường tiêu thụ đồ uống có cồn đều có nguy cơ dẫn đến đau bụng.

Nói chung, đau bụng tiêu hóa theo mùa là một hiện tượng phổ biến và thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nó cũng thường gây ra cảm giác khó chịu và đôi lúc ảnh hưởng đến sinh hoạt của bản thân. Do đó, nắm được một số biện pháp phòng tránh và đối phó với tình trạng này sẽ giúp cuộc sống trở nên thoải mái hơn.

2. Cách phòng tránh cơ bản nhất

2.1 Chia nhỏ bữa ăn

Nếu muốn ngăn ngừa chứng khó tiêu, hãy ăn nhiều bữa nhỏ và thường xuyên hơn. Trong trường hợp đang tham gia vào một buổi dã ngoại hoặc tiệc nướng, hãy bắt đầu bữa tiệc với những khẩu phần nhỏ các món yêu thích.

2.2 Ăn chậm lại

Hãy thưởng thức bữa ăn của mình, đồng thời trò chuyện với mọi người xung quanh giữa lúc ăn để cơ thể có thời gian tiêu hóa. Một mẹo nhỏ để ăn chậm là cắt nhỏ thức ăn ra và nhai kĩ từng miếng. Ngoài ra, nếu vừa tập thể dục hơn 45 phút, nên nghỉ ngơi khoảng 1 giờ trước khi ăn để máu có thời gian lưu thông về dạ dày, giúp tiêu hóa thức ăn.

2.3 Bảo quản thực phẩm an toàn để hạn chế đau bụng tiêu hóa theo mùa

Để thực phẩm bên ngoài trong một số điều kiện thời tiết nhất định có thể làm sản sinh vi khuẩn, gây ra tình trạng đau bụng khó tiêu. Hãy tìm hiểu về cách bảo quản cho từng món ăn đã làm ra để có phương án bảo quản phù hợp.  

Với những đồ nóng, giữ chúng trên bếp để duy trì nhiệt độ khoảng 60 độ C trở lên. Ngược lại, có các loại đồ lạnh nên được giữ trong tủ lạnh trước khi ăn. Cuối cùng là một số loại thức ăn dễ hỏng không nên giữ trong nhiệt độ phòng lâu hơn 2 giờ. 

Bảo quản đồ ăn đúng cách để tránh bị đau bụng tiêu hóa theo mùa.
Bảo quản đồ ăn đúng cách để tránh bị đau bụng tiêu hóa theo mùa.

2.4 Tránh đồ chiên và thức ăn có tính axit

Để ngăn ngừa đầy hơi, chướng bụng và các triệu chứng tiêu hóa khác, hạn chế hoặc tránh dùng quá nhiều các loại thực phẩm béo như đồ chiên và phô mai vì cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Bên cạnh đó là thực phẩm nhiều ga như nước ngọt và đậu, hoặc thực phẩm có tính axit như cam, quýt, cà chua, cola, trà và cà phê.

2.5 Luôn uống đủ nước

Trong mùa hè, hãy đảm bảo mình uống đủ nước. Mất nước có thể dẫn đến táo bón, buồn nôn và cần uống nước chậm cũng như chỉ uống khi có cảm giác khát nước. Uống quá nhiều nước khi không khát có thể dẫn đến đầy hơi và chướng bụng.

3. Những cách đối phó với đau bụng tiêu hóa theo mùa

3.1 Ăn trái cây và thảo mộc làm dịu dạ dày

Một số loại thức ăn cụ thể có khả năng hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, như dứa, đu đủ, trà gừng, … Ngoài ra còn có thể uống trà hoa cúc để làm dịu dạ dày.

3.2 Uống đủ nước và uống chậm

Tương tự như trên, uống nước khi cần và đặc biệt cần uống chậm khi bị đau bụng. Trong quá trình này, tạm ngừng tiếp nhận thức ăn đặc trong vài giờ.

3.3 Tránh những nơi có mùi quá nồng

Mùi đồ ăn gần bếp nướng quá nồng, hương nước hoa nồng nặc hay khói thuốc lá đều ảnh hưởng đến dạ dày, do đó không nên tiếp xúc quá nhiều.

3.4 Tránh các chất gây kích thích dạ dày

Cà phê, bia rượu và đồ uống có ga có thể gây khó khăn cho hệ tiêu hóa. Một số loại thuốc kê đơn và không kê đơn, một số thảo dược và thực phẩm bổ sung cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Nếu gặp vấn đề tiêu hóa trong lúc sử dụng, hãy liên hệ với bác sĩ. 

Nước có ga góp phần làm nặng và gây hại cho hệ tiêu hóa.
Nước có ga góp phần làm nặng và gây hại cho hệ tiêu hóa.

3.5 Áp dụng các loại thuốc không kê đơn

Thuốc kháng axit có thể giúp giảm triệu chứng khó tiêu và đau bụng tiêu hóa theo mùa nếu ăn quá nhiều. Một số loại thuốc tiêu chảy cũng hữu dụng khi mắc các triệu chứng tương ứng. Để đảm bảo sử dụng đúng thuốc, bệnh nhân nên trao đổi trước với bác sĩ.

4.  Khi nào cần gặp bác sĩ?

Thông thường, các vấn đề tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, táo bón sẽ xảy ra theo dạng thoáng qua. Nếu thường xuyên gặp vấn đề, bệnh nhân hãy liên hệ với bác sĩ để có biện pháp xử lý triệu chứng thích hợp. Thông thường, các triệu chứng có thể liên quan đến những tình trạng bệnh lý khác nhau như trào ngược dạ dày, không dung nạp thực phẩm, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích,…  

Ngoài ra, bệnh nhân nên tìm đến bác sĩ nếu đau bụng tiêu hóa theo mùa xảy ra thường xuyên và gặp những triệu chứng sau:

  • Sốt cao (Trên 38 độ)
  • Có máu trong phân.
  • Bị nôn kéo dài ảnh hưởng đến giữ nước (có thể gây ra tình trạng mất nước)
  • Các dấu hiệu bị mất nước, như tiểu ít, khô miệng và cổ họng, cảm thấy chóng mặt khi đứng lên.
  • Bệnh tiêu chảy kéo dài. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe