Đạp xe nhiều có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, giảm hiệu suất đạp xe. Thêm vào đó, nó có thể gây mất ngủ, thay đổi nhịp tim, suy giảm hệ miễn dịch, chán ăn, làm tăng nguy cơ bị chấn thương. Vì thế, rất nhiều ý kiến được đưa ra là đạp xe nhiều có tốt không? Thực tế, nếu bạn muốn đạp xe nhiều thì cần có kế hoạch điều chỉnh lại lịch trình để duy trì sức khỏe ổn định.
1. Đạp xe nhiều có tốt không?
Đạp xe nhiều có tốt không? Thực tế đạp xe nhiều có thể gây hại cho sức khỏe. Nhiều vận động viên thường xuyên đạp xe 30km mỗi ngày hoặc đạp xe 40km một ngày có thể gặp rắc rối trong việc điều chỉnh mức độ tập luyện ở mức vừa phải, từ đó gây ra hội chứng tập luyện quá sức (OTS). Đây là hiện tượng cơ thể phải chịu đựng nhiều tổn thương trong quá trình luyện tập hơn mức có thể sửa chữa, gặp nhiều ở những người có mục tiêu tập luyện cao. Trên thực tế, hầu hết các vận động viên đang ở đỉnh cao cũng đều đang ở ngay bờ vực của việc tập luyện quá sức. Tuy nhiên, nếu bạn trượt chân và lún sâu vào hội chứng tập luyện quá mức, bạn có thể phải mất rất nhiều thời gian để lấy lại phong độ.
Đạp xe với niềm khao khát sẽ thúc đẩy bản thân phát triển tốt hơn. Ngược lại, việc đạp xe với tâm lý đè nặng và nhiều áp lực luôn gây mệt mỏi thì đây là lúc bạn cần thực sự nghỉ ngơi.
Nếu bạn phát hiện sớm dấu hiệu của OTS, bạn có thể hồi phục và trở lại tập luyện nghiêm túc sớm hơn. Do đó, bạn cần nhận định bản thân mệt mỏi do lịch trình ngủ nghỉ, chế độ ăn uống hay do tập luyện quá sức.
XEM THÊM: Đạp xe đạp tốn bao nhiêu calo?
2. Đạp xe quá sức gây hại gì cho sức khỏe?
2.1. Mất ngủ
Nếu bạn bắt đầu bị mất ngủ, trằn trọc về đêm hoặc thức dậy với cảm giác mệt mỏi hơn cả khi ngủ, đó có thể là dấu hiệu bạn đang đạp xe quá nhiều. Mặc dù, có nhiều kết quả trái chiều từ các nghiên cứu về việc đạp xe quá nhiều có gây ảnh hưởng đến giấc ngủ không, nhưng thực sự là nó có ảnh hưởng.
2.2. Thay đổi nhịp tim
Theo các nghiên cứu về chứng tập luyện quá sức OTS và thay đổi nhịp tim, nhịp tim tăng cao hoặc hạ thấp trong lúc nghỉ ngơi là dấu hiệu cho thấy cơ thể cần được nghỉ sau quá trình tập luyện quá sức kéo dài.
Nếu bạn có đồng hồ đo điện, bình thường mất 300 watt để lên một ngọn núi, nhưng gần đây bạn phải vật lộn để đạt 250 watt, có lẽ bạn thực sự cần một ngày để nghỉ ngơi. Đối với người không có đồng hồ đo điện, việc ghi lại nhật ký tập luyện có thể là một sự thay thế phù hợp. Nếu lật lại nhật ký trong 3 tuần qua với dòng chữ “cảm thấy mệt mỏi”, bạn cần cắt giảm thời gian luyện tập để duy trì sức khỏe.
Để làm điều này, nhiều vận động viên thực hiện lịch trình kết hợp 3 tuần khó, 1 tuần dễ và những tuần dễ giữa các mùa đua. Mức độ nghỉ ngơi của mỗi vận động viên là khác nhau. Nhưng bạn càng đạp xe cường độ cao thì bạn càng cần nghỉ ngơi nhiều hơn.
2.3. Suy giảm miễn dịch
Một trong những dấu hiệu sinh học cho việc đạp xe quá sức là hệ thống miễn dịch bị ức chế. Việc tập luyện trong thời gian ngắn gây ức chế hệ miễn dịch ngắn hạn, nhưng sau đó hệ miễn dịch lại được tăng cường trở lại. Tuy nhiên, khi bạn được huấn luyện quá mức, hệ miễn dịch sẽ bắt đầu suy yếu. Bất cứ các dấu hiệu từ cảm lạnh kéo dài đến phát ban, vết thương lâu lành, đều cho thấy cơ thể đang hoạt động quá mức và phải vật lộn để tự sửa chữa.
XEM THÊM: Đạp xe đạp có giảm cân không?
2.4. Chán ăn
Trong quá trình đạp xe, lượng calo sẽ được đốt cháy nhiều. Thông thường, nó kích thích cảm giác đói. Nếu bạn không có cảm giác đói, đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang đạp xe quá sức.
2.5. Chấn thương
Các đội thể thao chuyên nghiệp thường cho cầu thủ nghỉ ngơi tại thời điểm thích hợp và kéo cầu thủ ra khỏi danh sách thi đấu nếu họ không được nghỉ ngơi đầy đủ. Điều này không phải là do cầu thủ thực sự bị chấn thương, mà là có nguy cơ cao bị chấn thương. Nếu bạn thường xuyên bị chấn thương thể thao trong khoảng vài tháng, hãy ngừng đạp xe ít nhất vài ngày.
3. Làm sao để biết mình có đi xe đạp quá nhiều hay không?
Bạn cần thực hiện xét nghiệm máu để xác định liệu có đạp xe quá mức hay không, vì nó thường gây giảm lượng testosterone và hemoglobin trong cơ thể.
Hầu hết mọi người sẽ dựa vào những thay đổi sức khỏe để phát hiện bản thân đang đạp xe quá mức như gián đoạn giấc ngủ, thay đổi cảm giác thèm ăn.
Có thể thực sự rất khó để kết thúc quá trình tập luyện nếu bạn đạp xe ít hơn 15 giờ một tuần. Tuy nhiên, điều đó vẫn có thể xảy ra, đặc biệt là nếu bạn đi ra ngoài và rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.
Bạn cần tránh mắc bẫy “Tôi chỉ có 90 phút để đi xe, vì vậy tốt hơn hết là tôi nên cố gắng hết sức”. Việc tập luyện lặp đi lặp lại sẽ chỉ khiến bạn kiệt sức và chán nản về mặt tinh thần. Để làm cho mọi thứ trở nên thú vị, hãy thêm các khoảng thời gian có độ dài và cường độ khác nhau.
Nếu bạn thực sự đạt đến điểm của OTS, có thể mất một thời gian dài đáng ngạc nhiên để giải quyết vấn đề. Hai hoặc ba tuần nghỉ ngơi hoàn toàn thường là khoảng thời gian tối thiểu bạn sẽ cần để hồi phục. Nếu được đào tạo tập luyện quá mức trong thời gian dài, có khi bạn phải mất tới một năm để thực sự lấy lại tinh thần của mình.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: bicycling.com