Thuốc Thalidomid 50 là thuốc thường được chỉ định để điều trị bệnh đa u tủy xương, hồng ban nút phong. Để giúp thuốc phát huy hiệu quả cao nhất, người bệnh cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng với hướng dẫn chi tiết được chia sẻ trong bài viết dưới đây.
1. Tác dụng thuốc Thalidomid 50 là gì?
Thuốc Thalidomid có chứa thành phần chính là Thalidomide, đây được biết đến là một dẫn xuất của acid glutamic. Ở thời điểm nhiều năm về trước, các loại thuốc có chứa thành phần Thalidomide đã từng được sử dụng trong việc kiểm soát các triệu chứng ốm nghén ở phụ nữ có thai. Tuy nhiên, hậu quả của thuốc là khiến cho hàng nghìn trường hợp trẻ bị dị tật bẩm sinh.
Bởi nguyên nhân trên, Thalidomide đã ngừng bán trên thị trường một thời gian. Tuy nhiên sau đó không lâu, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra tác dụng của Thalidomide trong điều trị các bệnh tự miễn và bệnh phong. Cơ chế hoạt động của hoạt chất này là ức chế bạch cầu sản xuất TNF-α giúp kháng viêm, ngăn chặn hình thành mạch máu và điều hòa miễn dịch.
2. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Thalidomid
2.1. Chỉ định
Với tác dụng trên, Thalidomid 50 được được sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với thuốc corticosteroid Dexamethasone trong điều trị cho bệnh nhân đa u tủy xương.
Thuốc cũng có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với một số thuốc khác để điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh phong.
2.2. Chống chỉ định
Bệnh nhân tuyệt đối không sử dụng thuốc Thalidomid 50 nếu mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
Tuyệt đối không dùng Thalidomid 50 cho phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai bởi sẽ gây dị tật cho thai nhi.
3. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Thalidomid
Tác dụng không mong muốn thường gặp khi sử dụng thuốc Thalidomid 50 gồm có:
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh khiến người bệnh có cảm giác đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, lú lẫn, bồn chồn, trầm cảm, khó ngủ, mất ngủ.
- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa làm tăng cảm giác thèm ăn, khô miệng, nôn nao, tăng cân, táo bón.
Những tác dụng phụ trên thường xuất hiện thoáng qua. Tuy nhiên một số trường hợp có thể xuất hiện tác dụng phụ nghiêm trọng gồm:
- Ảnh hưởng đến hệ nội tiết gây bong tróc da, nổi ban đỏ, mặt, lưỡi, môi, mắt sưng, đỏ, đau họng, ho, nhiễm trùng.
- Ảnh hưởng đến hệ tim mạch làm rối loạn nhịp tim, co giật.
- Ảnh hưởng đến hệ hô hấp khiến người bệnh có cảm giác khó thở, khó nuốt, khàn giọng.
- Ảnh hưởng đến hệ cơ xương khiến người bệnh có cảm giác đau cơ, đau xương, đau lưng, mỏi gối.
- Ảnh hưởng đến hệ nội tiết khiến sưng, phù mắt cá chân, bàn chân, cẳng chân, ngứa, da khô nhợt nhạt.
4. Tương tác thuốc
Thuốc Thalidomid 50 có thể tương tác với một số thuốc như sau:
- Thalidomid làm tăng tác dụng giảm đau của các thuốc barbiturat, chlorpromazine và reserpine nên cần cân đối liều lượng khi dùng chung.
- Thuốc an thần gồm các loại Phenobarbital, chlorpromazine.
- Thuốc điều trị tăng huyết áp Reserpin hoặc thuốc tác dụng lên thần kinh ngoại biên như Melamine, Atropin,...
5. Thận trọng khi dùng Thalidomid 50
Trong quá trình dùng thuốc để điều trị, người bệnh cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề sau:
- Tuyệt đối không được dùng thuốc Thalidomid 50 cho những người có thai hay nghi ngờ có thai, phụ nữ đang nuôi con bú.
- Người lái xe và vận hành máy móc không nên dùng thuốc do Thalidomid có thể gây buồn ngủ và nhìn mờ.
- Dùng thuốc đúng liều lượng khuyến cáo, việc dùng quá liều Thalidomid có thể làm kéo dài giấc ngủ tương tự như thuốc an thần, gây ngủ nhưng không ảnh hưởng đến quá trình hô hấp. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần được đưa đến các cơ sở y tế để được kiểm tra.
Trên đây là những thông tin cơ bản về thuốc Thalidomid 50. Người bệnh hãy tham khảo để biết cách sử dụng thuốc phù hợp và nhận được hiệu quả điều trị bệnh cao nhất cũng như phòng ngừa tác dụng phụ có thể xảy ra.
Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.