Công dụng thuốc Telfor 60

Nhóm thuốc kháng Histamin H1 được sử dụng phổ biến trong các tình trạng dị ứng như viêm mũi dị ứng hay mày đay tự phát mãn tính. Trong đó hay gặp nhất là hoạt chất Fexofenadin có trong sản phẩm thương mại Tocimat 60. Vậy thuốc Tocimat 60 công dụng như thế nào?

1. Công dụng của thuốc Telfor 60 là gì?

Telfor 60 là thuốc gì? Telfor 60 là một sản phẩm thuốc do công ty Dược Hậu Giang sản xuất, hoạt chất chính của thuốc Telfor 60 là Fexofenadin HCl hàm lượng 60mg, thuốc được dùng trong các trường hợp :

Fexofenadine là thuốc đối kháng Histamin chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại vi, được sử dụng để điều trị dị ứng. Ở liều điều trị, thuốc Telfor 60 không gây buồn ngủ hay ảnh hưởng đến thần kinh trung ương. Thuốc Telfor 60 có tác dụng nhanh và kéo dài do thuốc gắn chậm vào các thụ thể H1, tạo thành phức hợp bền vững và cũng tách ra chậm hơn.

Fexofenadin được hấp thu tốt khi sử dụng bằng đường uống. Sau khi uống 1 viên nén thuốc Telfor 60, nồng độ đỉnh của thuốc đạt được trong huyết tương khoảng 142 nanogam/ml, sau khi uống thuốc Telfor 60 2 - 3 giờ. Thức ăn sẽ làm giảm nồng độ đỉnh của thuốc Telfor 60 trong huyết tương khoảng 17% nhưng không làm chậm thời gian đạt nồng độ đỉnh của thuốc.

Có 60 - 70% Fexofenadine gắn với protein huyết tương, chủ yếu gắn với albumin và alpha1-acid glycoprotein. Fexofenadine không vượt qua được hàng rào máu não. Khoảng 0.5 - 1.5% thuốc Telfor 60 được chuyển hóa ở gan nhờ hệ enzym cytochrom P450 để trở thành chất không có hoạt tính, 3.5% chuyển hóa thành dẫn chất ester methyl nhờ vào hệ thống vi khuẩn ruột.

Ngoài ra, thuốc Telfor 60 chống chỉ định trong các trường hợp mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

2. Liều dùng của thuốc Telfor 60

Thuốc Telfor 60 được dùng theo đường uống với liều dùng như sau:

  • Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: Uống 1 viên thuốc Telfor 60 x 1 lần/ngày hoặc sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Lưu ý liều dùng thuốc Telfor 60 trên chỉ mang tính chất tham khảo, liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh.

Thông tin về độc tính cấp của fexofenadin còn hạn chế tuy nhiên tình trạng buồn ngủ, chóng mặt, khô miệng đã được báo cáo. Lúc này có thể sử dụng các biện pháp thông thường để loại bỏ phần thuốc Telfor 60 còn chưa được hấp thu ở ống tiêu hóa. Điều trị trong trường hợp này chủ yếu là hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Thẩm phân máu làm giảm nồng độ thuốc trong máu không đáng kể (1,7%) và hiện không có thuốc giải độc đặc hiệu cho hoạt chất Fexofenadine.

3. Tác dụng phụ của thuốc Telfor 60

  • Khi sử dụng thuốc Telfor 60, bệnh nhân có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR) thường gặp: Buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, buồn nôn, khó tiêu, nhiễm bệnh do virus, đau bụng kinh, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đau lưng, ngứa họng, ho, sốt, viêm tai giữa, viêm xoang...
  • Các tác dụng phụ ít gặp của thuốc Telfor 60: Sợ hãi, rối loạn giấc ngủ, ác mộng, khô miệng, đau bụng.
  • Các tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc Telfor 60: Ban, ngứa, phù mạch, tức ngực, khó thở, đỏ bừng, choáng phản vệ.

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc Telfor 60 cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Telfor 60

  • Thận trọng khi dùng thuốc Telfor 60 cho người đã có nguy cơ tim mạch hoặc có khoảng QT kéo dài từ trước, không dùng thêm thuốc kháng histamin nào khác khi đang dùng Fexofenadine.
  • Cần thận trọng và điều chỉnh liều thuốc Telfor 60 thích hợp khi dùng cho người có chức năng thận suy giảm và người cao tuổi (> 65 tuổi) có suy giảm sinh lý chức năng thận.
  • Độ an toàn của fexofenadin ở trẻ em < 6 tuổi chưa được nghiên cứu.
  • Cần ngừng thuốc Telfor 60 ít nhất 24 - 48 giờ trước khi tiến hành các thử nghiệm kháng nguyên tiêm trong da.
  • Tuy thuốc Telfor 60 ít gây buồn ngủ nhưng vẫn cần hết sức thận trọng khi lái xe hoặc điều khiển máy móc.
  • Chưa có nghiên cứu đầy đủ trên người mang thai vì vậy chỉ dùng Fexofenadine cho phụ nữ mang thai khi lợi ích của mẹ vượt trội nguy cơ với thai nhi.
  • Chưa rõ thuốc Telfor 60 có bài tiết qua sữa mẹ hay không, nên cần thận trọng khi dùng fexofenadin cho phụ nữ cho con bú.

5. Tương tác thuốc của thuốc Telfor 60

  • Erythromycin hoặc Ketoconazol làm tăng nồng độ Fexofenadine trong huyết tương do làm tăng hấp thu và giảm thải trừ thuốc Telfor 60, tuy nhiên tương tác này không có ý nghĩa trên lâm sàng.
  • Thuốc kháng acid có chứa gel nhôm hydroxyd và magnesi hydroxyd có thể làm giảm sinh khả dụng của thuốc Telfor 60 do gắn kết thuốc ở đường tiêu hóa vì vậy nên uống thuốc này cách thuốc Telfor 60 ít nhất 2 giờ.
  • Nước ép bưởi làm giảm sự hấp thu của thuốc Telfor 60, từ đó làm giảm hiệu quả của thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe