Công dụng thuốc Sanbeproanes

Thuốc Sanbeproanes là thuốc kê đơn bởi bác sĩ được chỉ định để gây mê tĩnh mạch. Thuốc Sanbeproanes bào chế dưới dạng nhũ tương tiêm. Quy cách đóng gói là thuốc được đóng gói ở dạng hộp 5 ống x 20 ml.

1. Thuốc Sanbeproanes là thuốc gì?

Thuốc Sanbeproanes có thành phần chính là hoạt chất Propofol với hàm lượng là 200mg/20ml, là thuốc kê đơn bởi bác sĩ. Đây là loại thuốc gây tê, gây mê được chỉ định để gây mê tĩnh mạch. Thuốc Sanbeproanes bào chế dưới dạng nhũ tương tiêm. Quy cách đóng gói là thuốc được đóng gói ở dạng hộp 5 ống x 20 ml.

2. Thuốc Sanbeproanes công dụng điều trị bệnh gì?

Thuốc Sanbeproanesthuốc gây mê theo đường tĩnh mạch tác dụng trong thời gian ngắn thích hợp cho:

  • Dẫn mê và duy trì mê ở người lớn và trẻ em trên 3 tuổi.
  • An thần gây ngủ cho các phẫu thuật và thủ thuật chẩn đoán, dùng riêng, lẻ hoặc kết hợp với các thuốc gây mê tại chỗ hoặc gây tê vùng ở người lớn và trẻ em có độ tuổi trên 16 tuổi. Propofol 1% cũng có thể được sử dụng để gây ngủ đối với người trên 16 tuổi đang được thông khí hỗ trợ trong đơn vị săn sóc đặc biệt.
  • Sử dụng để khởi mê hay dùng duy trì mê.
  • Sử dụng thuốc trong quá trình đặt nội khí quản đối với những người thở máy khoa săn sóc đặc biệt nhằm mục đích an thần.

3. Cách dùng và liều dùng của thuốc Sanbeproanes

3.1. Cách sử dụng thuốc Sanbeproanes

Thuốc Sanbeproanes được chỉ định sử dụng theo đường tiêm.

3.2. Đối tượng sử dụng:

Chỉ được sử dụng thuốc Sanbeproanes khi có chỉ định của bác sĩ điều trị bệnh.

3.3. Liều dùng của thuốc Sanbeproanes

Liều dùng với tác dụng an thần đối với người lớn: nên giới hạn dùng thuốc trong 3 ngày, 0,3 – 4 mg/kg/giờ, không nên dùng ở trẻ mục đích an thần.

Đối với người lớn: Ở người không có tiền mê và người đã có tiền mê, nên điều chỉnh hoạt chất Propofol theo đáp ứng của từng người cụ thể cho đến khi bệnh nhân có dấu hiệu bắt đầu mê.

  • Đa số người lớn dưới 55 tuổi cần 1,5-2,5mg Propofol/kg. Có thể giảm tổng liều bằng cách giảm tốc độ tiêm truyền từ 2ml đến 5ml/ phút tương đương 20mg đến 30mg/phút.
  • Trẻ em trên 5 tuổi, nhu cầu thường ít hơn.
  • Đối với những người cao tuổi: Ở những người cao tuổi, liều yêu cầu để dẫn mê bằng Propofol được giảm bớt. Khi giảm liều, nên xem xét đến tình trạng thể chất và tuổi tác của từng người Nên truyền liều đã giảm này ở tốc độ chậm hơn và điều chỉnh liều theo đáp ứng.

Đối với trẻ em: Hoạt chất Propofol không sử dụng để dẫn mê đối với trẻ em dưới 3 tuổi. Khi sử dụng thuốc để dẫn mê đối với trẻ em, Propofol cần được sử dụng chậm cho đến lúc có dấu hiệu lâm sàng của tình trạng bắt đầu mê. Đa số trẻ em trên 8 tuổi có thể cần khoảng 2,5mg Propofol/kg để dẫn mê.

4. Trường hợp quá/ quên liều thuốc Sanbeproanes

Trường hợp quá liều thuốc: Tình trạng quá liều thuốc Sanbeproanes nguyên nhân do tai biến có thể gây suy hô hấp tuần hoàn. Bác sĩ điều trị sẽ chỉ định xử trí tình trạng suy hô hấp bằng phương pháp thông khí nhân tạo với oxy. Khi người bệnh bị suy tuần hoàn, cần cho người bệnh nằm tư thế đầu thấp và bù thể tích tuần hoàn và sử dụng các loại thuốc vận mạch nếu tình trạng trở nên trầm trọng.

