Công dụng thuốc Lecifex 500

Thuốc Lecifex 500 có chứa thành phần chính là Levofloxacin, được bác sĩ chỉ định điều trị trong một số bệnh lý nhiễm trùng. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

1. Lecifex 500 là thuốc gì?

Thuốc Lecifex 500 có chứa thành phần Levofloxacin và được đóng gói dưới dạng viên nén bao phim. Đây là một loại thuốc điều trị các bệnh lý nhiễm trùng khá phổ biến.

2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Lecifex 500

2.1. Chỉ định

Thuốc Lecifex 500 được chỉ định trong các trường hợp bệnh lý sau đây:

2.2 Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng thuốc Lecifex 500 trong trường hợp: Người bệnh quá mẫn với thành phần thuốc, kháng sinh nhóm quinolon.

Thông thường, nếu người bệnh bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc thì sẽ không được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc. Những trường hợp khác sẽ được quy định trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc các đơn thuốc mà bác sĩ kê đơn chỉ định. Theo đó, những chống chỉ định thuốc Lecifex 500 phải được hiểu là những chống chỉ định tuyệt đối, có nghĩa là không vì lý do nào đó mà trường hợp chống chỉ định có thể linh động được sử dụng thuốc.

3. Liều dùng và cách dùng và cách dùng thuốc Lecifex 500

Thuốc Lecifex 500 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim nên thuốc được dùng bằng đường uống. Liều dùng Lecifex 500 có thể tham khảo như sau:

Liều dùng Lecifex 500 cho người lớn:

  • Viêm xoang cấp: Liều dùng 500 mg/ngày x 10 - 14 ngày.
  • Ðợt kịch phát viêm phế quản mạn: Liều dùng 250 - 500 mg/ngày x 7 - 10 ngày.
  • Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng: Liều dùng 500 mg, ngày 1 - 2 lần x 7 - 14 ngày.
  • Nhiễm khuẩn đường tiểu có biến chứng kể cả viêm thận - bể thận: Liều dùng 250 mg/ngày x 7 - 10 ngày.
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm: Liều dùng 500 mg, ngày 1 - 2 lần x 7 - 14 ngày.

Với bệnh nhân suy thận, cần điều chỉnh liều lượng dựa trên độ thanh thải creatinin để tránh gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe nói chung và thận nói riêng.

Cần lưu ý: Liều lượng thuốc Lecifex 500 trên chỉ mang tính chất tham khảo. Theo đó, người bệnh cần áp dụng liều dụng được ghi trên giấy hướng dẫn sử dụng hoặc sử dụng theo liều lượng khuyến cáo của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không tự ý tính toán, áp dụng hoặc thay đổi liều dùng để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn.

4. Quá liều, quên liều Lecifex 500 xử trí như thế nào?

  • Quá liều: Người bệnh cần sử dụng thuốc Lecifex 500 theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ đã chỉ định. Khi dùng quá liều thuốc Lecifex 500 và xuất hiện các triệu chứng bất thường thì người bệnh cần dừng uống, đồng thời báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ để được xử trí kịp thời, tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Quên liều: Nếu người bệnh quên sử dụng một liều thuốc Lecifex 500 thì cần sử dụng ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian quên đã quá xa với thời điểm uống thì bạn hãy bỏ qua liều quên đó và uống liều kế tiếp như bình thường. Tuyệt đối không uống gấp đôi liều thuốc Lecifex 500 để bù lại.

5. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Lecifex 500

Khi sử dụng thuốc khi dùng Lecifex 500, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ sau đây:

Một số tác dụng phụ hiếm gặp có thể xảy ra như: Nhạy cảm ánh nắng, sưng khớp đau bụng, phản ứng dị ứng.

Một số tác dụng phụ rất hiếm gặp như: Động kinh, rối loạn tinh thần, đau ngực, rối loạn nhịp tim, lo âu, lo lắng, thay đổi lượng nước tiểu.

Thông thường, những tác dụng phụ này sẽ mất đi khi người bệnh ngừng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu người bệnh thấy có các tác dụng phụ khác chưa được liệt kê ở trên thì hãy thông báo ngay cho bác sĩ để được thăm khám và tư vấn xử trí hiệu quả.

6. Thận trọng và lưu ý khi dùng thuốc Lecifex 500

Trong quá trình sử dụng thuốc Lecifex 500, những đối tượng cần hết sức thận trọng, đó là:

  • Người bệnh có tiền sử bệnh động kinh, rối loạn hệ thần kinh trung ương, suy gan, thận, người bệnh nhược cơ, thiếu hụt glucose–6–phosphat dehydrogenase, người cao tuổi.
  • Bệnh nhân suy thận cần phải điều chỉnh liều lượng dùng thuốc dựa vào độ thanh thải creatinin.
  • Thuốc Lecifex 500 có thể gây ra tác dụng phụ chóng mặt. Vì vậy, người bệnh sử dụng thận trọng khi đang lái xe hoặc vận hành máy móc.
  • Phụ nữ mang thai: Thai phụ cần cân nhắc và hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn trước khi dùng thuốc Lecifex 500. Dù các nghiên cứu chưa thấy có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi nhưng trong quá trình sử dụng vẫn có thể gặp các nguy cơ, tác dụng phụ không mong muốn.
  • Phụ nữ cho con bú: Người mẹ cần cân nhắc thật kỹ giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thuốc cho cả mẹ và bé. Bạn không nên tự ý dùng thuốc Lecifex 500 khi chưa đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hay không áp dụng thông tin mà bác sĩ tư vấn.

7. Tương tác thuốc Lecifex 500

Khi sử dụng thuốc Lecifex 500 cùng với các loại thuốc khác có thể làm thay đổi khả năng hấp thu, hoạt động của thuốc khác, thậm chí có thể gây ra các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc có thể xảy ra, người bệnh cần thông báo với bác sĩ về các loại thuốc, thảo dược cho bác sĩ được biết.

Một số tương tác có thể xảy ra khi dùng thuốc Lecifex 500 bao gồm:

  • Chế phẩm chứa sắt và sucralfat, thuốc kháng axit chứa nhôm và magnesi có thể làm giảm hấp thu levofloxacin
  • Probenecid có thể ngăn cản sự bài tiết levofloxacin
  • Thuốc kháng viêm không steroid làm tăng tác dụng phụ xảy ra của levofloxacin
  • Levofloxacin làm tăng nồng độ theophyllin ở trong huyết thanh
  • Levofloxacin làm tăng tác dụng chống đông máu của thuốc warfarin
  • Gia tăng creatinin huyết thanh khi sử dụng đồng thời với cyclosporin

Để đảm bảo chất lượng thuốc Lecifex 500 tốt nhất, trước khi sử dụng, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc ghi trên bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng. Để thuốc Lecifex 500 tránh xa tầm tay của trẻ em và các vật nuôi trong gia đình.

Tóm lại, thuốc Lecifex 500 có chứa thành phần chính là Levofloxacin, được bác sĩ chỉ định điều trị trong một số bệnh lý nhiễm trùng. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe