Thuốc Sepratis có chứa hợp chất Ciprofloxacin được bào chế ở dạng viên bao phim. Thuốc Sepratis được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn tai mũi họng, hô hấp, thận, đường tiết niệu, tiêu hoá...Trong quá trình sử dụng thuốc Sepratis có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như chán ăn, tiêu chảy, ợ nóng... Vì vậy trước khi sử dụng thuốc Sepratis, người bệnh cần tìm hiểu kỹ lưỡng và tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
1. Cơ chế tác dụng của thuốc Sepratis
Sepratis là thuốc gì? Hoạt chất chính của thuốc Sepratis có bao gồm Ciprofloxacin thuộc nhóm quinolon có tác dụng ức chế men graw inhibitors của vi khuẩn.
Khi thuốc Sepratis đi vào cơ thể được hấp thu nhanh và dễ dàng ở ống tiêu hoá. Thức ăn hoặc các thuốc chống toan hấp thu thuốc chậm lại nhưng không ảnh hưởng nhiều. Sinh khả dụng của thuốc Sepratis khoảng 70 đến 80%.
Thuốc Sepratis có nồng độ phân bố tối đa trong máu sau khi sử dụng từ 60 đến 90 phút, đặc biệt nồng độ cao tại những vị trí nhiễm trùng. Thời gian bán huỷ từ 3 đến 5 giờ, và chỉ cần sử dụng thuốc ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều tối.
2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Sepratis
Thuốc Sepratis được chỉ định sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp, tai mũi họng, thận hoặc đường niệu, sinh dục tiêu hoá, ống mật, các vấn đề liên quan đến xương khớp, nhiễm trùng máu, viêm màng não, viêm phúc mạc, nhiễm trùng mắt...
Tuy nhiên, thuốc Sepratis cũng chống chỉ định với một số trường hợp có phản ứng quá mẫn với các thành phần của thuốc hoặc nhóm quinolon, phụ nữ đang mang thai và nuôi con bú, nhóm đối tượng trẻ nhỏ, trường hợp người bệnh động kinh, hoặc có tiền sử đứt gân và viêm gân...
3. Liều lượng và cách sử dụng của thuốc Sepratis
Thuốc Sepratis được sử dụng cho người lớn trong điều trị:
- Nhiễm khuẩn ở mức độ từ nhẹ đến trung bình được khuyến cáo sử dụng thuốc Sepratis với liều lượng từ 250 đến 500 mg và sử dụng ngày hai lần
- Nhiễm khuẩn ở mức độ nặng có biến chứng sẽ được khuyến cáo sử dụng thuốc Sepratis với hàm lượng 750mg một lần và sử dụng ngày hai lần. Với liều điều trị này sẽ kéo dài từ 5 đến 10 ngày.
- Trường hợp suy thận có hàm lượng CICr từ 30 đến 50ml/phút thì sử dụng thuốc Sepratis với liều lượng từ 200 đến 500 mg trong vòng 12 giờ,
- Với trường hợp suy thận CICr từ 5 đến 29ml/phút thì hàm lượng thuốc sử dụng từ 250 đến 500 mg trong vòng 18 giờ
- Với trường hợp lọc thận thì liều lượng sử dụng thuốc Sepratis khoảng 250 đến 500 mg trong 24 giờ.
Cần lưu ý: Liều điều trị khuyến cáo ở trên cho thuốc Sepratis chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Sepratis, người bệnh cần được chỉ định của bác sĩ.
Nếu người bệnh sử dụng thuốc Sepratis quên liều hãy sử dụng liều quên khi nhớ ra vào lúc sớm nhất. Tuy nhiên, khoảng cách giữa liều Sepratis quên và liều tiếp theo quá gần nhau thì hãy bỏ qua liều quên. Người bệnh không nên sử dụng gấp đôi liều thuốc Sepratis, vì có thể gây ra tình trạng quá liều thuốc. Để khắc phục tình trạng bỏ lỡ liều sử dụng thuốc Sepratis người bệnh có thể thực hiện đặt chuông báo thức hoặc nhờ người nhà nhắc nhở.
Trong trường hợp người bệnh vô tình sử dụng thuốc Sepratis quá liều so với quy định và xuất hiện một số dấu hiệu của không mong muốn như đau bụng, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, hạ huyết áp, khó thở, buồn ngủ, ngứa....thì cần đưa người bệnh đến gặp bác sĩ ngay.
4. Tác dụng phụ không mong muốn và một số lưu ý khi sử dụng thuốc Sepratis
Thuốc Sepratis có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp thì thuốc Sepratis có thể xảy ra ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.
Một số tác dụng phụ thường gặp do Sepratis gây ra bao gồm: chán ăn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá, ợ chua, nôn, đau bụng, trướng bụng, chóng mặt, nhức đầu, tăng BUN, creatinin, tăng men gan...Những tác dụng phụ này có thể xảy ra lúc bắt đầu điều trị hoặc sau khi tăng liều lượng thuốc sử dụng. Thông thường những phản ứng này có thể thoáng qua hoặc giảm dần theo thời gian.
Tuy nhiên, với một số trường hợp thì thuốc Sepratis có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn nghiêm trọng với các phản ứng hiếm gặp. Những phản ứng này có thể xuất hiện chỉ sau vài phút khi sử dụng thuốc Sepratis hoặc có thể lâu hơn trong vòng một vài ngày. Khi xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng như: viêm miệng, sốc, nhạy cảm với ánh sáng, phù, ban đỏ, suy thận cấp, vàng da, thay đổi huyết học, viêm kết tràng giả mạc, đau khớp, đau cơ... thì người bệnh nên ngừng sử dụng thuốc Sepratis và cần được hỗ trợ y tế ngay lập tức.
Mặc dù đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc Sepratis nhưng nếu người bệnh cảm thấy các dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị thì cần báo ngay cho bác sĩ hoặc cán bộ y tế.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Sepratis:
- Do thuốc Sepratis có thể gây ra tình trạng hoa mắt chóng mặt nên cần thận trọng sử dụng thuốc cho những người thực hiện lái xe hoặc vận hành máy móc. Vì cần phải đảm bảo tỉnh táo an toàn trong quá trình thực hiện,
- Những trường hợp có tiền sử động kinh hoặc rối loạn thần kinh trung ương hoặc suy giảm chức năng gan nên thận trọng khi sử dụng thuốc Sepratis
- Thuốc Sepratis cần uống theo kháng sinh đồ để tránh tình trạng kháng thuốc xảy ra,
- Với trẻ em đặc biệt trẻ em đang ở giai đoạn phát triển thì nên thận trọng và hạn chế sử dụng thuốc. Bởi vì thuốc Sepratis có thể gây thoái hoá sụn khớp của trẻ.
Thuốc Sepratis có chứa hợp chất Ciprofloxacin được bào chế ở dạng viên bao phim. Thuốc Sepratis được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn tai mũi họng, hô hấp, thận, đường tiết niệu, tiêu hoá... Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.
Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.