Trường hợp quên liều: Thông tin về cách xử lý khi quên liều thuốc Sanbeproanes đang được cập nhật.

5. Tác dụng không mong muốn của thuốc Sanbeproanes

Dẫn mê bằng Propofol 1% thường nhẹ nhàng với ít biểu hiện kích thích. Các tác dụng ngoại ý được ghi nhận thường nhất là các phản ứng dược lý của nhóm thuốc gây mê có thể dự đoán trước, như hạ huyết áp. Do bản chất của thủ thuật gây mê và tình trạng người bệnh đang được chăm sóc đặc biệt, các biến cố được ghi nhận liên quan đến thủ thuật gây mê và chăm sóc đặc biệt cũng có thế liên quan đến thủ thuật thực hiện hoặc tình trạng bệnh của từng người cụ thể.

Tác dụng không mong muốn rất thường gặp là các rối loạn toàn thân và tình trạng tại vị trí tiêm truyền: Đau tại chỗ khi dẫn mê.

Tác dụng không mong muốn thường gặp với tần suất > 1/100, < 1/10)

  • Rối loạn mạch máu: gây ra hạ huyết áp
  • Rối loạn nhịp tim: Chậm nhịp tim
  • Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: dấu hiệu ngưng thở thoáng qua khi dẫn mê.
  • Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn và nôn mửa trong giai đoạn hồi phục.
  • Rối loạn hệ thần kinh: đau nhức đầu trong giai đoạn hồi phục.
  • Các rối loạn toàn thân và tình trạng tại chỗ tiêm: triệu chứng ngưng thuốc đối với trẻ em.
  • Rối loạn mạch máu: đỏ bừng mặt đối với trẻ em.

Tác dụng không mong muốn ít gặp với tần suất > 1/1000, < 1/100

  • Rối loạn mạch máu: nguy cơ huyết khối và viêm tĩnh mạch.

Tác dụng không mong muốn hiếm gặp với > 1⁄10 000, < 1⁄1000

  • Đối với hệ thần kinh: các cử động dạng động kinh, kể cả co giật và ưỡn cong người trong khi dẫn mê, duy trì và hồi phục.

Bạn cần chủ động thông báo cho bác sĩ điều trị những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Sanbeproanes.

6. Một số chú ý khi sử dụng thuốc Sanbeproanes

6.1. Chống chỉ định của thuốc Sanbeproanes

  • Chống chỉ định sử dụng thuốc Sanbeproanes đối với những người đã biết là dị ứng với Propofol 1% hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Chống chỉ định để khởi mê và duy trì mê ở trẻ em dưới 3 tuổi.
  • Chống chỉ định an thần gây ngủ cho trẻ dưới 16 tuổi.

6.2. Khuyến cáo khi sử dụng thuốc Sanbeproanes

  • Phải vô trùng tuyệt đối khi tiêm. Thận trọng với những người bị suy nhược cơ thể, người già, người bị tổn thương tim, phổi, thận hay gan, giảm lưu lượng máu, động kinh, người bệnh có sự phụ thuộc vào thuốc, có nhạy cảm với thuốc, người có bị rối loạn chuyển hóa mỡ, người đang được truyền tĩnh mạch các dung dịch lipid khác.
  • Nếu cần thêm thông tin về thuốc bạn vui lòng hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị bệnh.
  • Bạn cần chủ động thông báo cho bác sĩ điều trị tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

6.3. Sử dụng thuốc Sanbeproanes ở phụ nữ có thai và cho con bú

  • Sử dụng thuốc Sanbeproanes với thời kỳ mang thai: Hoạt chất Propofol 1% không nên dùng trong thai kỳ. Tuy nhiên, hoạt chất Propofol 1% đã từng được dùng khi chấm dứt thai kỳ trong 3 tháng đầu.
  • Sử dụng thuốc Sanbeproanes với thời kỳ cho con bú: Sự an toàn của trẻ sơ sinh chưa được xác định khi người mẹ cho con bú sử dụng hoạt chất Propofol 1%.
  • Ảnh hưởng của thuốc Sanbeproanes đến khả năng lái xe và vận hành máy móc: Thông tin về ảnh hưởng của thuốc đến khả năng lái xe và vận hành máy móc đang được cập nhật.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Sanbeproanes, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Sanbeproanes để điều trị bệnh tại nhà, vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn đến sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe