Tuổi thai càng lớn thì tần suất bà bầu đau bụng dưới càng cao. Khi thai 38 tuần đau bụng dưới có thể là dấu hiệu chuyển dạ hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Trong trường hợp này cần theo dõi sức khỏe cẩn thận và đến bệnh viện để được thăm khám khi cần thiết.
1. Nguyên nhân bà bầu bị đau bụng dưới
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng dưới ở những tuần cuối của thai kỳ như: Căng thẳng lo âu, thai nhi tăng kích cỡ gây chèn ép.... Nếu bạn đang đau do những nguyên nhân này thì chỉ là 1 hiện tượng sinh lý bình thường.
Bà bầu đau bụng dưới gặp nguy hiểm khi:
1.1 Xuất hiện cơn gò sinh lý liên tục
Việc xuất hiện những cơn gò sinh lý sẽ bắt đầu khi chạm mốc tuần thai thứ 33. Những cơn gò bình thường sẽ diễn ra cùng lúc, với tần suất 1-2 lần/ ngày, có thể xuất hiện ngẫu nhiên không theo quy luật. Do vậy, khi bước vào những tháng cuối thì phụ nữ mang thai cần chú ý mọi hoạt động, không được vận động mạnh.
Đôi khi cơn gò sinh lý sẽ khiến bạn đau, kèm cảm giác tê cứng, nếu không có người hỗ trợ bên cạnh thì sẽ rất nguy hiểm. Những cơn đau có thể khiến bạn mệt hoặc thiếp đi.
1.2 Có dấu hiệu chuyển dạ
Cơn gò báo sắp sinh không giống như gò sinh lý, chúng diễn ra dồn dập và đau nhức 1 cách chu kỳ. Kèm theo đó là hiện tượng bong nút nhầy, rỉ ối hoặc đau lưng có thể xảy ra ở một số trường hợp.
Khi bạn gặp 1 trong những hiện tượng đó hãy chú ý hơn vì đó có thể là dấu hiệu chuyển dạ thực sự. Hãy nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện hoặc cơ sở ý tế gần nhất để bác sĩ bắt đầu kiểm tra.
1.3 Sản phụ bị bong nhau non
Thông thường, nhau thai sẽ bị bóc tách khỏi thành tử cung khi có dấu hiệu chuyển dạ để bé được sinh ra. Hiện tượng bánh nhau tách khỏi tử cung cũng làm cho bạn cảm thấy đau. Cơn đau sẽ đi kèm chảy máu vùng kín, đau lưng và những cơn co thắt của tử cung để đẩy nhau thai ra ngoài.
Tuy nhiên, nếu bạn bị bong nhau non thì vấn đề lại vô cùng nghiêm trọng. Tình huống này cần được xử lý nhanh nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của cả thai nhi lẫn người mẹ. Bạn tuyệt đối không được chủ quan khi thai 38 tuần đau bụng dưới hoặc bước vào tháng cuối.
1.4 Đường tiết niệu bị nhiễm trùng
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể là nguyên nhân khiến bà bầu đau bụng dưới. Đi kèm là rát buốt khi đi tiểu, lượng nước tiểu giảm hoặc có mùi lạ... Ở một số trường hợp nặng thì thai phụ có thể bị sốt, lạnh, đau bụng dữ dội, thậm chí là đi tiểu ra máu.
Hiện tượng nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ tăng nguy cơ sinh non nên khá nguy hiểm nếu thai nhi còn thiếu tháng. Để giảm thiểu tối đa các biến chứng, bạn cần nhanh chóng di chuyển đến phòng khám hoặc bệnh viện để bác sĩ kiểm tra cẩn thận.
2. Những điều cần lưu ý khi cơn đau xuất hiện ở những tháng cuối
Thai 38 tuần đau bụng dưới là 1 trong những thích ứng cơ thể để giúp bạn dễ dàng khi sinh. Tuy nhiên, bạn cần theo sát từng cơn đau để kịp xử lý khi có dấu hiệu bất thường. Hãy gặp bác sĩ sớm nhất có thể để loại trừ nguyên nhân bầu đau bụng dưới là bất thường, đồng thời đưa ra phương án điều trị đảm bảo an toàn nhất.
Những tháng cuối của thai kỳ, tâm lý lo âu thường xuyên xuất hiện ở mẹ bầu. Trầm cảm hay suy giảm sức khỏe hệ miễn dịch là điều rất dễ xảy ra, do đó bạn hãy bổ sung thêm vitamin cùng những thực phẩm cần thiết để đảm bảo thai kỳ luôn khỏe mạnh.
Khi thai 38 tuần đau bụng dưới, để tránh nguy cơ chuyển dạ sớm thì chuyện vợ chồng cũng cần giảm hoặc không có. Ngoài ra, những tháng cuối thai nhi sẽ phát triển nhanh hơn nên bạn cần phải đi lại nhẹ nhàng và giữ thăng bằng để tránh vấp ngã.
3. Những vật dụng cần chuẩn bị khi có dấu hiệu chuyển dạ
Trước khi có dấu hiệu chuyển dạ, bạn cần chuẩn bị vật dụng cần thiết, chúng sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình đi sinh. Những vật dụng thiết yếu đó là giỏ đựng đồ, quần áo cho mẹ và bé, tã lót bé và bỉm người lớn, mũ thóp và bao tay, băng rốn và khăn quấn, giấy ướt, phích nước, bàn chải, kem đánh răng, bông nhét tai. Áo cho mẹ nên dùng loại cúc cài để tiện lợn khi cho bé bú. Một số mẹ không có sữa ngay thì nên chuẩn bị thêm máy hút sữa và sữa thanh để con không bị đói.
Bên cạnh đó, các giấy tờ như sổ khám thai định kỳ, giấy siêu âm, kết quả xét nghiệm máu và triple, bản phô tô sổ hộ khẩu, bản sao chứng minh hoặc căn cước công dân, bản sao bảo hiểm y tế...cũng rất quan trọng. Những giấy tờ này sẽ là cơ sở để bác sĩ làm giấy chứng sinh cho bé.
4. Hướng dẫn cách sinh ít đau và chăm sóc sản phụ cùng em bé sau sinh
Để giảm đau khi có cơn gò hoặc dấu hiệu chuyển dạ rõ rệt thì bạn cần tập hít thở. Hãy thở đều theo nhịp hít sâu thở ra, việc làm này sẽ hạn chế căng thẳng và giảm nhẹ cơn đau.
Nếu lựa chọn sinh thường, bác sĩ sẽ chờ cổ tử cung của bạn mở rộng từ 7 - 10cm mới tiến hành đỡ đẻ. Bạn có thể gây tê hoặc không tùy vào tình trạng sức khỏe và khả năng chịu đau của bản thân. Hiện nay, kỹ thuật gây tê sẽ giúp sản phụ giảm đau và đỡ mất sức hơn khi sinh.
Khi em bé được sinh ra, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt dây rốn và hút dịch ối còn sót trong khong miệng hay mũi. Trong 24 giờ đầu, bé sẽ được tiêm vitamin K và vắc-xin viêm gan B. Sản phụ sau sinh sẽ ở lại bệnh viện theo dõi đến khi sức khỏe ổn định.
Sữa non của mẹ rất giàu dinh dưỡng và có tác dụng bảo vệ con khỏi nhiễm khuẩn cũng như dị ứng. Đồng thời là nền tảng cho sự phát triển sức khỏe của con sau này. Lần đầu tiên bú mẹ có thể bé sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên, hãy kiên trì để tập cho bé bú nhiều hơn.
Sau sinh bạn nên di chuyển đi lại nhẹ nhàng để tử cung co bóp và hồi phục nhanh hơn. Đồng thời cũng giúp các cơ quan lấy lại độ đàn hồi ban đầu. Tuy nhiên, cố sức là điều không nên. Đặc biệt, bạn cần vệ sinh hậu sản tốt để tránh mắc bệnh về sau.
Lưu ý ở 3 tháng cuối thai kỳ, sức khỏe của cả mẹ và bé cần được theo dõi, kiểm tra chặt chẽ. Do vậy, thai phụ cần:
- Nắm rõ dấu hiệu chuyển dạ thực sự để đến bệnh viện kịp thời, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
- Phân biệt rỉ ối và chảy dịch âm đạo để xử lý kịp thời, tránh gây sinh non, suy thai, thai chết lưu.
- Đặc biệt cẩn trọng khi xuất hiện chảy máu trong 3 tháng cuối thai kỳ cần được cấp cứu khẩn cấp để đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và bé.
- Theo dõi lượng nước ối thường xuyên, liên tục.
- Theo dõi cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối để đánh giá sự phát triển của bé và tiên lượng các nguy cơ có thể xảy ra khi sinh.
- Nhóm theo dõi đặc biệt như nhau tiền đạo, thai nhi chậm phát triển cần được bác sĩ theo dõi sát sao và có chỉ định phù hợp.
- Phân biệt cơn gò sinh lý, gò chuyển dạ và thai máy để đến bệnh viện kịp thời.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.