Công dụng thuốc Sharolev

Thuốc Sharolev được bác sĩ kê đơn trong điều trị nhiễm trùng nhẹ, trung bình và nặng ở người lớn trên 18 tuổi như viêm xoang cấp tính, viêm phổi, nhiễm trùng da và cấu trúc da... Tìm hiểu một số thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng Sharolev sẽ giúp người bệnh dùng thuốc an toàn và hiệu quả.

1. Sharolev là thuốc gì?

Sharolev thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và nấm. Được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Quy cách đóng gói: Hộp 1 vỉ x 10 viên.

Thành phần chính trong thuốc là Levofloxacin hemihydrate, một fluoroquinolone kháng khuẩn tổng hợp dùng bằng đường uống và đường tĩnh mạch. Là một tác nhân kháng khuẩn Fluoroquinolone, Levofloxacin hemihydrate ức chế sự tổng hợp ADN vi khuẩn bằng cách tác động trên phức hợp gyrase và topoiso-merase IV ADN. Levofloxacin hemihydrate có tính diệt khuẩn cao in vitro. Phổ tác dụng bao gồm nhiều vi khuẩn Gram dương và Gram âm như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, kể cả phế cầu khuẩn, vi khuẩn đường ruột, vi khuẩn Gram âm không lên men, Haemophilus influenzae và các vi khuẩn không điển hình.

Levofloxacin hemihydrate thường không có đề kháng chéo giữa Levofloxacin và các loại thuốc kháng khuẩn khác. Trường hợp bị nhiễm khuẩn bệnh viện do Pseudomonas aeruginosa thì cần dùng liệu pháp phối hợp.

2. Chỉ định dùng thuốc Sharolev

Thuốc Sharolev được bác sĩ kê đơn trong điều trị nhiễm trùng nhẹ, trung bình và nặng ở người lớn trên 18 tuổi như:

3. Liều lượng, cách dùng thuốc Sharolev

Liều Sharolev tham khảo cho người lớn:

  • Điều trị viêm xoang cấp: Dùng liều Sharolev 500mg/ ngày trong 10 - 14 ngày.
  • Điều trị đợt kịch phát viêm phế quản mạn: Dùng liều Sharolev 250 - 500mg/ ngày trong 7 - 10 ngày.
  • Điều trị viêm phổi mắc phải trong cộng đồng: Dùng liều Sharolev 500mg, ngày 1 - 2 lần trong 7 - 14 ngày.
  • Điều trị nhiễm khuẩn đường tiểu có biến chứng kể cả viêm thận - bể thận: Dùng liều Sharolev 250mg/ ngày trong 7 - 10 ngày.
  • Điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm: Dùng liều Sharolev 500mg, ngày 1 - 2 lần, điều trị trong 7 - 14 ngày.

Liều Sharolev cho người bệnh bị suy thận (ClCr < 50mL/ phút) cần giảm theo chỉ định của bác sĩ.

Liều thuốc Sharolev trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều Sharolev cụ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều Sharolev phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ.

4. Tác dụng phụ thuốc Sharolev

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Sharolev như:

  • Tác dụng phụ có thể gặp: Buồn nôn và nôn, tiêu chảy, vị giác thay đổi, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, chóng mặt.
  • Tác dụng phụ hiếm: Nhạy cảm với ánh nắng, đau và sưng khớp/ cơ/ gân, đau bụng, thay đổi thị giác, phản ứng dị ứng.
  • Tác dụng phụ rất hiếm: Xuất hiện cơn động kinh, rối loạn tinh thần, đau ngực, rối loạn nhịp tim, bồn chồn và lo âu, thay đổi lượng nước tiểu, vàng mắt/ da, bội nhiễm khi dùng Sharolev kéo dài.

Nếu xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Sharolev thì người bệnh cần thông báo với bác sĩ/ dược sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời.

5. Lưu ý khi dùng thuốc Sharolev

Chống chỉ định thuốc Sharolev:

  • Trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú tránh dùng Sharolev.
  • Người bệnh quá mẫn với thành phần thuốc và nhóm Quinolon.

Tương tác với các thuốc khác:

  • Để tránh xảy ra các tương tác không mong muốn khi sử dụng Sharolev, người bệnh hãy thông báo với bác sĩ/ dược sĩ tất cả những loại thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin... đang dùng.

Những thông tin cơ bản về thuốc Sharolev trong bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì đây là thuốc kê đơn nên người bệnh không tự ý sử dụng, mà cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để có đơn kê phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe